Bán trà đá “một vốn 4 lời”, người phụ nữ lãi 50 triệu đồng/1 tháng
Trà đá vỉa hè từ lâu đã trở thành địa chỉ “giải khát” không thể thiếu trên đường phố.
Nhất là các thành phố lớn như Hà Nội. Ngồi nhâm nhi cốc trà đá, ăn chiếc kẹo lạc dường như đã trở thành nét văn hóa đặc trưng. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng trà đá chỉ bán với giá 3.000 – 5.000 nghìn đồng/1 cốc sẽ chẳng đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, con số thực tế mà nó mang lại khiến nhiều người ngỡ ngàng. Thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với mức lương văn phòng trung bình.
Báo Dân Trí đăng tải, chị Lại Thị Lan (SN 1980, quê ở Thái Bình) có thể kiếm được tới 50 triệu đồng/1 tháng nhờ nghề bán trà đá vỉa hè. Được biết, chị gắn bó với công việc này đã hơn 5 năm. Dù chỉ là quán nước được dựng “tạm bợ” dưới chân cầu ở một khu chung cư tại Hà Nội nhưng nó đã đem lại thu nhập dư dả cho gia đình 3 người của chị tại Thủ đô.
Quán trà đá đem lại nguồn thu nhập 50 triệu đống/1 tháng cho chị Lan. (Ảnh: Dân trí)
Quán nước của chị Lan chủ yếu bán trà đá, nhân trần, nước mía, trà chanh, trà quất và một số loại nước ngọt đóng chai. Bên cạnh đó, chị cũng bán kèm đồ ăn vặt như hướng dương, kẹo lạc,… Mỗi cốc trà đá hoặc nhân trần được chị bán với giá 3.000 đồng. Đối với nước mía sẽ là 10.000 đồng/cốc. Còn hướng dương chị Lan bán với giá 12.000 – 13.000 đồng/đĩa.
Những ngày nắng nóng cao điểm chị Lan bán được khoảng 300 – 500 cốc trà đá. Riêng với nước mía chị bán hết 70 cây (mỗi cây ép được 4 cốc). Nhờ đó mà chị có thể kiếm được tiền lãi từ 1,5 – 2 triệu đồng/1 ngày. Bên cạnh đó, chồng chị Lan cũng làm công việc trông giữ xe ở bãi đất bên cạnh. Những lúc vắng khách anh lại tranh thủ sang hỗ trợ vợ bán hàng. Sau khi trừ hết các chi phí, mỗi tháng hè chị Lan có thể kiếm được đến 50 triệu đồng.
Chỉ vài ba cốc trà cùng đĩa hướng dương trên ghế nhựa là người ta đã có chỗ để hàn huyên, tâm sự thoải mái ngay trên đường phố. (Ảnh minh họa: Vietnamnet/VTC)
Người phụ nữ 43 tuổi cho hay bản thân hài lòng với mức thu nhập hiện tại. Tuy nhiên, để kiếm được số tiền này chị cũng phải rất vất vả. Những ngày mưa đa số đều phải nghỉ bán. Những ngày nắng ai cũng mong muốn được làm việc ở chỗ mát mẻ nhưng chị lúc nào cũng phải phơi mặt ngoài đường. Dù có che chắn bằng những chiếc ô to cũng không bớt nóng nực như ngồi bên cạnh chiếc lò.
“Kiếm được đồng tiền không dễ, vợ chồng tôi phải dầm mưa dãi nắng suốt cả ngày. Những ngày Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm, ngồi bán trà đá vỉa hè chẳng khác gì đặt mình cạnh lò thiêu. Dù có căng ô che bạt cũng chẳng đỡ hơn được mấy. Còn lúc trời mưa lại ế khách, chạy dọn hàng, không may dính mưa lại phát ốm. Mà tôi mệt cũng cố làm, không dám nghỉ vì sợ quán đóng cửa, khách lại tìm nơi khác uống trà, lâu ngày dễ mất khách lắm”, chị Lan chia sẻ với Dân trí.
Làm việc quần quật từ 8h sáng đến 22h khiến chị gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Đa số hai vợ chồng chị đều ăn cơm hàng cháo chợ khi thì ổ bánh mì, khi thì xuất cơm bụi, lúc nào sang hơn thì ăn bát phở, bát bún riêu.
