Bạn trẻ Sài Gòn hướng dẫn cách mua hàng thùng mặc đẹp như gái Hàn Quốc, chỉ cần 50K/món thoải mái đồ để phối cho cả tuần
Với phương châm sống bền vững trong thời trang, tủ đồ của chị Nhã Trần hầu hết đều là hàng thùng, với món cao nhất chưa tới 200.000 đồng.
Từ khi quan tâm đến lối sống bền vững trong thời trang, tủ đồ của chị Nhã Trân (hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn) đã có thêm rất nhiều món hàng thùng từ quần áo cho tới phụ kiện.
“ Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần mua đồ đã qua sử dụng là đồng nghĩa mình hoàn toàn “vô can” với thực trạng xấu đi của môi trường. Nhưng sự thật thì lãng phí là lãng phí bất kể bạn có đang mua đồ mới hay cũ.
Điều quan trọng nhất nằm ở thói quen hay ý thức mua sắm. Vậy nên mình “yêu thương” và chọn lựa kĩ lưỡng đồ secondhand như đồ mới hay đồ hiệu vậy“, chị Nhã Trân cho biết.
Chị Nhã Trân.
Trước khi mua sắm, chị Nhã Trân sẽ xác định mình cần mua gì. Ví dụ bản thân đang muốn mua blazer thì chị sẽ ưu tiên ghé nơi chuyên bán blazer ở chợ Hoàng Hoa Thám. Sau đó mới dạo quanh xem có món nào đẹp, lạ nữa không. Tập trung vào món đồ mình cần, trước khi mua những món đồ mình thích. Số lượng đồ mua cũng phải nằm trong mức dự tính với chi phí cụ thể.
Về phong cách, chị Nhã Trân thường chọn món cơ bản nhưng lạ và có điểm nhấn. Vì tuổi thọ sử dụng sẽ cao và không sợ lỗi mốt. Tính cơ bản cũng giúp chị phối được nhiều món còn lại trong tủ đồ. Điểm lạ mắt sẽ nằm ở màu sắc, chi tiết nhỏ sẽ giúp chị tạo phong cách cá nhân mà các món đồ mới bây giờ không có được.
(Hình minh họa).
“ Đó có thể là áo blouse với chất liệu mỏng mát, nhấn ở họa tiết hoa mềm mại; đôi khi là chiếc áo kiểu màu đỏ hồng cho những ngày lười biếng nhưng vẫn muốn nổi bật, hoặc áo sơ mi tay ngắn, chất liệu tựa như vải bố mà mình yêu thích mỗi dịp hè….
Các bạn có thể chọn quần áo hàng thùng dựa trên tem mác của sản phẩm. Những món đồ mình chọn đều có mác ghi made in Korea hay made in Japan, những món này thường có màu lạ và hay hay, từ tone màu nổi bật đến màu lơ ngọt ngào; form dáng đơn giản nhưng tinh tế.
Chưa kể thẩm mỹ của các brand từ Hàn Quốc và Nhật cũng đáng tin tưởng hơn“, chị Nhã Trân chia sẻ về các phong cách mặc chị em có thể tham khảo khi mua.
Phong cách chọn đồ của chị Nhã Trân nhắm vào tính đơn giản, nhưng lạ và có điểm nhấn. Vì giá bán rẻ, tuổi thọ sử dụng sẽ cao và không sợ lỗi mốt.
Còn với trường hợp mua online, hàng thùng dễ hết nhanh vì đồ độc lạ chỉ có 1 chiếc. Thế nên chị phải cài thông báo khi shop đăng bài để đến đúng giờ thì “chiến” thôi. Tuy nhiên, chị Nhã Trân cũng khuyên mọi người không nên mua qua livestream, mỗi món đồ được lên tầm vài giây, quyết định vội dễ lầm mà chậm quá thì có người “chốt đơn” ngay.
Chia sẻ chiến tích với tủ đồ đậm chất Hàn Quốc của mình, chị Nhã Trân khá hào hứng vì những món đồ đều có giá “hạt dẻ”. Đa số các món hàng thùng được mua với giá từ 50K tới dưới 200k/món, có thể là ở chợ Hoàng Hoa Thám hoặc 1 vài shop trên mạng. Items kiểu đơn giản, chất liệu mỏng đẹp, màu ngọt hoặc nổi bật.
Video đang HOT
(Hình minh họa).
“ Nếu đi chợ chọn đồ, các bạn nên cẩn thận ở khâu chất liệu áo/quần nhất, có đẹp cỡ nào mà ngứa ngáy, cứng đơ là khước từ liền. Mới nhắm mà mình lười ủi thì đừng có chép miệng khuân về 10 cái áo giá rẻ chỉ từ 20K, xong nhận ra ngán ủi rồi cất sâu vào ngăn tủ và kí ức nha mọi người. Như vậy vừa lãng phí tiền bạc mà lại lãng phí cả quần áo nữa“, chị Nhã Trân chia sẻ.
