Hà Nội: ‘Điểm đen’ giao thông tại đường Hoàng Hoa Thám
Dịp cuối năm, trên một số tuyến đường ở Hà Nội bày bán các loại cây cảnh như đào, quất, bưởi,.. phục vụ Tết Nguyên đán.
Vốn là đoạn dốc lên xuống của các phương tiện giao thông nhưng hàng loạt sạp cây cảnh, đào quất vẫn ngang nhiên bày bán, chiếm dụng gần làn đường, gây ùn ứ giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Dịp cuối năm, trên một số tuyến đường ở Hà Nội bày bán các loại cây cảnh như đào, quất, bưởi,.. phục vụ Tết Nguyên đán.
Đây cũng là dịp cao điểm của cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, nhằm tránh tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây ùn tắc, mất an toàn giao thông.
Tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số tuyến phố, tình trạng buôn bán hàng hóa tự phát, tràn lan gây mất trật tự ATGT vẫn diễn ra khá phổ biến.
Video đang HOT
Hàng loạt sạp cây cảnh, hoa tết bày tràn lan khắp vỉa hè.
Vỉa hè dành cho người đi bộ bị các hộ kinh doanh tận dụng tối đa để trưng bày đào mai hay chậu quất. Không chỉ vỉa hè bị chiếm dụng như vậy, mà không ít khách hàng đến mua còn dựng xe máy tràn xuống cả lòng đường gây cản trở giao thông.
Ghi nhận của phóng viên tại đường Hoàng Hoa Thám thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, mặc dù vỉa hè nơi đây khá chật hẹp nhưng những ngày này đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng hoàn toàn để bày các chậu đào, quất, phật thủ và các loại hoa.
Hầu hết hàng loạt sạp hàng hoa, cây cảnh tràn hết vỉa hè khiến tuyến đường hầu như không còn chỗ trống cho người đi bộ. Các phương tiện từ ô tô, xe máy đỗ dưới lòng đường để trao đổi, mua bán khiến tuyến đường thường bị ùn tắc trong giờ cao điểm.
Người điều kiển phương tiện ô tô, xe máy phải nhích từng chút một, trong khi người đi bộ phải len lỏi giữa dòng phương tiện.
Nhiều chậu quất cảnh chiếm dụng gần một nửa làn đường tại khu vực cầu vượt Văn Cao tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Đặc biệt, tại khu vực cầu vượt nút giao Văn Cao – Hoàng Hoa Thám, hàng loạt chậu cây cảnh, đào quất được trưng bày ra tận 1/3 lòng đường, các hoạt động mua bán, trao đổi cũng diễn ra ngay dưới lòng đường gây mất ATGT.
Vị trí này rất dễ dẫn đến TNGT nếu không sớm có sự kiểm soát của các lực lượng chức năng, bởi đây là lối lên xuống của các phương tiện lưu thông từ hướng đường Văn Cao.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên, một người dân sống trong khu vực này bức xúc cho biết: “Vẫn biết là dịp tết một số cá nhân tranh thủ bày bán hoa, cây cảnh kiếm them thu nhập, nhưng việc sử dụng toàn bộ vỉa hè, chiếm dụng gần một nửa lòng đường để kinh doanh kéo theo hàng loạt khách hàng dừng đỗ dưới lòng đường mua bán gây ùn tắc, mất ATGT, cây cảnh, hoa tết, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh hàng quán cũng diễn ra tại một số tuyến phố ở phường Thụy Khuê. Đơn cử ức năng phường sở tại cũng cần vào cuộc xử lý nghiêm”.
Quán rửa xe xả nước thải bừa bãi ra đường, kéo theo đó là các phương tiện đậu đỗ tràn lan ra đường.
