Bạn trẻ Việt nói gì về clip “ăn hamburger bằng đũa” của Burger King?
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với các bạn trẻ và ghi nhận khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều bạn trẻ cho rằng đoạn clip quảng cáo này khá bình thường, chỉ cho vui nhưng một số khác lại cảm thấy “bị xúc phạm” văn hóa truyền thống.
Gần đây, Burger King – hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng đã bị chỉ trích khi đăng clip ăn hamburger bằng đũa “kiểu Việt Nam”. Sự việc bắt đầu khi tài khoản instagram của Burger King New Zealand đăng tải đoạn clip với hình ảnh người mẫu quảng cáo sử dụng một đôi đũa lớn gắp hamburger lên ăn. Đoạn video ngay lập tức tạo nên một làn sóng phản đối lớn trên MXH khi nhiều người cho rằng Burger King đang có ý châm biếm cách dùng đũa của một số nước Châu Á.
Giống như vụ resort Aroma, nhiều cư dân mạng đã đồng loạt rate 1 sao và để lại bình luận “ném đá” cho fanpage của Burger King. Vậy còn trên thực tế, giới trẻ nghĩ gì về đoạn clip này của Burger King?
Quan điểm của các bạn trẻ về việc đoạn clip đang gây tranh cãi của Burger King
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với các bạn trẻ và ghi nhận khá nhiều ý kiến trái chiều. Một số bạn trẻ cho rằng đoạn clip này khá bình thường, không cố ý châm biếm gì và việc nói Burger King “phân biệt chủng tộc” chỉ là do một số người tự suy nghĩ ra mà thôi. Một số ý kiến cũng cho rằng đoạn clip chỉ mang tính vui vẻ và hài hước chứ không có tính xúc phạm.
“Đối với mình thì nó bình thường, chắc người ta không cố tình làm việc đấy, có khi là mình tự suy nghĩ ra”, “Mình thấy nó khá là buồn cười, không có tính xúc phạm, chỉ là buồn cười thôi” là một vài ý kiến chúng tôi ghi nhận được.
“Nếu nó chỉ là để cho vui, fun fun thôi thì mình thấy cũng không có gì!” – Một nữ nhân viên văn phòng chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiều người lại đưa ra quan điểm khắt khe hơn. Có người nhấn mạnh rằng việc ăn đũa là một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của Việt Nam và các nước Á Đông nói chung. Việc một thương hiệu lớn như Burger King lại truyền đạt nó theo cách thiếu tế nhị là điều không nên.
Một bạn nữ cho biết: “Mình cảm thấy rất là buồn, vì người ta lấy phong tục Việt Nam ra chế giễu và xem nó không ra gì”. Một người khác đưa ra ý kiến đồng tình, cảm thấy có một chút xúc phạm vì “ đũa là nét văn hoá của người Việt Nam và người Á Đông nói chung”.
Hành động ăn hamburger bằng đũa gây tranh cãi trong clip của Burger King
Trước câu hỏi bạn sẽ làm gì với thương hiệu này sau sự cố trên, phần đông không có thái độ gay gắt hay thể hiện ý định tẩy chay, ném đá. “Đây sẽ là một bài học để họ rút ra để phát triển thương hiệu tốt hơn”.
Ngày 9/4, clip này đã được gỡ bỏ khỏi tài khoản Instagram, Twitter cũng như Facebook của hãng, mặc dù món ăn này vẫn có trên website của hãng. Người phát ngôn của Burger King nói với CNN rằng công ty đã yêu cầu đại diện nhượng quyền tại New Zealand gỡ bỏ quảng cáo ngay lập tức.
“Quảng cáo này thiếu nhạy cảm và nó không phản ánh giá trị thương hiệu của chúng tôi vốn chú trọng vào sự đa dạng”.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về sự việc này?
Theo Helino
Burger King phải xin lỗi và gỡ quảng cáo chế giễu văn hoá ẩm thực Việt Nam
Burger King phải xin lỗi và gỡ bỏ quảng cáo được cho là chế giễu văn hoá ẩm thực Việt Nam khi xuất hiện những người phương Tây vật lộn ăn bánh kẹp bằng đũa.