Một tips nữa dành cho mọi người là hãy kiếm cho mình chỗ mua hàng thùng “ruột”, nơi mà mình mua được nhiều đồ ở đó nhất, sau đó hãy làm thân với cô chủ. Có một “mối quen” như vậy, chủ cửa hàng rất hiểu và nhắm được món đồ mà khách quen sẽ ưa thích, cứ khi nào có kiện hàng mới thì họ sẽ báo ngay cho mình, vừa được đồ rẻ lại độc lạ mà không tốn thời gian.
Ảnh: NVCC
Con không chịu ăn rau, mẹ Sài Gòn chế biến rau, củ thành 1001 món bánh ăn dặm vừa ngon, vừa rẻ
Nhờ sự thay đổi trong cách chế biến của mẹ, con trai chị Yến rất hứng thú với những món bánh mẹ làm. Cũng nhờ cách này mà bé ăn được nhiều loại rau hơn.
Chị Nguyễn Mai Hoàng Yến (TP.HCM) chia sẻ, con trai của chị hiện được hơn 10 tháng tuổi, và chị đã bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được 5 tháng 20 ngày. Chị Yến cho con ăn dặm theo phương pháp BLW (Baby Led Weaning). Thay vì nấu bột, cháo thì chị Yến cho con ăn thức ăn thô từ sớm với các món củ quả luộc.
Chị Yến cũng có tìm hiểu để mua các loại bánh ăn dặm để đa dạng món ăn cho con. Tuy nhiên, vì thấy trong thành phần của bánh thường có trứng và muối, đường. Bé nhà chị Yến bị chàm sữa nên chị hạn chế cho con ăn trứng, muối, đường cũng không tốt cho bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, chị quyết định tìm hiểu công thức làm các món bánh cho bé trên các group mạng xã hội dành cho các mẹ và các trang uy tín.
Chị Nguyễn Mai Hoàng Yến và con trai.
Bà mẹ trẻ tâm sự ban đầu chị làm cũng hỏng nhiều, bánh không mịn, đẹp như hình các mẹ khác chia sẻ. Một số công thức như hướng dẫn trên mạng chị không áp dụng được vì không có lò nướng. Bận đi làm nên bà mẹ trẻ cũng không có thời gian để thực hiện các công đoạn như nhào bột, ủ bột...
" Mình thấy pancake và bánh chuối hấp là dễ làm và làm nhanh nhất nên mình chủ yếu làm hai loại bánh này, kết hợp với một số loại trái cây, rau củ gia đình mua ăn và tiện thể làm cho bé luôn để tiết kiệm chi phí.
Bé nhà mình được 7 tháng là mình bắt đầu làm pancake ngọt (bánh với trái cây, rau củ) cho bé ăn sáng. Buổi tối bé ăn rau củ hấp. Từ 9 tháng mình tăng lên 3 bữa, sáng bé ăn pancake mặn (bánh với trái cây, rau củ và thịt, cá), trưa ăn bánh chuối hấp (trộn với nhiều loại thay đổi như bí đỏ, mít, thanh long...) hoặc pancake ngọt từ yến mạch và trái cây. Bữa tối bé ăn cơm.
Hiện tại bé được hơn 10 tháng tuổi, bé ăn sáng với pancake mặn, trưa pancake trái cây, tối ăn cơm và ngày uống 3 cữ sữa mẹ khoảng 70-80ml/lần" - chị Yến chia sẻ.
Các món bánh chị Yến làm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt.
Con trai của chị Yến rất hứng thú với những món bánh mẹ làm. Cậu bé thường ăn khoảng 2/3 hoặc có hôm ăn hết luôn đĩa bánh. Từ khi làm bánh cho con ăn, chị Yến nhận thấy bé ít bị táo bón, do trái cây bổ bung nhiều vitamin và khoáng chất, lại có vị ngọt tự nhiên, bổ sung chất xơ. Hơn nữa, bé nhà chị Yến ăn được các loại củ, hấp, luộc nhưng lại không chịu ăn rau lá, khi làm bánh rau củ thì bé ăn được nhiều rau hơn.
Mỗi loại bánh chị Yến làm cho con mất khoảng 30 phút. Về chi phí thì cũng tuỳ từng loại bánh, gia đình chị thường mua trái cây ăn và tiện thể làm bánh cho con luôn để tiết kiệm. Trung bình mỗi món bánh chị làm không quá 20 nghìn đồng cho món bánh ngọt và 30 nghìn đồng cho món bánh mặn, có món chỉ 5 nghìn đồng.
