Ban Tôn giáo Chính phủ chúc Tết Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Sáng 8/2 (nhằm ngày 27 tháng Chạp), tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ đã đến thăm, tặng quà chúc Tết Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ông Trà Quang Thanh, Vụ trưởng Vụ công tác tôn giáo phía Nam chúc Tết Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.
Ông Trà Quang Thanh, Vụ trưởng Vụ công tác tôn giáo phía Nam gửi lời cảm ơn của ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ đến Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và các chư tôn đức Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng ni, phật tử tuân thủ các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Chúc Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các vị chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, phật tử mạnh khỏe, đón Xuân Tân Sửu an vui, vạn sự như ý, ông Trà Quang Thành bày tỏ tin tưởng Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sẽ tiếp tục nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng tăng tiến mạnh mẽ, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, cùng chung tay xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ông Trà Quang Thanh, Vụ trưởng Vụ công tác tôn giáo phía Nam thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ cảm ơn tình cảm và sự quan tâm của Ban Tôn giáo Chính phủ đã luôn sâu sát trong suốt chặng đường phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đồng thời khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng dân tộc, làm tốt vai trò đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, hướng dẫn tăng ni, phật tử sống tốt đời đẹp đạo, làm tròn bổn phận công dân và người con của Phật để góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, hòa bình, an lạc.
Sáng cùng ngày, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và ông Trà Quang Thanh cùng tham dự và trao quà Tết tặng phật tử, đồng bào nghèo tại lễ khai mạc Siêu thị 0 đồng, tổ chức tại chùa Minh Đạo, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Ông Trà Quang Thanh, Vụ trưởng Vụ công tác tôn giáo phía Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ (ngoài cùng, bên trái) và Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ngoài cùng, bên phải) tặng quà cho người nghèo, Phật tử.
Theo Thượng tọa Thích Minh Ân, Trụ trì chùa Minh Đạo, Siêu thị 0 đồng được tổ chức từ nay đến hết ngày 30 tháng Chạp, cung cấp nhu yếu phẩm, gạo, mì, sữa… miễn phí cho bà con nghèo và phật tử trên địa bàn lân cận; thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc “lá lành đùm lá rách”, góp phần mang đến một cái Tết an vui cho người nghèo khó. Đây được coi là một cách làm mới, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác từ thiện xã hội được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh triển khai, nhằm phù hợp với yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer tại Vĩnh Long
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ IX có ý nghĩa quan trọng đối với Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Vĩnh Long nói riêng, khu vực Nam Bộ nói chung.
Dâng hoa Chư Tôn đức chứng minh và chủ tọa. (Ảnh: Phạm Minh Tuấn/TTXVN)
Ngày 18/12, tại Vĩnh Long, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ IX với chủ đề "Truyền thống, Trách nhiệm, Hội nhập và Phát triển."
Tại hội nghị, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định Trung ương Giáo hội đã đạt được nhiều thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực, khẳng định vị trí, vai trò của Giáo hội ở trong nước và nước ngoài, trong đó có sự đóng góp tích cực và phát triển bền vững có chiều rộng lẫn chiều sâu của Phật giáo Nam tông Khmer.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ổn định của Giáo hội, nhưng chủ yếu là tinh thần đoàn kết, hòa hợp, chung sức chung lòng, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau của các hệ phái thành viên Giáo hội, sự năng động, sáng tạo bằng trí tuệ tập thể, tập trung dân chủ, truyền thống và tiềm năng của từng hệ phái; đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự hỗ trợ tích cực của các ban, viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.
Điều này tiếp tục khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thể thống nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các hoạt động Phật sự.
Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Trần Thị Minh Nga cho rằng Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nam tông Khmer, các cơ quan Trung ương và địa phương đánh giá, tổng kết lại 16 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để việc hỗ trợ các hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng đạt được hiệu quả hơn.
Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị trong thời gian tới, Phật giáo Nam tông Khmer cần nghiên cứu, đề xuất với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan chức năng những giải pháp cụ thể để tăng cường thu hút tăng sinh tham gia học tập tại Học Phật giáo Nam tông Khmer, góp phần nâng cao trình độ Phật học đối với sư sãi.
Phật giáo Nam tông Khmer cần phát huy vai trò của các lớp học trong chùa Khmer - mô hình hiệu quả trong việc góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa và chữ viết của đồng bào Khmer. Thông qua các lớp học trong chùa, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, nâng ý thức chấp hành pháp luật trong sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, chống lại các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết toàn tỉnh hiện có 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer với khoảng 25.000 tín đồ.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, truyền thống, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, cũng như đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer.
Tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc; chính sách đặc thù đối với công tác phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc; nhà ở, đất sản xuất, nước sạch cho đồng bào dân tộc; xây dựng, trùng tu các chùa Phật giáo Nam tông Khmer... Vì thế, đời sống đồng bào dân tộc Khmer tại các địa phương trong tỉnh ngày càng được cải thiện và phát triển.
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ IX có ý nghĩa quan trọng đối với Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Vĩnh Long nói riêng, khu vực Nam Bộ nói chung nhằm đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng hiệu quả hơn.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng tặng hoa chúc mừng hội nghị. (Ảnh: Phạm Minh Tuấn/TTXVN)
Theo báo cáo công tác hỗ trợ hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trải qua 8 kỳ hội nghị chuyên đề, với 16 năm triển khai thực hiện nhiều công tác Phật sự, Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Nổi bật của công tác này là in được 82 đầu kinh sách Phật giáo bằng chữ Khmer và thỉnh 473 bộ Đại tạng kinh chữ Khmer phân bổ cho các chùa; hợp thức hóa và bổ nhiệm trụ trì, Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer; hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức các lớp học sơ cấp Pali, Vini.
Bên cạnh đó, hàng trăm ngôi chùa được công nhận là cơ sở văn hóa cách mạng, nhiều cảnh chùa được trùng tu trang nghiêm; các lễ hội tín ngưỡng văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc Khmer đều được Đảng, nhà nước, Giáo hội quan tâm...
Tuy nhiên, hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer hiện vẫn còn nhiều khó khăn như: chương trình giảng dạy các cấp học sơ cấp, trung cấp tại các tỉnh, thành của Phật giáo Nam tông Khmer chưa được đồng bộ thống nhất.
Vấn đề công nhận chùa Khmer là di tích lịch sử và chư Tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer có công với cách mạng gặp khó khăn về thủ tục theo quy định của pháp luật; tiến độ cấp quyền sử dụng đất cho chùa Phật giáo Nam tông Khmer còn chậm.
Đại đức Thích Đức Niệm lộ ảnh nóng: Bao sư vướng lùm xùm tương tự? Thời gian qua, không ít vị 'sư hổ mang' đã làm nhơ nhuốc cõi Phật và trụ trì Thích Đức Niệm (thế danh Phạm Duy Tuyền) mới đây là 1 ví dụ. Sư trụ trì ôm ấp phụ nữ trong nhà nghỉ Ngày 4/12, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) tỉnh Bến Tre đã có thông báo liên quan...