Ban thờ nên đặt đèn dầu hay thắp đèn điện sẽ TỐT hơn: Câu trả lời nằm ở đây!
Đèn dầu là vật phẩm quen thuộc, song, việc sử dụng vật phẩm này cũng có những hạn chế nhất định.
Thờ cúng ông bà tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người Việt và đã trở thành một nét văn hóa đẹp. Đèn dầu trên bàn thờ là vật dụng quen thuộc và có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Ý nghĩa của đèn dầu trên bàn thờ
Lửa là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người từ xưa đến nay. Ngay từ những ngày đầu, tổ tiên chúng ta đã phát minh ra cách tạo lửa và duy trì nó. Đến nay, việc thắp lửa vẫn được coi là hành động tôn kính tổ tiên, và nhằm duy trì truyền thống này, nhiều người vẫn duy trì việc sử dụng đèn dầu trong sinh hoạt, đặc biệt là trên ban thờ.
Đèn dầu thờ cúng được xem như một cầu nối giữa hai thái cực âm và dương, mang đến sự bình an, may mắn, đồng thời có ý nghĩa cân bằng phong thuỷ cho bàn thờ. Đặc biệt, đèn thờ còn đại diện cho hành Hỏa, là yếu tố không thể thiếu để không gian thờ cúng hội tụ đủ ngũ hành Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nên dùng đèn dầu hay đèn điện trên bàn thờ?
Hiện nay, ngày càng có nhiều mẫu mã đèn điện thay thế cho đèn dầu. Tuy nhiên, mỗi loại lại có ưu – nhược điểm riêng. Dưới đây là phần phân tích để bạn có thể tham khảo và cân nhắc.
Đèn dầu thờ giúp không gian thờ thêm phần ấm cúng và mang những ý nghĩa phong thủy cũng như văn hóa dân gian. Đèn dầu truyền thống khi phát ra ánh sáng từ lửa sẽ giúp tỏa nhiệt ra không gian khiến cho bàn thờ trở nên ấm cúng hơn. Ngọn lửa từ đèn dầu giúp không gian thờ tự trở nên ấm áp hơn.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Mặt khác, việc đốt đèn dầu trên bàn thờ có thể gây ra một số khuyết điểm nhất định. Đầu tiên, đèn dầu có thể dễ dàng bị đổ hoặc vỡ, gây ra nguy cơ hỏa hoạn và nếu phòng kín khiến gia chủ phải ngửi nhiều khói đèn sẽ không tốt cho sức khỏe. Thứ hai, việc sử dụng đèn dầu trên bàn thờ tất nhiên có phát thải ra một lượng khói nhất định, không thân thiện với môi trường. Cuối cùng, việc sử dụng đèn dầu trên bàn thờ cần sự am hiểu để đặt đúng vị trí cũng như số lượng.
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng đèn dầu trên bàn thờ, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng đèn dầu chất lượng tốt, đặt đèn dầu ở vị trí an toàn, và bảo quản đèn đúng cách để đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, đèn điện trên bàn thờ chỉ mang lại ánh sáng trên bàn thờ, không thể thay thế được yếu tố Hoả. Tuy nhiên, hiện nay đa phần mọi người ít sử dụng đèn dầu đi nhiều và thay thế vào đó là đèn điện kết hợp với ngày rằm, mùng một, lễ, tết…
Sử dụng đèn điện có thể hạn chế nguy cơ hỏa hoạn và ảnh hưởng đến sức khỏe do đốt đèn dầu.
Vì vậy có thể nói, việc sử dụng đèn dầu hay đèn điện trên bàn thờ phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nếu bạn đề cao các giá trị truyền thống thì đèn dầu sẽ là lựa chọn phù hợp. Và nếu bạn là một người hiện đại, muốn hạn chế những rủi ro về hỏa hoạn, là người bận rộn không thể chăm lo nhiều đến việc thờ cúng thì đèn điện là phương án tối ưu nhất.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Chén nước trên bàn thờ có ý nghĩa gì? Cách dùng 3 chén và 5 chén có gì khác nhau?
Kỷ chén là một vật phẩm cần thiết trong bộ đồ thờ cúng cơ bản. Vậy bộ kỷ chén mang ý nghĩa gì? Bộ kỷ 3 chén và bộ kỷ 5 chén có gì khác nhau?
Bộ kỷ chén trên bàn thờ dùng làm gì?
Chén nước là món đồ thờ dùng để đựng nước sạch hoặc rượu trên bàn thờ thể hiện lòng thảo kính của gia chủ. Chén nước thờ thường được đặt trên một chân kỷ sứ tạo thành 1 bộ hoàn chỉnh. Bộ chén nước trên bàn thờ thường có số lẻ, thường là 3 chén hoặc 5 chén.
Theo quan niệm phong thuỷ, cũng như ông bà ta thời xưa, số chẵn tượng trưng cho tính âm, số lẻ tượng trưng cho tính dương. Chúng là người trần cúng cho người âm (dương cúng âm) nên phải sử dụng số lẻ.
Thêm vào đó, bàn thờ chuẩn phong thuỷ là bàn thờ được bài trí hài hoà đủ Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ). Nước tượng trưng cho hành Thuỷ trên bàn thờ. Hơn nữa, nước trong phong thuỷ tượng trưng cho tài, cũng như dòng chảy tài lộc mang đến vượng khí, may mắn cho gia đình. Cho nên kỷ nước đặt trên bàn thờ còn thể hiện sự tụ tài và sự tôn trọng, thành kính đối với Thần linh, Gia tiên.
