Bạn trẻ Đà Nẵng kêu gọi tiếp tế đồ ăn, mỗi nhà 1 ít ủng hộ chống dịch
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh vẫn rất căng thẳng, từ 0h ngày 12/8 Đà Nẵng tiếp tục tiến hành giãn cách xã hội lần 2 cho đến khi có thông báo mới.
Để giúp đỡ những người dân Đà Nẵng vượt qua giai đoạn khó khăn này, đã có rất nhiều nhóm từ thiện hoạt động với nhiều loại mô hình khác nhau, cùng chung tay hỗ trợ mọi người trong đại dịch
Khu vực cách ly của những hộ dân nhiễm Covid-19 (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
Lập group trên Facebook kêu gọi giúp đỡ và trực tiếp đi gom thực phẩm ở từng nhà
Khi lệnh giãn cách tiếp tục diễn ra, người dân thì được bố trí đi chợ với tem phiếu theo ngày, cũng như một số nơi vẫn còn bị phong tỏa ít nhất 14 ngày nữa, nhiều bạn trẻ Đà Nẵng đã ngay lập tức lập nhóm từ thiện để giúp đỡ cũng như hỗ trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn.
Trong đó có nhóm của anh Tài – một người con Đà Nẵng cùng những người khác đã vận chuyển những lương thực hàng ngày như rau củ, mì tôm, trứng, sữa.. với mục đích chung tay cùng chính quyền, người dân vượt qua đại dịch.
Chuyến xe đầy ắp đủ loại thực phẩm chuẩn bị lên đường để hỗ trợ bà con (Ảnh: Tiin)
Thực hiện đúng chỉ thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn giãn cách, nhóm từ thiện này chủ động chở ô tô đi kêu gọi và đi gom thực phẩm ở từng nhà hảo tâm, tránh tập trung một chỗ đông người. “Mọi người có gì hỗ trợ đều được, mỗi người một ít rồi mình đánh xe đến nhận, vừa đảm bảo giãn cách, vừa góp gió thành bão. Tạo nên những chuyến hàng hỗ trợ đa dạng cho bà con khu phong tỏa” - anh Tài chia sẻ trên Tiin.
Nhiều Facebook-ers ủng hộ hàng hóa cho bà con khu vực phong tỏa rồi kết nối với nhau qua điện thoại chứ họ gần như không tiếp xúc, gặp gỡ nhau (Ảnh: Tiin)
Người Đà Nẵng có vô vàn những hành động đẹp khác cho chính quê hương mình
Hiểu được sự khó khăn, thiếu thốn của những người con sống cùng trên một quê hương đang phải chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 đem lại, đã có rất nhiều người hảo tâm khác hoạt động trên tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” nhằm cổ vũ tinh thần, quyên góp nhu yếu phẩm thiết yếu được để họ phần nào tiếp thêm niềm tin vượt qua đại dịch.
Gạo và nhu yếu phẩm được phân bổ để trao cho người dân thôn Lệ Sơn Nam, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang ngày 6/8 (Ảnh: Nhân Dân)
Quà tiếp tế của người dân chất cao như núi (Ảnh: Đà Nẵng Ơi!)
Cộng đồng Đà Nẵng Kitchen chuẩn bị các suất ăn cho bệnh nhân tại các khu cách ly (Ảnh: Đà Nẵng Kitchen)
Ngay từ những ngày cuối tháng 7 khi dịch trở lại ở Đà Nẵng, trước nhiều quán cà phê, cửa hàng, nhà dân trên đia ban thanh phô xuất hiện chiếc bàn đặt nhiều hộp khẩu trang y tế với những tấm bảng viết dòng chữ rõ ràng, ngay ngắn “khẩu trang miễn phí” để ai cũng dễ dàng nhận thấy.
Một địa điểm phát khẩu trang miễn phí của người dân Đà Nẵng (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Video đang HOT
Có thể nói tấm lòng của những người dân Đà Nẵng mùa dịch thật đáng trân quý và xúc động. Dù chỉ là những nhu yếu phẩm hàng ngày, nhưng đó chính là nguồn động lực to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần để những người dân đang gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm niềm tin vượt qua đại dịch.
Đà Nẵng tử tế trong tâm dịch: Ai khó khăn hãy lấy 1 phần
Giữa tâm dịch nhưng lòng người như không có dịch, không phải vì họ chủ quan, mất cảnh giác, mà sự tử tế đã chiến thắng nỗi sợ hãi.
Làn sóng Covid-19 thứ hai ập tới Đà Nẵng trong những ngày hè sôi động của năm. Khi áp lực đổ dồn lên các lực lượng chống dịch cũng là lúc cả đất nước đồng lòng hướng về thành phố biển miền Trung.
Những ngày qua, báo chí, mạng xã hội liên tục lan truyền hình ảnh đẹp từ tâm dịch Đà Nẵng: đội ngũ y tế của tỉnh thành khác đến chi viện cho điểm nóng chống dịch; dân tiếp tế đồ ăn, chăn màn, tã bỉm... cho bác sĩ; nhiều người tham gia đội tình nguyện, hỗ trợ công tác hậu cần tại các khu cách ly phòng dịch.
Hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền và khuyến cáo từ cơ quan y tế, người dân thành phố chấp hành nghiêm các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, không ra ngoài, trừ trường hợp thật cần thiết nhưng cố gắng san sẻ nhiều hơn để chung tay vượt qua đại dịch.
Đà Nẵng hiện là điểm nóng chống dịch Covid-19 của Việt Nam khi nơi đây ghi nhận 214 ca nhiễm mới trong 14 ngày Ảnh: Phạm Ngôn.
Không ai bị bỏ lại phía sau
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Đà Nẵng, ngày 4/8, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ có văn bản gửi Hải Phòng và Bình Định mong nhận được sự hỗ trợ về nhân lực y tế cùng khống chế dịch Covid-19.
Đáp lại lời kêu gọi này, TP Hải Phòng lập tức cử đoàn cán bộ 33 người vào Đà Nẵng chi viện chống dịch. Nhận nhiệm vụ khẩn, có những y bác sĩ chỉ kịp gọi điện thông báo cho gia đình.
Sáng 6/8, 25 y bác sĩ Bình Định lên đường tới Đà Nẵng với quyết tâm sẽ ở lại đến khi hết dịch Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tiên (26 tuổi, BV Đa khoa Bình Định) chia sẻ với Zing: "Tôi đã bật khóc khi nhìn thấy những bức ảnh đồng nghiệp kiệt sức nơi tâm dịch. Do vậy, khi nghe Đà Nẵng kêu gọi Bình Định hỗ trợ nguồn nhân lực y tế, tôi đã tình nguyện đăng ký. Tôi mong được góp sức, san sẻ phần nào khó khăn, vất vả cùng y, bác sĩ".
Trước đó, Bộ Y tế, các bệnh viện đầu ngành của cả nước (Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế) và các tổ chức, cá nhân cũng đã sát cánh, hỗ trợ nhân lực, phương tiện cùng Đà Nẵng xét nghiệm, điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.
Đội ngũ y bác sĩ Hải Phòng và Bình Định tới Đà Nẵng chi viện, quyết tâm cùng thành phố biển miền Trung dập dịch. Ảnh: Nguyễn Dương, Cổng thông tin điện tử Bình Định.
Ngày 31/7, hình ảnh nhân viên y tế xếp hàng dài vào khu cách ly được chụp trên đoạn đường Quang Trung, gần Bệnh viện Đà Nẵng khiến nhiều người xúc động.
Chia sẻ với Zing, bác sĩ Trần Ngọc Tuấn - Đại học Y Dược Huế - cho biết họ là những nhân viên y tế, cùng với sinh viên của Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và Đại học Y Dược Huế, tình nguyện xung phong tham gia để tăng cường cho tuyến đầu chống dịch Covid-19.
"Chứng kiến hình ảnh các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên hừng hực khí thế chống lại dịch bệnh tôi rất xúc động. Đây là việc làm rất ý nghĩa trong thời điểm diễn biến dịch bệnh theo chiều hướng phức tạp, số ca mắc trong cộng đồng tăng", bác sĩ Tuấn nói.
Sau khi Bệnh viện C Đà Nẵng phong tỏa để thực hiện công tác chống dịch Covid-19, Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thiện, có những dòng thư động viên tinh thần gần 1.000 cán bộ, nhân viên đang bị cách ly và làm việc tại đây.
Trong tâm thư, ông khẳng định: "Chúng ta không đơn độc. Lãnh đạo Bộ Y tế đã nhanh chóng hỗ trợ, đáp ứng mọi yêu cầu nhân lực, vật lực cho chúng ta. Và chúng ta đều biết Đà Nẵng đã có nhiều kinh nghiệm trong tình huống dịch bệnh này. Cả nước tập trung cho Đà Nẵng từ chuyên gia xét nghiệm đến chuyên gia giám sát dịch tễ cộng đồng và chuyên gia điều trị".
Bác sĩ Thiện nói cả hệ thống chính trị Đà Nẵng chủ động vào cuộc ngay từ đầu, trước cả khi ca bệnh được công bố. Bởi vậy, "hãy yên tâm rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid -19 này!" và "hãy vững từ trong tim với niềm tin Đà Nẵng sẽ vượt qua thử thách".
"Giữa tâm dịch nhưng lòng người như không có dịch"
Những ngày qua, nhiều hình ảnh về sự hy sinh, vất vả của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu ở Đà Nẵng liên tục được chia sẻ, khiến nhiều dân mạng xúc động.
Đó là khoảnh khắc nhiều nữ nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng nhờ đồng nghiệp cắt đi mái tóc dài để tiện làm việc liên tục trong nhiều giờ, hỗ trợ chữa trị bệnh nhân Covid-19.
Đó là bức ảnh chụp một nữ điều dưỡng tại Bệnh viện Đà Nẵng tranh thủ lót tấm bìa carton ngủ ngon lành sau ca trực khi vẫn đeo khẩu trang và mũ bảo hộ.
