Bản tin MXV 21/12: Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hóa do lo ngại biến chủng Omicron
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá 35 mặt hàng đang được giao dịch liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index giảm mạnh 1,21% xuống 2.229,93 điểm.
Thời gian giao dịch rút ngắn lại trong tuần này khi phần lớn các Sở quốc tế sẽ đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh vào thứ Sáu, khiến dòng tiền suy yếu. Giá trị giao dịch toàn Sở giảm hơn 10% về mức 2.200 tỷ đồng.
Giá dầu sụt giảm mạnh vì Omicron
Giá dầu biến động rất mạnh ngày hôm qua khi một loạt các tin tức lớn trong cuối tuần và sáng thứ Hai kích hoạt hàng loạt các lệnh bán và đẩy giá gap-down ngay trong phiên sáng. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 2,98% xuống 68,61 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 272% xuống 71,52 USD/thùng.
Trong phiên, đã có lúc giá giảm hơn 4 USD/thùng dưới tác động của một loạt các thông tin tiêu cực về COVID-19, triển vọng của kinh tế Mỹ và Trung Quốc, 2 nước đứng đầu nền kinh tế thế giới. Nguy cơ phong tỏa trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh, Năm mới đang bao trùm các nước châu Âu EU, khi mà số ca nhiễm mới có thể sẽ tăng lên gấp đôi chỉ sau vài ngày nếu chính phủ không nhanh chóng hành động và sắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm dịch.
Điều này chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong thời gian tới, đặc biệt là trong các ngày lễ vốn là thời điểm giao thông tăng cao. Giá dầu chỉ phục hồi trong phiên tối khi có thông tin các thành viên OPEC tăng mức tuân thủ các hạn ngạch đề ra trong tháng 11, do khó khăn trong việc gia tăng sản xuất.
Nguyên liệu công nghiệp chìm trong sắc đỏ
Video đang HOT
Lực bán mạnh mẽ khiến cho các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Hai mặt hàng cà phê trải qua một phiên điều chỉnh lớn với khi mà giá Arabica giảm 4,5% còn 224,1 cents/pound, còn giá Robusta giảm nhẹ hơn còn 1,07 cents/pound. Sự chênh lệch trong lực bán trong ngày hôm qua xuất phát từ khoảng cách lớn giữa hai Sở.
Sau phiên hôm qua, mức chênh lệch này đã được thu hẹp xuống còn 53% chiết khấu cho giá Robusta. Những nỗi lo về mùa vụ đã không thể hỗ trợ cho giá cà phê trước việc nhu cầu tiêu thụ có thể bị sụt giảm mạnh khi các nước giãn cách để phòng chống dịch, nhất là trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan rất nhanh.
Giá cao su châu Á tiếp tục lao dốc, thị trường Việt Nam vẫn khá bình ổn
Bên cạnh cà phê, giá cao su thế giới cũng đồng loạt lao dốc do tác động từ các biện pháp thặt chặt của nhiều nước phương Tây. Giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 5 trên Sở OSE (Nhật Bản) giảm gần 3% về mức 1.995 USD/tấn.
Trên Sở Giao dịch Thượng Hải Trung Quốc, giá hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2022 được giao dịch nhiều nhất cũng tiếp tục giảm mạnh 165 NDT xuống 14.240 NDT, tương đương 2.233 USD/tấn.
Kể từ cuối tháng 11, giá cao su đảo chiều giảm mạnh tại các sàn ở châu Á. Những trường hợp biến thể của chủng Omicron ngày càng tăng ở châu Âu và Mỹ khiến nhà đầu tư lo ngại rằng các biện pháp hạn chế đi lại có thể làm ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này.
Hôm qua, hãng xe Toyota cho biết, họ sẽ tạm ngừng sản xuất tại 5 nhà máy trong nước vào tháng 1 do thiếu hụt chip khi chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và lo ngại về sự lây lan của biến chủng Omicron.
Tuy nhiên, giá mủ cao su nguyên liệu tại thị trường nội địa không có nhiều biến động kể từ đầu tháng 12 tới nay. Trong 11 tháng đầu năm, nước ta đã xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn cao su, tương đương kim ngạch 2,8 tỷ USD, tăng gần 12% về lượng và 41% về kim ngạch.
Dòng tiền bùng nổ, giá trị giao dịch hàng hóa đạt mức cao thứ 2 trong lịch sử
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc xanh phủ kín trên toàn bộ các nhóm hàng hóa đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Mức tăng mạnh của nhóm kim loại và đặc biệt là nhóm năng lượng đã thúc đẩy chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1.56% lên mức 2,431.48 điểm.