Kỷ chén nước là vật phẩm không thể thiếu trong bộ đồ thờ. @tiemgomhoanang
Bộ kỷ nước 3 chén và 5 chén thờ có gì khác nhau?
Chén nước thường có kích thước nhỏ, sử dụng bộ 3 hoặc 5 chén. Bởi vậy, các chén nước được đặt trên kỷ ngai để tạo sự vững chắc, thống nhất thành một khối. Cũng giống như việc, tụ thuỷ là tụ tài, dòng chảy tài khí được tụ về gia đình.
Về số lượng chén, tuỳ thuộc vào kích thước bàn thờ lớn hay nhỏ, bộ vật phẩm thờ ít (tam sự) hay nhiều (ngũ sự) để bày biện cho phù hợp.
Với không gian bàn thờ khiêm tốn, nên chọn bộ kỷ 3 chén là hợp lý. @tiemgomhoanang
Bộ kỷ 3 chén nước trên bàn thờ để đựng nước, rượu hay trà, thông thường đựng nước vì đã có nậm rượu bên cạnh. Bộ 3 chén nước thường mang ý nghĩa: Chén ở giữa thờ Thần, hai chén bên ngoài là bà Cô, ông Mãnh (người mất trẻ trong dòng họ) và Gia tiên.
Bộ kỷ nước 5 chén thường tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) hoặc Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín),... Bộ kỷ 5 chén nước thường được dùng với các bàn thờ kích thước lớn hoặc sử dụng cho bàn thờ Phật, Thánh kết hợp bàn thờ Gia tiên (bàn thờ tam cấp). Trong 5 chén ấy thì 3 chén ở giữa tượng trưng cho Phật, Thánh; 2 chén hai bên tượng trưng cho bà Cô, ông Mãnh và Gia tiên.
Với diện tích bàn thờ lớn, có thể sử dụng bộ kỷ 5 chén cho phù hợp. @tiemgomhoanang
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện từng gia đình, sử dụng kích thước bàn thờ nên sẽ chọn bộ kỷ nước 3 chén hoặc 5 chén. Chẳng hạn, với những bàn thờ treo tường kích thước nhỏ ở chung cư thường dùng bộ kỷ 3 chén, gọn nhẹ và tiết kiệm không gian thờ cúng hơn.
Nên sử dụng bộ chén nước trên bàn thờ bằng chất liệu gì?
Da nhạy cảm chọn SKIN1004 yêu chiều nha!Xem ngay
Bộ kỷ nước là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ. Dù 3 chén hay 5 chén cũng được đặt gọn gàng trong một khay.
Có nhiều chất liệu sử dụng làm chén nước trên bàn thờ, tuy nhiên vật phẩm này thường đi theo bộ sẽ đẹp và trang trọng hơn. Chủ yếu trên thị trường vẫn là các chất liệu gốm, sứ phủ men, men rạn và có các hoa văn tinh xảo.
Cho nên, tuỳ thuộc vào điều kiện từng gia đình sẽ sắm kỷ nước 3 chén hoặc 5 chén đồng bộ theo các vật phẩm khác. Tránh lựa chọn kỷ nước bằng đồng khi sử dụng đồ thờ khác bằng gốm và ngược lại, tránh dùng kỷ nước sứ trong bộ thờ bằng đồng.
Bộ kỷ chén nước thường sử dụng chất liệu gốm sứ, hoa văn đồng bộ với các vật phẩm khác đi kèm. @tiemgomhoanang
Lưu ý khi đặt kỷ chén nước trên bàn thờ
- Bộ kỷ chén nước nên được đặt trước mâm bồng, không đặt sau bát hương.
- Gia chủ có thể chọn loại kỷ nước khum tròn hoặc phân bậc, tuỳ thuộc vào gu thẩm mỹ của gia đình, miễn sao cho đồng bộ với các vật phẩm khác là được.
- Dùng thắp hương cúng Gia tiên hoặc tế thần có thể dùng kỷ 3 chén nước hoặc sử dụng 5 chén nước. Nếu không dùng thì hạ chén xuống, không nên để chén rỗng trên bàn thờ.
- Khi dâng lễ với bộ 3 chén thì chén ở giữa là rượu, chén thứ 2 là trà khô, chén thứ 3 là nước (hoặc cả 3 đều là nước). Nếu dùng 5 chén thì lần lượt là rượu, trà khô, nước, gạo, muối. Gạo, muối, trà sau khi lễ sẽ vãi đi. Tuy nhiên, chủ yếu ở bộ kỷ 3 chén hoặc 5 chén đều là sử dụng nước.
- Không sử dụng chén bị nứt vỡ hoặc rạn để trên bàn thờ. Nếu có hiện tượng này cần thay bộ kỷ chén khác mới ngay lập tức.
- Không nên để lẫn màu chén nước, chẳng hạn hai xanh một vàng,... mà nên để đồng bộ màu với các vật phẩm khác.
Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài? Đặt đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài là điều nhiều người băn khoăn khi lần đầu thiết lập không gian thờ cúng hoặc lần đầu bài trí hạc chầu. Chúng ta thường thấy có sự xuất hiện của đôi hạc ở không gian thờ cúng. Ngày xưa, ở tư gia, chỉ những gia đình giàu có,...