Đó là loạt hình ảnh các nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng phải truyền nước, đổ nước lên cơ thể làm mát... sau nhiều giờ mặc đồ bảo hộ, làm nhiệm vụ đến kiệt sức, cần tới sự chăm sóc.
Hình ảnh về sự hy sinh, vất vả của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu ở Đà Nẵng liên tục được chia sẻ, khiến nhiều dân mạng xúc động. Ảnh: Quang Hào, Bệnh viện Đà Nẵng.
Xuất phát từ sự thấu hiểu và sẻ chia, nhiều tổ chức, cá nhân đã liên tục có hành động đẹp hỗ trợ tuyến đầu chống dịch ở Đà Nẵng.
Nhiều ngày qua, các thành viên câu lạc bộ Xe bán tải TP Đà Nẵng (PDC), nhóm quy tụ những người có niềm đam mê với xe bán tải, dốc hết sức mình bốc vác, chạy các chuyến hàng mang hàng trăm kg đồ cứu trợ, nhu yếu phẩm đến khắp các bệnh viện, trung tâm y tế và điểm cách ly.
Sáng 1/8, hơn 100 cán bộ, sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng đã gấp rút dọn dẹp, phụ giúp lực lượng dân quân kiểm đếm và kê khai các loại tài sản để chuyển ký túc xá thành nơi cách ly.
Tại khu vực Bệnh viện C Đà Nẵng, người dân liên tục chở hàng tiếp tế, gồm nước uống, mì gói, sữa, khẩu trang, chăn màn, đệm cho tới băng vệ sinh, tã bỉm, nước súc miệng... cho các y bác sĩ.
Chị Minh Hoa - chủ một tiệm ăn ở Đà Nẵng - cho biết ngày nào chị cũng tự tay nấu hàng chục suất cơm, kèm nước hoa quả mang tới cổng Bệnh viện C Đà Nẵng gửi tặng nhân viên y tế.
Trong khi đó, anh Vũ Thành - chủ nhà hàng ở Đà Nẵng - cũng kêu gọi bạn bè "tiếp sức" cho các y bác sĩ chống dịch Covid-19 tại 3 bệnh viện đang bị phong toả. Sau 1 ngày, anh đã kêu gọi được 70 triệu đồng để quyên góp.
Anh Trần Quang Vũ, chủ nhà hàng Riêu Việt (quận Ngũ Hành Sơn), đã tổ chức phát khẩu trang miễn phí cho người dân, đồng thời tham gia nấu hàng trăm suất ăn gửi tới các nhân viên y tế đang phải cách ly, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.
Người dân Đà Nẵng nấu hàng trăm suất ăn miễn phí mỗi ngày, gửi tặng nhu yếu phẩm, đồ đạc cũng như hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế chở hàng hóa trong những ngày qua. Ảnh: NVCC.
Nhiều người nói rằng dịch bệnh có thể gây căng thẳng, hỗn loạn ở bất cứ đâu, nhưng ở Đà Nẵng chỉ thấy sự nhường nhịn, san sẻ, đồng lòng chống dịch của mọi người.
"Giữa tâm dịch nhưng lòng người như không có dịch. Không phải họ chủ quan, mất cảnh giác, mà sự tử tế đã chiến thắng nỗi sợ hãi", một người dùng mạng nhận xét.
Không thể trực tiếp có mặt ở Đà Nẵng để hỗ trợ chống dịch, nhiều người vẫn có cách để cổ vũ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu như chia sẻ nhiều thông điệp, tranh vẽ ý nghĩa về những "chiến sĩ áo trắng" trên các diễn đàn mạng xã hội.
Nhiều người cũng gửi lời cảm ơn đến các nhân viên y tế đang phải tạm xa gia đình để ngày đêm túc trực, nỗ lực làm việc tại khu cách ly.
"Cố lên nhé", "Bình yên rồi sẽ trở lại", "Quyết thắng đại dịch" là những thông điệp được chia sẻ liên tục trên mạng những ngày qua.
Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không có nghĩa là ngừng yêu thương. Dịch đến rồi sẽ đi, cuộc sống lại tiếp diễn. Và điều đọng lại sẽ là lòng tốt và sự tử tế giữa người với người. Rồi mỗi người Việt có thể kể cho bạn bè quốc tế nghe về trải nghiệm của mình, rằng đất nước chúng tôi đã chống dịch bằng sự tự giác, tử tế và tình người với nhau như thế.
Dân tiếp tế đồ ăn, chăn màn, tã bỉm cho bác sĩ Đà Nẵng chống dịch Nước uống, mì gói, sữa, khẩu trang, nước súc miệng, chăn màn cho tới băng vệ sinh, tã bỉm đều được người dân mang đến tặng đội ngũ y bác sĩ đang chống dịch ở Đà Nẵng. Trong những ngày Đà Nẵng cách ly xã hội toàn thành phố, người dân liên tục chở hàng tiếp tế đến khu vực đầu đường Ngô...