Dòng tiền trở lại mạnh mẽ trên thị trường hàng hóa với mức tăng gần gấp đôi so với phiên cuối tuần trước, lên xấp xỉ 6,000 tỉ đồng. Đây là giá trị giao dịch cao thứ 2 kể từ khi MXV được Bộ Công Thương cho phép liên thông với thị trường thế giới vào năm 2018. Trong đó, nhóm năng lượng một lần nữa áp đảo với hơn 60% tỉ trọng. Chỉ số MXV-Index Năng lượng hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây sau khi đã tăng tổng cộng hơn 4% trong 2 phiên liên tiếp.
Dầu thô giữ vững vị thế, khí tự nhiên tăng mạnh bất ngờ
Đóng cửa phiên giao dịch 25/10, giá dầu thô Brent 0,56% lên gần sát mốc 86 USD/thùng. Trong khi đó, giá WTI không đổi ở mức 83.76 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Đà tăng của WTI bị xoá sạch trong phiên tối sau khi Iran cho biết nước này và Liên minh châu Âu sắp gặp mặt để chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân.
Giá dầu đã tăng mạnh do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung khi các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC ) bày tỏ sự ủng hộ việc duy trì mức tăng sản lượng 400.000 thùng như thoả thuận đặt ra vào đầu tháng 9. Trong khi đó, ở châu Á đang hứng chịu mùa đông lạnh sớm hơn mọi năm, khiến cho nhu cầu các mặt hàng năng lượng từ than, khí đốt đến dầu diesel đều đồng loạt tăng cao.
Cán cân cung-cầu thắt chặt do nhu cầu tăng lên nhưng sản lượng không theo kịp, không chỉ tại thị trường dầu mà còn ở thị trường năng lượng nói chung. Ngân hàng Goldman Sachs cho biết gia tăng nhu cầu sử dụng dầu để chạy máy sưởi thay cho khí tự nhiên có thể khiến cho tiêu thụ dầu tăng thêm 1 triệu thùng/ngày trong mùa đông.
Trái ngược với mức tăng nhẹ của dầu thô, giá khí tự nhiên lại trải qua mức tăng vọt bất ngờ trong phiên hôm qua. Lực mua bắt đáy xuất hiện từ đầu phiên khi mà giá tuần trước rơi xuống mức thấp nhất trong vòng gần 1 tháng. Hiện giá khí tự nhiên tại các thị trường châu Âu và châu Á đang duy trì ở mức trên 30 USD/MMBTu, do đó nhu cầu nhập khẩu khí từ Mỹ rất lớn. Thị trường kỳ vọng trong 2 tuần tới năng lực xuất khẩu của Mỹ sẽ được cải thiện khi các nhà máy kết thúc bảo trì, khiến cho giá nội địa tăng tương ứng.
Giá xăng trong nước có thể tăng dưới 2.000 đồng/lít?
Giá nhiên liệu trên thế giới đang biến động rất mạnh có thể khiến giá xăng dầu trong nước khó giữ được sự ổn định. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân của thị trường Singapore tính đến ngày 19/10 đối với xăng Ron 92 vẫn giữ trung bình 95 USD/thùng, còn xăng Ron 95 là 98 USD/thùng. Tại kỳ điều hành 11/10, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính công bố giá xăng Ron 92 lên mức 21.680 đồng/lít, RON 95 là 22.870 đồng/lít. Trong kỳ điều hành ngày 26/10, nhiều doanh nghiệp dự đoán giá xăng có thể tăng thêm dưới 2.000 đồng/lít, và sẽ là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Giá dầu thô hiện nay vẫn neo ở mức cao có thể khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ là đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất công nghiệp, việc giá xăng, dầu, khí đốt tăng mạnh sẽ tiềm ẩn rủi ro gây ra tình trạng lạm phát, khi các chi phí sinh hoạt cùng đều tăng theo.
Đối với thị trường gas trong nước, các doanh nghiệp hiện chưa có thông báo điều chỉnh. Cụ thể, giá gas bình 12kg vẫn dao động khoảng 370 - 480.000 đồng/bình và 1,4 - 1,8 triệu đồng/bình đối với loại 45kg.
Bộ Y tế Singapore: Các vắc xin hiện có vẫn phòng vệ được Omicron Trong cập nhật về biến thể Omicron ngày 5-12, Bộ Y tế Singapore (MOH) cho rằng còn quá sớm để kết luận về mức độ nặng của bệnh COVID-19 mà biến thể này có thể gây ra. Một điểm tiêm chủng ở Singapore - Ảnh: AFP Theo MOH, các thông tin kỹ lưỡng hơn về biến thể mới này dự kiến sẽ có...