Bạn trẻ, giáo viên lên tiếng vụ nghi ngờ giảng viên gạ nữ sinh
“Hoạt động trong nghề giáo đã lâu, hiện tượng này tôi đã từng nghe nói, nhưng mỗi khi có những sự việc như trên xảy ra, tôi cảm thấy đáng lo ngại”.
Vấn đề đạo đức nghề giáo
Gần đây, dư luận đang xôn xao về tin nhắn được cho là của thầy giáo “gạ” sinh viên nữ. Vụ việc đang được điều tra, chưa có thông tin chính xác nhưng đã tạo ảnh hưởng không tốt tới dư luận xã hội.
Mới đây, những đoạn tin nhắn được cho là của một giảng viên đại học và sinh viên về vấn đề “qua môn” được đăng tải đã khiến nhiều người không khỏi lo ngại (Ảnh chụp màn hình).
Việc giảng viên và sinh viên trao đổi thông tin ngoài giờ học không còn xa lạ khi môi trường đại học đề cao tính chủ động và tự giác. Vấn đề đáng nói ở đây là đoạn tin nhắn được cho là của giảng viên đưa ra phương án giải quyết cho sinh viên bằng cách “dạy kèm ở khách sạn”. Chính vì thế, dư luận phản ứng khá gay gắt.
Bạn N.T.H.T đang là sinh viên năm hai của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Đây là sự việc đáng báo động về đạo đức trong xã hội nếu như có thật.
Một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, kĩ năng không chỉ trong sách vở mà còn ở xã hội cho sinh viên với mục đích là hướng đến xã hội văn minh và tốt đẹp hơn. Hành động này cho thấy sự bất ổn trong vấn đề đạo đức ở môi trường sư phạm”.
Việc cải thiện mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên đưa đến nhiều kết quả quan trọng, tích cực và lâu dài đối với sự phát triển về cả mặt học tập và xã hội. Những sinh viên có các mối quan hệ thân thiết, tích cực và khích lệ với giảng viên sẽ đạt được những thành tích học tập tốt hơn.
Thế nhưng những hành động, lời nói không trong sáng sẽ làm hoen ố, thậm chí vẩn đục môi trường giáo dục, theo ý kiến của nhiều bạn trẻ.
“Người giảng viên phải giữ được bản lĩnh, đạo đức nhân phẩm cần có của nghề giáo”, H.T tiếp tục chia sẻ.
Video đang HOT
Cần điều tra rõ và có biện pháp răn đe nếu sai phạm
Bạn V.T đang là sinh viên ngành Sư phạm cho hay: “Với tư cách là một sinh viên được học tập trong môi trường sư phạm, mình thấy vấn đề này đang làm cho những người làm nghề giáo dục cảm thấy xấu hổ, trong khi đây là ngành nghề cao quý và có nhiệm vụ giáo dục những thế hệ mai sau.
Sự việc cần được làm rõ ràng thêm, tuy nhiên cách xử lý này có thể khẳng định là trái với đạo đức và bạn sinh viên cũng đang phân vân về lời kiến nghị đó”.
Điều đáng nói ở đây, khi môi trường học tập quá đề cao thành tích vô tình khiến cho sinh viên áp lực và lo lắng. Bạn nữ trong đoạn tin nhắn đang rơi vào tình trạng lo sợ và lưỡng lự vì bị thành tích chi phối.
Sự việc đáng tiếc trên là hồi chuông cảnh tỉnh trong việc giao tiếp, trao đổi thông tin ở trường đại học (Ảnh minh họa: Mai Châm).
Cô T.T.T.H là giáo viên tại một trường phổ thông cảm thấy bất bình khi biết được thông tin vụ việc: “Hoạt động trong nghề giáo đã lâu hiện tượng này tôi đã từng nghe nói, nhưng mỗi khi có những sự việc như trên xảy ra, tôi cảm thấy đáng lo ngại cho nền giáo dục nước nhà.
Nhà trường nên có các biện pháp răn đe và kỷ luật mạnh mẽ với các đối tượng có hành vi dâm ô, đe dọa, làm việc trái đạo đức với lương tâm và nghề nghiệp, nếu là sự thật”.
Cô giáo T.N, dạy Văn ở một trường cấp 2 chia sẻ: “Là một giáo viên tôi thấy bức xúc trước câu chuyện này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, đạo đức của nghề giáo mà còn gây tổn thương, hoang mang đến các em sinh viên.
Vấn đề trao đổi giữa thầy và trò là điều cần thiết, hỗ trợ cho công việc học tập. Tuy nhiên sự việc chỉ nên diễn ra xoay quanh các vấn đề học tập, những câu chuyện đời tư ngoài lề không nên đào sâu.
Sự việc trên cần được truy xét và làm rõ, nếu như đúng theo đoạn tin nhắn thì tôi cảm thấy có phần chạnh lòng và buồn cho nghề giáo chúng tôi. Những sự việc khiếm nhã như trên ảnh hưởng tới danh tiếng, uy tín của nhà trường nói riêng và nghề giáo nói chung.