Burger King đã bị buộc phải xóa một quảng cáo thiếu nhạy cảm về văn hóa, trong đó mô tả một người phương Tây đang vật lộn để ăn một chiếc bánh kẹp (burger) bằng đũa. Đây là thương hiệu phương Tây mới nhất bị buộc tội chế giễu phong tục ẩm thực của châu Á.
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng sau khi một quảng cáo được đăng lên tài khoản Instagram của Burger King New Zealand, mô tả một người phương Tây đang cố gắng ăn món "Vietnamese Sweet Chilli Tendercrisp Burger" mới (bánh mì kẹp ớt ngọt kiểu Việt Nam), với đôi đũa màu đỏ khổng lồ.
Đi kèm video là dòng chú thích: "Hãy tận hưởng vị giác của bạn khi đến thành phố Hồ Chí Minh."
(Ảnh chụp màn hình)
Bài đăng sau đó đã bị xóa sau khi có bài viết lên án quảng cáo là xúc phạm và thiếu nhạy cảm về mặt văn hóa, thu hút hơn 2,7 triệu lượt xem và dẫn đến sự chỉ trích rằng Burger King đang chế nhạo đũa và phong tục châu Á.
"Ôi trời cây đũa thật là vui nhộn quá", tài khoản Mo Carey, người New Zealand mỉa mai, một trong những người đầu tiên lên tiếng về quảng cáo này.
Cô nói thêm: "Tôi phát bệnh với phân biệt chủng tộc. Dù là bất kỳ loại nào. Loại lấy các nền văn hóa khác ra làm trò cười hoặc loại bắn và giết những người đang cầu nguyện yên bình trong nơi cầu nguyện của họ. Hãy nói không với mọi biểu hiện của nó."
"Chúng tôi đã yêu cầu bên nhượng quyền ở New Zealand loại bỏ quảng cáo ngay lập tức", Burger King nói trong một tuyên bố tối 8/4. Chuỗi thức ăn đã xin lỗi, thừa nhận quảng cáo là "thiếu nhạy cảm và không phản ánh giá trị thương hiệu của chúng tôi về sự đa dạng và cởi mở".
Burger King không phải là công ty phương Tây đầu tiên bị buộc tội chế giễu và tầm thường hóa văn hóa của các nước châu Á trong các sản phẩm tiếp thị. Năm 2018, thương hiệu thời trang Ý Dolce & Gabbana đã bị buộc tội phân biệt ch ủng tộc và quy chụp định kiến về văn hóa sau khi họ công bố một video trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo, cho thấy một người mẫu Trung Quốc dùng đũa để ăn pizza, cannoli và mì spaghetti.
Phản ứng dữ dội ở Trung Quốc quá lớn đến nỗi một số trang web và cửa hàng Trung Quốc đã ngừng bán sản phẩm của Dolce & Gabbana. Quảng cáo gây khó chịu có thể gây tổn hại không kém cho sự hiện diện của Burger King tại Châu Á.
Trong khi chuỗi thức ăn nhanh này không đạt được sức hút ở Việt Nam, chuỗi khá phổ biến trong khu vực khi là chuỗi thức ăn lớn nhất của Mỹ ở Malaysia và lớn thứ hai ở Thái Lan và Indonesia. Công ty có kế hoạch mở rộng tới 1.000 địa điểm mới tại Trung Quốc.
Theo vtc
Không chỉ Việt Nam, dân mạng Hàn Quốc, Trung Quốc cũng bức xúc vì quảng cáo dùng đũa ăn hamburger của Burger King Vào cuối năm ngoái, Dolce&Gabbana đã phải đối mặt với những lời chỉ trích tương tự và hứng chịu làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc. Sự việc bắt đầu khi tài khoản instagram của hãng thức ăn nhanh Burger King New Zealand đăng tải một đoạn video quảng cáo món hamburger mới mang hương vị Việt Nam với chú thích: 'Hãy tận...