Nhắn nhủ các mẹ đang loay hoay trong việc ăn uống của con và dự định làm bánh ăn dặm cho bé, chị Yến chia sẻ: " Làm bánh cho con không khó đâu các mẹ ạ. Chỉ cần chịu khó để ý bé thích loại trái cây nào, rau củ gì thì mình phối hợp đúng ý bé là bé sẽ thích ăn. Các bé ăn dặm kiểu BLW thì 6-7 tháng tuổi là ăn được bánh này. Còn các bé ăn dặm truyền thống thì khi nào con biết nhai là ăn được".
Trái cây, rau củ nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bé đỡ bị táo bón.
Dưới đây là công thức làm bánh ăn dặm của chị Yến cho các mẹ tham khảo:
Bánh trái cây
Nguyên liệu:
- Trái cây nghiền: Chuối, đu đủ, thanh long trắng, thanh long đỏ, xoài, bơ...
- Trái cây ép rây lấy nước: dưa hấu, lê, thanh long đỏ, cam xoàn ngọt...
- Bột gạo, bột mỳ, bột năng, yến mạch, quinoa...
Nếu làm bánh hấp: Trộn thêm bột gạo, bột năng theo tỷ lệ 1:1 vào hỗn hợp hoa quả nghiền hoặc nước ép. Thoa chút dầu dưới đáy bát. Bỏ bát vào nồi cho nước cao đến 1/3 bát, đậy nắp, buộc khăn sữa vào nắp nồi để không đọng nước. Hấp cách thuỷ trong vòng 20 phút là được.
Nếu làm pancake: Trộn thêm bột gạo với bột mỳ theo tỷ lệ 1:2 (có thể cho thêm yến mạch, quinoa để đa dạng hương vị) vào hỗn hợp hoa quả nghiền hoặc nước ép, cho thêm bột nở nếu muốn có độ phồng. Thêm nước/sữa mẹ/sữa công thức/nước trái cây nếu hỗn hợp quá đặc.
Làm nóng chảo, thêm chút xíu dầu, dùng khăn giấy lau đều dầu khắp đáy chảo, lau khô hết dầu rồi múc từng muỗng hỗn hợp bột áp chảo. Để lửa nhỏ, đợi bánh khô mặt hãy trở bánh để bánh không vỡ.
Chị Yến luôn cố gắng để làm đa dạng các món bánh cho con ăn.
Bánh với rau củ thịt cá
Nguyên liệu:
- Rau củ xay ép lấy nước, lấy thêm 1 muỗng canh bã rau củ để có chất xơ.
- Nước ép dưa leo, lê, củ cải đỏ, cà rốt, su hào, ớt chuông vàng, đỏ (cho có vị ngọt) hoặc có thể dùng nước để xay với rau dền, chùm ngây, cải kale, bó xôi, cải cầu vồng...
- Ruốc gà, cá, heo, bò... hoặc cá thịt hấp với gừng, sả, lá chanh băm nhỏ.
- Bột gạo, bột mỳ, quinoa, yến mạch... (luôn trộn bột gạo và bột mỳ tỷ lệ 1:2).
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu với nhau thành hỗn hợp. Làm nóng chảo, thêm chút xíu dầu, dùng khăn giấy lau đều dầu khắp đáy chảo, lau khô hết dầu rồi múc từng muỗng hỗn hợp bột áp chảo. Để lửa nhỏ, đợi bánh khô mặt hãy trở bánh để bánh không bị vỡ.
Lưu ý: Chị Yến thường làm khoảng 40g bột và 40g trái cây (cho bánh trái cây) hoặc 40g bột, 30g rau củ và 15-20g thịt/cá (cho bánh rau củ thịt cá). Các mẹ có thể tăng, giảm tuỳ vào khẩu phần ăn của bé nhà mình.
Với tiêu chí "nhà ăn gì, bé ăn nấy" nên chị Yến cũng tiết kiệm được chi phí làm các món bánh, chủ yếu dao động từ 20-30 nghìn đồng, có món chỉ 5 nghìn đồng.
Loại quả gắn liền với tuổi thơ của bao người nhưng đến giờ đã bị "thất truyền", muốn tìm mua ở các thành phố khó như tìm vàng Tuổi thơ dữ dội một thời ăn loại quả này rồi nhằn hạt mỏi hết cả miệng, ai còn nhớ không? Trước đây, thức quà vặt của lũ trẻ đôi khi chỉ là cây dại, quả ngọt. Mỗi khi được mẹ đi chợ mua quà, hay hái được loại cây quả ngon, lũ trẻ miệt vườn lại tíu tít rủ nhau ra một...