Bạn trai đòi hỏi ‘chuyện ấy’
Trước khi quyết định có những hành vi thân mật đi quá giới hạn, bạn cần suy nghĩ chắc chắn và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Chào bác sĩ! Em đang là sinh viên năm hai, em đã có người yêu hơn em 2 tuổi. Bọn em yêu nhau được hơn 1 năm. Hiện tại người yêu em muốn quan hệ còn em thì lại chưa sẵn sàng. Nhưng anh ấy lại không chịu được cảm giác cạnh nhau mà không được làm gì. Vì em không phải là anh ấy nên em không hiểu được cảm giác đó và có cách nào giúp anh ấy kiềm chế được không? Em có cảm giác sợ làm chuyện ấy. Yêu nhau có nhất thiết phải như thế không? Bác sĩ cho em thêm lời khuyên về việc này. Cảm ơn bác sĩ!
Ảnh minh họa.
Bác sỹ Tiin trả lời:
Video đang HOT
Khi người yêu em ở cạnh em, những hành vi âu yếm, đụng chạm cơ thể khiến cho bạn ý rất “căng thẳng”, kích thích hệ thần kinh làm cho tim đập nhanh hơn, thở nhanh, cơ quan sinh dục thay đổi “kích thước”, cương cứng, có cảm giác đau, dịch sinh dục tiết ra nhiều hơn, luôn có xu hướng “xâm nhập, khám phá”. Trạng thái này “kéo dài” làm cho bạn ý thấy “mệt”. Hầu hết nam giới đều muốn được “giải tỏa bức xúc”, tức là muốn được quan hệ tình dục. Bạn trai em hoàn toàn bình thường.
Ngược lại, em chưa sẵn sàng cho “chuyện ấy”. Khi ở gần bạn trai, người mà em yêu thương, em cũng có những thay đổi của cơ thể đấy chứ. Có thể em chưa chú ý hoặc tâm lý lo sợ đang “lấn át” cảm xúc của cơ thể. Em nghĩ đúng, mình chưa “sẵn sàng” thì không nên làm “chuyện ấy”. Vội vàng sẽ làm em không nhận được “trái ngọt” mà lại nhận “trái đắng”, không cảm nhận được hết sự thi vị của tình yêu, tình dục đúng nghĩa của nó. Quan hệ tình dục trước hôn nhân với rất nhiều hệ lụy đã được chia sẻ rất nhiều trong thời gian qua.
Em còn nhiều việc phải làm ở phía trước, kể cả tìm hiểu người yêu, em cần có thời gian để xem đây có “đích thực” là “một nửa” của mình không, mình có thể tin cậy đi với người ấy trong suốt cuộc đời không?
Muốn “thoát hiểm” an toàn em không nên tự làm “khó” cho mình. Hạn chế “điều kiện thuận lợi” khiến bạn trai nảy sinh ham muốn. Không nên ở nơi chỉ có hai bạn, chỗ tối, chỗ vắng. Hạn chế tiếp xúc “cự ly gần” để dễ kiểm soát cảm xúc của mình, của bạn mình. Khi thấy “nguy cơ” nên thay đổi “trạng thái” ngay. Tăng cường giao lưu với nhóm bạn, người thân, vừa có điều kiện tìm hiểu, vừa an toàn. Lưu ý thêm là khi cơ thể mệt mỏi, khi bị ốm, khi bạn có chuyện buồn, gặp khó khăn… là lúc bạn “mềm yếu”, dễ bị “thất thủ” nhất. Bạn là người có trách nhiệm, có nghị lực, bạn sẽ tìm được cách tốt nhất để thể hiện tình yêu của mình.
Theo Tiin
Trung Quốc - Triều Tiên: Láng giềng bớt dần tin cậy
Từ nhiều năm qua, có lẽ chưa khi nào quan hệ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên lại không suôn sẻ như hiện tại. Ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước cách đây đã hơn 2 năm và đã công du rất nhiều quốc gia nhưng chưa đến Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un xem chừng chẳng mặn mà với lời mời sang Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 vào đầu tháng 9.2015 tới - Ánh: Reuters
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì chưa thăm nước nào và xem chừng chẳng mặn mà với lời mời sang Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 vào đầu tháng 9. Ở khu vực biên giới giữa hai nước vừa qua xảy ra một số vụ nổ súng. Triều Tiên vẫn rất găng với Hàn Quốc trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở thành đối tác chiến lược. Trên thế giới gần như ai cũng cho rằng Bình Nhưỡng chỉ còn Bắc Kinh là đồng minh duy nhất.
Mức độ tin cậy và gắn bó trong quan hệ láng giềng đặc biệt này đang có chiều hướng suy giảm. Lý do chính là sự thay đổi lãnh đạo ở Triều Tiên và sự điều chỉnh ưu tiên chiến lược của Trung Quốc.
Về Triều Tiên, Trung Quốc hiện có quá nhiều thứ không hài lòng, thậm chí không chấp nhận. Bắc Kinh không muốn có láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng Bình Nhưỡng vẫn bám giữ, thậm chí luôn sẵn sàng tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Trung Quốc muốn tiếp tục khuôn khổ đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục cự tuyệt.
Trung Quốc cần yên ổn ở bán đảo Triều Tiên để tập trung đối phó Mỹ và đẩy mạnh tranh chấp với Nhật Bản và các quốc gia ở Đông Nam Á thì Triều Tiên lại làm dư luận phải để ý đến Đông Bắc Á. Lợi ích không còn hài hòa khiến láng giềng dần bớt tin cậy nhau.
La Phù
Theo Thanhnien
Tập Cận Bình tin cậy Phạm Trường Long hơn Thường Vạn Toàn Các nhà phân tích tin rằng Mỹ mời người đồng nhiệm Thường Vạn Toàn thăm Mỹ, nhưng TQ quyết định phái Phạm Trường Long đi thay.Tướng Long được Tập Cận Bình tin cậy nhất. Tin tức từ South China Morning Post ngày 12/6 bình luận, Bắc Kinh đã điều viên tướng hàng đầu của mình, người được Tập Cận Bình tin cậy nhất...