Bàn thờ trong nhà phải làm bằng loại gỗ này thì gia chủ mới may mắn tài lộc
Bàn thờ là nơi cực kì quan trọng vì vậy không phải bất kì gỗ gì cũng được dùng để làm bàn thờ. Muốn gia đình làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn gia chủ nên làm bàn thờ bằng loại gỗ này.
Việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành nét đẹp của người Việt và đặc biệt để thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân, người Việt thường chọn làm những bàn thờ đẹp từ các chất liệu gỗ quý, bền chắc để sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần chú trọng đến các loại gỗ.
Chọn gỗ mít làm bàn thờ gia tiên
Bàn thời gia tiên là nơi tôn kính cần được chú ý khi thiết kế và đặc biệt là việc lựa chọn chất liệu. Chúng ta không thể sử dụng các loại ánh kim như: sắt, thép, inox hay nhôm, kính… để làm bàn thờ. Bởi theo phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại trường khí tốt, trên thực tế chúng cũng không hợp mỹ quan người nhìn. Do đó, chất liệu phù hợp làm bàn thờ nhất sẽ là gỗ tự nhiên. Loại này, thường có nhiều ưu điểm vượt trội về độ chắc chắn, bền đẹp, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải cây gỗ tự nhiên nào cũng thích hợp để làm ban thờ, người ta thường lựa chọn gỗ mít để đóng ban thờ thay vì các loại gỗ khác. Điều này được lý giải như sau:
Cây mít cũng như cây tre, là loại dễ trồng, chịu hạn tốt, không kén đất, kể cả những chỗ đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá. Không chỉ mang ý nghĩa của sự kiên cường, cố gắng vươn lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, mít còn có điểm nhấn ở việc quả được mọc ra từ chính thân cây, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Mít là cây luôn luôn khác biệt và hữu dụng. Mời bạn xem thêm các mẫu nội thất gia đình tại đây.
Có một câu chuyên năm xưa kể lại rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi đúc xong Cửu Đỉnh, vua cho chạm hình tượng cây mít có quả vào Cao đỉnh – đỉnh đồng đặt ở giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại, kèm theo chữ Ba la mật (tục danh quả mít, còn có tên “Nẵng gia kiết”). Hình ảnh cây mít từ đó vừa mang ý nghĩa gần gũi, thân quen, vừa biểu hiện sự trân trọng, tự hào của vua đối với một thứ cây quê cảnh nhưng độc đáo và cao quý.
Hơn nữa, bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.
Chọn gỗ làm bàn thờ không mọt, và cần thơm
Anh Nguyễn Trí Hiệp, chủ cơ sở sản Đồ thờ – Tượng phật Hiệp Thủy (Ngã tư Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, từ xưa tới nay làng nghề sản xuất bàn thờ và đồ thờ cúng có 4 loại gỗ chính là gỗ Mít, Dổi, Vàng tâm, Gụ – là các loại gỗ quý, thơm, có màu vàng sáng, dễ đục đẽo, chạm khắc, hiếm bị cong vênh, độ bền trên dưới 200 năm.
Video đang HOT
Gỗ Vàng tâm mùi thơm nhẹ, hương phần nào đó gần mùi trầm làm bàn thờ. Bàn thờ gỗ Dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo và giá cả thì tùy chất liệu gỗ và độ tinh xảo của sản phẩm. Gần đây nhiều người còn dùng thêm gỗ nhập khẩu như gỗ Gõ đỏ, gỗ Dâu (Nam Phi, không phải gỗ dâu ta) làm bàn thờ đẹp, dễ chạm trổ, nhưng độ bền không bằng gỗ Mít, Dổi, Vàng tâm, Gụ.
Từ xưa các cụ chỉ dùng gỗ sạch, có tính chắc chắn, vĩnh viễn đóng bàn thờ. Ngày nay dân trong nghề vẫn coi gỗ gụ mít, gỗ gụ hương chắc chắn hơn, và giá gỗ hương có đắt hơn.
Nhưng nhiều thợ làng nghề chia sẻ rằng, trên thị trường bàn thờ hàng chợ vì chạy theo lợi nhuận, và dân thì ham mua đồ rẻ nên đã có những người thợ trà trộn cả gỗ tạp, gỗ ghép để đóng bàn thờ bán cho dân với giá rẻ. Vì giá rẻ nên bàn thờ đó không thể bền, đẹp như mong muốn.
Có cơ sở sản xuất còn dùng chất liệu gỗ, chất liệu màu sắc sơn son đơn giản, tiết kiệm, thậm chí họ dùng gỗ dổi, gỗ xoan… nhưng lại tận dụng 2 tấm gỗ rời ghép lại thành bàn thờ – dù biết đó là kiêng kị. Sơn còn dùng bằng sơn kém chất lượng để sơn bàn thờ.
Trong khi đó, bàn thờ nếu ghép 2 mảnh gỗ làm một sẽ nhanh dẫn đến cong vênh, rạn nứt, nhanh hỏng – nhưng quan trọng là trong phong thủy bàn thờ như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ.
Việc phân biệt gỗ đóng bàn thờ rất khó, bởi sau khi làm ra thành phẩm, được sơn, trét cẩn thận thì ngay cả người thợ cũng khó phân biệt nổi. Vì thế, tốt nhất đặt cơ sở chuyên sản xuất bàn thờ – đồ thờ cúng theo đúng chủng loại gỗ, kích thước và chạm khắc tinh xảo. Nên chọn và kiểm tra gỗ từ mộc, rồi đặt hàng để tránh mua phải gỗ bị mọt, rác, sâu, giập. Sơn bàn thờ cũng đặt hàng là loại sơn tốt.