Ngoài bán trà đá người phụ nữ còn bán thêm cả nước mía và các loại nước giải khát. (Ảnh: Dân trí)
Video đang HOT
Chỉ cần vài bộ bàn ghế nhựa trên vỉa hè là đã có thể kinh doanh trà đá. (Ảnh: Dân trí)
Trước đó, mạng xã hội cũng rần rần chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh phỏng vấn về mức thu nhập của một người phụ nữ bán trà đá ở chợ Ninh Hiệp, Hà Nội. Sau khi được chia sẻ về số tiền mỗi tháng, chủ clip gần như bất ngờ đến không thốt nên lời.
Cụ thể, chủ clip hỏi chị bán nước: “Chị ơi, bình thường chị bán nước ở chợ Ninh Hiệp như thế này thì thu nhập một tháng khoảng bao nhiêu”. Không cần suy nghĩ quá lâu, người phụ nữ lập tức đưa ra con số: “100 triệu. Hơn trăm triệu…”
Một người phụ nữ khác cũng có thu nhập khủng từ việc bán trà đá. (Ảnh: Chụp màn hình T.T A.N.N.H.)
Cảm thấy quá khó tin, chủ clip còn hỏi đi hỏi lại để xác thực. Chị bán nước vừa cười vừa dõng dạc khẳng định lại một lần nữa về thu nhập của mình. Nhiều người cho rằng chợ Ninh Hiệp là khu chợ đầu mối chuyên buôn bán quần áo, vải vóc nổi tiếng, mỗi ngày có đến hàng nghìn đến chục nghìn lượt người ra vào, chưa kể còn các tiểu thương ở chợ. Giữa thời tiết nóng nực mùa hè, nhu cầu uống nước là rất lớn vì thế hoàn toàn có khả năng thu nhập của người phụ nữ trong clip là chính xác.
Con số mà người phụ nữ đưa ra khiến không ít người ngỡ ngàng. (Ảnh: Chụp màn hình T.T A.N.N.H.)
Hay câu chuyện người phụ nữ bỏ làm ngân hàng về bán trà đá có thể tậu được 2 căn nhà tiền tỷ cũng khiến nhiều người bất ngờ. Cụ thể, đó là câu chuyện của chị T. (34 tuổi, quê ở Ninh Bình) đã từng làm nhân viên kinh doanh tại một ngân hàng ở trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thế nhưng sau 3 năm gắn bó công việc bàn giấy quen thuộc, đến năm 2012, lấy chồng được một thời gian thì người phụ nữ này lại chọn nghỉ việc để bán trà đá.
Với lợi thế khéo ăn khéo nói sẵn có, lại ở gần các tòa chung cư nên quán nước nhỏ của chị T. ngày càng đông khách. Thời gian “làm việc” của quán sáng là từ 8-12 giờ, chiều tối từ 17- 23 giờ là nghỉ.
Những quán nước giải khát luôn có lượng khách ngày hè rất đông. (Ảnh: Trí thức trẻ)
Mỗi cốc trà đá thường sẽ được bán cho khách với giá từ 3.000 – 5.000 đồng/cốc. Thời gian đầu. người phụ nữ này bán trung bình được khoảng 150 cốc trà/ngày, thêm cả nước ngọt và chút đồ ăn vặt linh tinh khác theo mùa nên tổng thu nhập được khoảng 14 triệu đồng/tháng.
Vào mùa cao điểm như những ngày hè nóng nực, nhu cầu giải khát của mọi người tăng cao, chị chia sẻ có tháng doanh thu của quán đạt được đến 50 triệu đồng. Con số này nếu mà giờ chị vẫn làm cô nhân viên ngân hàng thì chắc chẳng bao giờ dám mơ tới. Sau 7 năm bỏ việc văn phòng bán trà đá, chị T. đã mua được 2 căn chung cư ở Hà Nội.
Một góc căn hộ của chị T. tậu được sau nhiều năm chỉ bán trà đá (Ảnh: Dân Trí)
Nghề caddie golf thu nhập không nhỏ nhưng phải biết "im lặng"
Tại Việt Nam, caddie golf là công việc khá mới mẻ và được hiểu là người mang các phụ kiện, gậy và tư vấn cách đánh cho khách chơi để ghi điểm. Vì vậy, công việc này muốn thu nhập cao, thăng tiến được ngoài chăm chỉ, khéo léo còn phải hiểu rõ về cách chơi golf.