Nghề giáo không đơn thuần là một nghề nghiệp mà cần xuất phát từ cái tâm của người làm nghề, cần dồn nhiều tâm huyết và tâm tư để giáo dục những thế hệ mai sau. Tôi chỉ mong sao pháp luật nghiêm trị để không còn phải thấy cảnh một em nào khác tiếp tục bị kẻ xấu làm hại”.
Sống trong môi trường hiện đại, mới mẻ và tiến bộ, tư duy con người cũng cần thay đổi để phù hợp. Sự công bằng cũng là điều cần bàn luận. Điểm số trở thành con dao hai lưỡi. Nó sẽ là công cụ để chúng ta đạt được những thành tích nhưng cũng là phương tiện của những đối tượng xấu dùng để tiếp cận, đe dọa nhằm thỏa mãn mục đích của chúng.
Cuộc hội thoại qua tin nhắn đang gây xôn xao dẫu còn nhiều nghi vấn nhưng vẫn đang là mối quan tâm của dư luận khi thực hư câu chuyện chưa được làm rõ. Hiện tại, phía nhà trường đã tạm dừng công tác của giảng viên này và nhờ lực lượng chức năng vào cuộc để xác minh, làm rõ sự việc.
Lý do khiến sinh viên ở quê mong sớm được trở lại TP.HCM
Khi TP.HCM bước vào trạng thái 'bình thường mới', nhiều sinh viên đang ở quê mong muốn được trở lại thành phố trong thời gian sớm nhất.
Trở lại TP.HCM để đi làm thêm
Những sinh viên đã về quê tránh dịch mong muốn sớm có thể quay trở lại TP.HCM để đi làm thêm và ổn định việc học.
Về quê ở An Giang để tránh dịch kể từ tháng 5, La Bửu Huy (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM) chia sẻ: "Ở quê, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc học và làm việc trực tuyến do đường truyền internet chậm. Có lúc mất kết nối mạng và đến khi kết nối lại được thì tiết học đã kết thúc".
Trong bối cảnh một số trường ĐH chuẩn bị cho sinh viên quay trở lại trường, Huy kỳ vọng có thể sớm trở lại TP.HCM để được học trực tiếp. Theo Huy, việc học trực tiếp vẫn hiệu quả hơn so với trực tuyến vì bản thân có thể trao đổi với giảng viên và bạn bè dễ dàng.
Bên cạnh đó, nếu được trở lại thành phố, nam sinh viên có thể vừa học vừa làm thêm để trang trải cuộc sống, tự lo bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ từ gia đình.
Ở quê, tình hình tài chính của nam sinh viên ngày một ảm đạm hơn vì gia đình không có thêm thu nhập. Số tiền tích luỹ từ việc làm thêm của Huy ở TP.HCM cũng ngày một cạn dần. "Do đó, tôi chỉ mong sớm được trở lại thành phố để ổn định và quay về nếp sinh hoạt nhưng thời gian trước đây", Huy chia sẻ.
Huy cho biết việc học trực tuyến ở quê rất khó khăn do internet yếu - DẠ THẢO
Muốn trở lại TP.HCM để đi thực tập
Một số sinh viên năm cuối mong mỏi sớm trở lại TP.HCM để hoàn thành kỳ thực tập trước khi tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Bích Chăm (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM) cũng khăn gói về quê (tỉnh An Giang) vừa học và vừa thực tập theo hình thức trực tuyến suốt 4 tháng qua.
"TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội, do đó tôi rất muốn trở lại thành phố để tiếp tục việc thực tập. Công ty nơi tôi đang thực tập cũng vừa cho nhân viên đi làm trực tiếp. Bên cạnh đó, tôi còn có nhiều việc cần phải làm ở TP.HCM, bao gồm thi tiếng Anh và xét tốt nghiệp. Việc tốt nghiệp của tôi đã bị hoãn sang năm sau vì tình hình dịch Covid-19", Bích Chăm chia sẻ.
Sinh viên mong muốn sớm được trở lại TP.HCM - DẠ THẢO
Hiện Chăm vẫn chưa thể trở lại thành phố vì cô chỉ mới được tiêm 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 và tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở quê nhà.
Tương tự, Nguyễn Thúy Vy (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội &nhân văn TPHCM) cũng đang thực tập ở một công ty truyền thông sự kiện. Khi đợt dịch Covid-19 lần 4 bùng phát ở TP.HCM, công ty cho phép nhân viên làm việc ở nhà và Vy về quê (tỉnh Cần Thơ) tránh dịch.
Mới đây, khi công ty mở cửa hoạt động trở lại, Vy cũng như nhiều sinh viên khác mong sớm được trở lại văn phòng làm việc. Cô nhớ không khí văn phòng, đồng nghiệp và mong muốn có được một kỳ thực tập đúng nghĩa nhất khi trở lại TP.HCM.
Trường đại học cho sinh viên đến trường theo tiêu chí nào? Nhiều trường đại học tại TP.HCM đã bắt đầu cho phép sinh viên đến trường học thực hành, vào thư viện hoặc giải quyết các vấn đề học vụ với những quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh hiện nay. Nhiều trường đại học mở cửa đón sinh viên Một số trường đại học (ĐH) bắt đầu...