Không những chiếm dụng vỉa hè để bày bá như tại tuyến phố Nguyễn Đình Thi, đoạn qua Trường THPT Chu Văn An, hàng loạt quán hàng bán đồ giải khát ngang nhiên chiếm vỉa hè để kinh doanh. Thậm chí, nhiều quán còn trải chiếu, bày bàn ghế… chiếm hết vỉa hè khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Tại tuyến phố Thụy Khuê, đoạn đi qua dãy số nhà 253 Thụy Khuê, hàng loạt quán sửa xe máy, quán ăn ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh rửa xe, chưng bày biển quảng cáo khiến bộ mặt đô thị rất nhếch nhác.
Cùng với đó là tình trạng xe taxi, xe máy đậu đỗ tràn lan khắp mặt đường, gây cản trở giao thông cho các phương tiện lưu thông qua đây.
Nhiều năm qua, hầu hết người dân đều nhận thức được hành vi lấn chiếm lòng, lề đường là sai quy định nhưng một bộ phận người dân vẫn cố tình xem thường pháp luật.
Dù biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến mưu sinh của người dân, nhưng vấn nạn này vẫn cần phải được cơ quan chức năng phường Thụy Khuê sớm khắc phục để trả lại bộ mặt cảnh quan cho đô thị.
Trên 4.700 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn
Với sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Cần Thơ và sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và Ban An toàn giao thông (ATGT) quận, huyện, nhiều giải pháp đảm bảo trật tự ATGT đường bộ và đường thủy nội địa (ĐTNĐ) được triển khai đồng bộ...
Qua đó, làm chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi tham gia giao thông, góp phần kiềm chế và giảm tai nạn giao thông (TNGT) cả 3 tiêu chí - số vụ, số người chết và người bị thương.
CSGT Công an TP Cần Thơ kiểm tra hành chính đối với người điều khiển container trên quốc lộ 91B. Ảnh: X.ĐÀO
Năm 2020, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), Thanh tra giao thông (TTGT) đã phát hiện và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính gần 45.000 trường hợp, phạt tiền hơn 56,7 tỉ đồng; tạm giữ trên 9.000 phương tiện; tước giấy phép lái xe 7.753 trường hợp. Đặc biệt, đã tổ chức bắt 5 vụ, với 123 đối tượng tụ tập chuẩn bị đua xe trái phép, tạm giữ 100 phương tiện mô tô các loại; qua đó lập biên bản vi phạm hành chính 49 trường hợp với các lỗi lạng lách, đánh võng ngoài đô thị, điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, chưa đủ tuổi, không có giấy tờ xe, dương tính với ma túy, sử dụng nồng độ cồn quá quy định,... xử phạt với số tiền gần 102 triệu đồng, tước 5 giấy phép lái xe.
Theo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an TP Cần Thơ, trong các trường hợp vi phạm hành chính trên tuyến đường bộ, có 4.711 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn; 7.470 trường hợp đi không đúng phần đường, làn đường; 2.323 trường hợp đi vào đường cấm, đường ngược chiều; 1.212 trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn, biển báo giao thông; 3.419 trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng không phù hợp... Đặc biệt, có trên 1.800 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe và 678 trường hợp vừa điều khiển phương tiện vừa nghe điện thoại.
Qua kiểm tra trên tuyến đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy và TTGT đã phát hiện, lập biên bản, ra quyết định xử phạt 5.200 trường hợp vi phạm, với số tiền trên 4,5 tỉ đồng. Ngoài ra, các lực lượng chức năng đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và sở, ngành có liên quan kiểm tra an toàn bến bãi, trật tự ATGT. Lực lượng phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 28 trường hợp; đình chỉ hoạt động 13 trường hợp bến thủy nội địa, bến xếp dỡ hàng hóa không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; đồng thời, yêu cầu các chủ bến ngừng hoạt động, chỉ hoạt động trở lại khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Lực lượng chức năng cũng đã cho các chủ phương tiện cam kết chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi hoạt động bến thủy.
Thu hồi xe máy cũ, nát: Không quyết liệt khó thành công Xoay quanh văn bản của Bộ TN&MT đề nghị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ, nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược,...