Bán toàn bộ vốn nhà nước tại TCty Công nghiệp ô tô
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – CTCP. Việc bán tiếp phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.
Ảnh minh họa
Vốn điều lệ của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam là 876.028.230.000 đồng.
Trong đó cổ phần nhà nước là 855.812.230.000, chiếm 97,7% vốn điều lệ; cổ phần của người lao động, tổ chức Công đoàn 4.514.000.000 đồng, chiếm 0,51% vốn điều lệ; cổ phần của nhà đầu tư mua đấu giá 15.702.000.000 đồng, chiếm 1,79% vốn điều lệ.
Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – CTCP không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần.
Việc Tổng công ty này bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Video đang HOT
P han Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Phát hiện hàng nghìn doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá
Kết quả thanh tra của cơ quan thuế thuộc Bộ Tài chính cho thấy có gần 2.900 doanh nghiệp lỗ và những doanh nghiệp này đều có dấu hiệu chuyển giá.
Những tin tức gần đây trên báo chí cho hay, tính từ đầu năm tới nay, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra với 2.866 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và qua đó xác định giảm lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Theo đó, qua thanh tra kiểm tra, cơ quan thuế đã giảm lỗ tổng cộng hơn 5.800 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn và phạt hơn 1.700 tỷ đồng. Trong đó, riêng với nhóm 30 doanh nghiệp vốn đầu tư FDI có giao dịch liên kết, rủi ro cao về chuyển giá, đã giảm lỗ trên 1.600 tỷ và xử phạt vi phạm trên 600 tỷ đồng.
Gần 2.900 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2015, trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động, ngành thuế sẽ tập trung kiểm tra 15-20% doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá. Từ đó, có những biện pháp ngăn chặn, xử lý nhằm chống thất thu thuế.
Nhìn lại những con số này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh thẳng thắn đánh giá đây là những "phấn đấu vượt bậc."
Theo Phó Thủ tướng, chuyển giá trong nhiều năm nay vẫn là vấn đề trăn trở của cơ quan quản lý và thậm chí đã bị dư luận đánh giá là cơ quan chức năng làm chưa tốt. Điều này được chính ông thừa nhận là một trong những nguyên nhân khiến môi trường sản xuất kinh doanh thiếu bình đẳng, lành mạnh và gây thất thu ngân sách.
Tổng quan hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, đại diện Tổng cục Thuế cho hay, tính từ đầu năm tới nay, số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế ước đạt trên 67.800 đơn vị. Sau khi thanh tra, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý thu vào ngân sách Nhà nước hơn 12.000 tỷ đồng và hiện đã đôn đốc nộp được trên 7.700 tỷ đồng.
Phát hiện hàng nghìn tỷ đồng lỗ "ảo" của các doanh nghiệp. Ảnh Vietnam
Đánh giá cao những kết quả này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tính toán, hơn 67.800 doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra trên tương đương khoảng 14% số doanh nghiệp đang hoạt động và đóng thuế hiện tại.
Tuy nhiên, đối chiếu với kết hoạch năm 2015, Phó Thủ tướng cho rằng, mục tiêu thanh tra, kiểm tra ít nhất 14,65% số doanh nghiệp của ngành thuế đồng nghĩa "năm sau phấn đấu chỉ tăng 1% là bé quá."
Theo Phó Thủ tướng, trong số khoảng 490.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện tại thì ngành thuế nên cố gắng thanh tra, kiểm tra tối thiểu 20%. Với tỷ lệ này, ông cho rằng, cũng phải mất 5 năm thì mới đủ quay vòng kiểm tra toàn bộ số doanh nghiệp.
Ghi nhận những ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định, kế hoạch hồi đầu năm với ngành thuế là thanh tra, kiểm tra trên 75.000 doanh nghiệp. So với mục tiêu này, con số trên 67.800 doanh nghiệp đã được báo cáo theo ông là chưa thực hiện được.
Phó Thủ tướng đề nghị nâng số doanh nghiệp thanh tra lên tối thiểu 20%. Ảnh Vietnam
Bởi vậy, với chỉ tiêu thanh kiểm tra 20% số doanh nghiệp của Phó Thủ tướng, người đứng đầu Bộ Tài chính kiến nghị "giãn" trong 3 năm với tỷ lệ lần lượt là 16%, 18% và 20%.
Lộ trình này theo ông Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng là khả thi để có thời gian cho các đơn vị cơ cấu đội ngũ, tăng dần số lượng thanh tra, kiểm tra. Vấn đề này được Bộ trưởng đánh giá là "hệ trọng" đặc biệt là hiện cơ quan chức năng đang chuyển từ cơ chế quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm.
Theo NTD
Xây dựng nông thôn mới không chạy theo kết quả trước mắt Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Giang khi xây dựng nông thôn mới phải giải quyết căn cơ thực chất không chỉ làm điểm một vài xã Chiều 16/12 tại Hà Giang, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn và đoàn công tác của Chính phủ đã...