Một bàn thờ đúng chuẩn cần tuân thủ những quy định về thờ cúng để không gian thờ cúng trang nghiêm, tôn kính và có thẩm mỹ, đẹp cả văn hóa, mỹ thuật và có chiều sâu tâm linh cũng là niềm tự hào của con cháu với tổ tiên.
Bài viết mang tính tham khảo!
Theo www.phunutoday.vn
Nếu xuất hiện những hiện tượng này trên bàn thờ cần hết sức cẩn thận
Nếu xuất hiện những hiện tượng này trên bàn thờ thì gia chủ cần hết sức lưu ý, cẩn thận vì những hiện tượng này thường báo hiệu những điều không hay cho gia đình bạn.
Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa của của các gia đình Việt. Bàn thờ đối với mỗi gia đình là nơi vô cùng linh thiêng và được coi trọng, chú ý. Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, thần phật thể hiện sự kính trọng của con người với cội nguồn, với thần thánh cầu mong co cho gia đình hòa thuận gặp nhiều may mắn trong cuộc sống vì vậy phong thủy bàn thờ rất được coi trọng theo quan niện của dân gian những dấu hiệu trên bàn thờ cũng thể hiện sự may mắn hay vận hạn của gia chủ.
Bát hương thờ tổ tiên bị cháy
Trên bàn thờ, gần bài vị tổ tiên, hoặc ở hai bên mép bàn, bao giờ chúng ta cũng sắp lư, bát hương hoặc để sẵn các túi hương để tiện thắp lên khi thờ cúng. Nếu bỗng nhiên có một ngày, dù không phải giỗ chạp, không có ai qua lại động chạm mà lư hương, bát hương hoặc túi hương đùng đúng bốc cháy thì gia đình cần hết sức cẩn trọng về vấn đề an toàn và tâm linh, không nên xem nhẹ.
Khoa học đã từng lý giải, có thể khi que hương sắp tàn, lửa tuy nhỏ nhưng cũng đủ bén vào các chân hương trong bát nên bùng cháy. Tuy vậy, trường hợp này khó xảy ra khi không hề có bất cứ nguồn lửa nào trên ban thờ.
Ảnh thờ bỗng nhiên bị nghiêng lệch hoặc đổ mồ hôi
Rất nhiều gia đình có thói quen thờ ảnh tổ tiên hoặc thờ ảnh những người đã khuất để tưởng nhớ. Nếu như một ngày bạn đột nhiên thấy ảnh đang treo ngay ngắn bỗng bị nghiêng lệch hoặc "chảy nước mắt" (nghĩa là có những giọt nước đọng trên bề mặt), hãy nhanh chóng điều chỉnh lại.
Thường thì hiện tượng ảnh bị vã mồ hôi chỉ xảy ra vào mùa nồm ẩm, khiến khung ảnh lấm tấm hơi nước, nhìn qua như thể tổ tiên đang khóc. Tuy nhiên, "chảy nước mắt" ở đây cũng ám chỉ đến yếu tố Thủy trong nhà quá nặng, là biểu hiện ám chỉ rằng trong nhà có khả năng sẽ gặp sự cố, gia đình cần hết sức đề phòng.
Đồ cúng tự nhiên bị mốc
Việc đồ cúng tự dưng hóa mốc, có mùi hôi, chua... chỉ sau một thời gian ngắn mà thời tiết đang ổn định, không quá ẩm ướt hay quá khô, quá nóng thì gia đình nên chú ý. Theo quan niệm của người xưa, đây có thể là biểu hiện của sự không thành tâm khi dâng cúng đồ thờ, đồ thờ không tốt.
Việc thờ cúng không cần dâng những thứ đắt đỏ, độc lạ mà quan trọng là thành ý, sự tôn kính của người dâng đối với tổ tiên, thần linh.
Rơi bàn thờ
Hiện nay, nhiều gia đình thường sử dụng bàn thờ dạng treo để tiết kiệm diện tích. Sau một thời gian dài sử dụng, tường nhà yếu đi, trên bàn thờ bày nhiều đồ... nên có nhiều trường hợp bàn thờ bị tuột đinh, nứt mảng tường và rơi xuống.
Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh và dọn dẹp sạch sẽ, làm lại bàn thờ chắc chắn hơn, chú ý không nên bày quá nhiều đồ thờ nặng, hoặc chuyển sang dùng kệ thờ, tủ thờ để đảm bảo.
Mặt trước của bàn thờ bị chếch xuống dưới đất
Vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như lỗi thiết kế ban đầu, do mối mọt, chất liệu gỗ... mà mặt trước bàn thờ có thể bị chếch xuống dưới đất. Khi đó, hãy kiểm tra lại ngay tình hình tài chính của gia đình, tìm cách cân đối chi tiêu thận trọng hơn.
Tốt hơn hết là chọn mua những chiếc bàn thờ đẹp nhưng vẫn đảm bảo độ bằng phẳng và chắc chắn.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Theo www.phunutoday.vn
Văn khấn Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5) chuẩn nhất cho mọi nhà Vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm người ta thường làm lễ giết sâu bọ. Đây là ngày lễ khá quan trọng của một dân tộc thuần nông như Việt Nam. Văn khấn Tết Đoan Ngọ khá đơn giản, thường được những người lớn tuổi trong gia đình hoặc người phụ trách hương hỏa bàn thờ đọc Tết Đoan Ngọ là ngày gì?...