Công việc này thu nhập cao ngoài phụ thuộc trình độ còn đòi hỏi kỹ năng mềm. (Ảnh: Vietnamnet)
Chuyên trang về phong cách sống của Mỹ là Brobible từng nhận định, trong nghề này cũng cần có những nguyên tắc nghiêm ngặt cần tuân thủ. Luôn theo sát người chơi, caddie golf chỉ được phép tư vấn và vị trí đánh, gậy đánh... nhưng tuyệt đối không tham gia vào cuộc nói chuyện của họ. Ngoài ra, vì các vật dụng chơi golf rất nặng nên đòi hỏi người làm trong nghề phải có sức khỏe tốt. Chỉ như vậy họ mới có thể kéo vật dụng cũng như đi theo người chơi giữa nắng trong suốt cả quá trình.
Nghề caddie đòi hỏi phải có sức khỏe tốt. (Ảnh: Lao Động)
Người chơi golf thường là các doanh nhân giàu có. (Ảnh: Vietnamnet)
Foresight Sports cũng đưa tin, những người từng làm caddie golf tiết lộ, công việc không chỉ vất vả mà họ còn phải chịu đủ hành động không mấy đúng mực từ người chơi. Năm 2018 tại Australia, câu chuyện người chơi golf trút giận lên caddie khiến dư luận bức xúc. Theo đó, vì caddie nhặt bóng khi chưa được cho phép, người chơi đã không ngại gây ra hành động thô lỗ.
Nghề caddie phải biết đoán ý người chơi golf thì mới có thể làm hài lòng họ. (Ảnh: Dân Trí)
Hay thậm chí, người chơi vì bực tức chuyện khác mà trút giận lên caddie. Một caddie người Mỹ cũng nhấn mạnh, caddie cần phải biết kiềm chế, chiều lòng người chơi trong mọi tình huống và nó không dành cho người nóng giận.
Một số nhiệm vụ chính mà caddie phải đảm nhận như: Luôn giữ gậy và dụng cụ chơi golf được sạch sẽ, trao gậy cho người đánh golf khi cần, biết rõ về sân golf cũng như hiểu kiến thức về môn thể thao này, biết được khoảng trống đến green, dọn dẹp hố cát sau khi người chơi lấy bóng ra, thay thế cũng như sửa các vết bóng trên golf, quan sát khi khách đánh, làm quen và hiểu phong cách của từng người chơi...
Thu nhập của caddie phần lớn đến từ khoản cho thêm của khách chơi. (Ảnh: Dân Trí)
Với những tiêu chí và yêu cầu khắt khe về công việc như vậy nên người làm caddie phải cực kỳ cố gắng và nỗ lực. Họ phải làm mọi việc, ngay cả cung cấp nước uống, khăn lau, che nắng cho khách. Miễn sao, caddie khiến khách hài lòng nhất có thể.
Một đội ngũ làm nghề caddie tại sân golf. (Ảnh: Lao Động)
Công việc này có những khó khăn mà chỉ người trong nghề mới thấu. (Ảnh: Lao Động)
Mỗi công việc đều có góc khuất riêng cũng như quy định mà người làm phải tuân thủ. Chỉ khi bạn thật sự làm trong nghề, trải nghiệm nó mới hiểu hết được những khó khăn, vất vả. Vì vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng hãy luôn tôn trọng nghề nghiệp của người khác.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
Mỗi nghề nghiệp đều có một đặc trưng riêng của nó. Chỉ có những người làm trong nghề mới thấu hiểu hết được sự vất vả cũng như góc khuất. Để kiếm được đồng tiền, không công việc nào là dễ dàng. Ai cũng phải rèn luyện kỹ năng, học tập chăm chỉ, đổ mồ hôi công sức mới mong thăng tiến hay nâng cao thu nhập. Nghề nào cũng đáng quý miễn rằng nó kiếm tiền một cách chính đáng. Vì vậy hãy luôn tôn trọng tất cả ngành nghề mà mọi người đang làm.
Thu nhập 100 triệu/tháng, mẹ 3 con ở Hải Phòng chia sẻ bảng chi tiêu hợp lý Với mức thu nhập 100 triệu/tháng, bà mẹ 3 con này đã chi tiêu như thế nào để vừa đầy đủ cho gia đình mà vẫn có 1 khoản tích lũy dự phòng. Chi tiêu trong gia đình luôn là bài toán được các chị em quan tâm. Với những gia đình có mức thu nhập eo hẹp, việc chi tiêu "khéo ăn...