Bàn tay phụ nữ chứa nhiều vi khuẩn
Một bàn tay bình thường có khoảng 150 loại vi khuẩn và bàn tay phụ nữ nhiều vi khuẩn hơn đàn ông.
Rất nhiều đàn ông sẽ cảm thấy sốc khi biết rằng bàn tay của người phụ nữ mà họ mong muốn được nắm trong tay lại thực sự không sạch như họ vẫn nghĩ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Anh cho thấy, lòng bàn tay của phụ nữ ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn là lòng bàn tay của đàn ông.
Các nhà khoa học tại trường Đại học Colorado, Mỹ đã nghiên cứu bàn tay của 51 người tham gia, baogồm cả đàn ông và phụ nữ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng cả 102 bàn tay, các nhà khoa học đã phát hiện có hơn 4.700 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại, trong khi đó một bàn tay bình thường có khoảng 150 loại vi khuẩn.
Và đặc biệt bàn tay của phụ nữ lại chứa lượng vi khuẩn gấp đôi của đàn ông. Điều này được các nhà khoa học giải thích rằng, độ pH của da giữ một vai trò quan trọng trong sự đa dạng của vi khuẩn trên bàn tay phụ nữ, và do bàn tay của đàn ông có nhiều axit hơn vì vi khuẩn tồn tại ít hơn trong môi trường chứa nhiều axit.
Để móng tay dài sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để các loại vi khuẩn gia tăng (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, do sự khác nhau giữa tuyến mồ hôi, tuyến dầu và bã nhờn khác nhau giữa phụ nữ và nam giới hoặc do phụ nữ thường xuyên sử dụng kem dưỡng da, mỹ phẩm hay do độ dày của da và hàm lượng hormone cũng được tính đến. Hơn nữa, còn lý do khác cũng khá quan trọng đó là phụ nữ thường xuyên phải chăm lo công việc gia đình như nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc con cái nhiều hơn đàn ông và thói quen hay làm móng, để móng tay dài sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để các loại vi khuẩn gia tăng.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại trường Đại học Y dược và Vệ sinh nhiệt đới (Anh) cho thấy, trong số những người tham gia sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là những người đi xe buýt tại nước này thì trên tay của 30% phụ nữ có chứa rất nhiều bọ, hay vi khuẩn đường ruột. Theo các nhà khoa học này, trung bình cứ 3 người đi xe buýt thì có một người có các loại vi khuẩn đường ruột trên các ngón tay, trong đó điển hình là khuẩn Enterococcus và khuẩn E.coli.
Video đang HOT
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
6 loại hormone có tác dụng "đốt cháy" chất béo trong cơ thể
Có những hormone đóng vai trò rất tích cực trong việc "đốt cháy" chất béo, giúp bạn giảm cân, duy trì trọng lượng mà có thể bạn chưa hề nghe tên lần nào.
Ghrelin
Ghrelin là một loại hormone được sản xuất trong dạ dày và có tác dụng giảm chất béo tích tụ trong cơ thể nhờ cơ chế hoạt động của nó là phát tín hiệu đến cho cơ thể. Trong nỗ lực giảm cân của bạn, để lượng calo trong cơ thể giảm đi đồng nghĩa với làm tăng hormone ghrelin.
Ghrelin có "nhiệm vụ" gửi tín hiệu "đói" đến não. Khi lượng ghrelin trong cơ thể tăng, tín hiệu "đói" được phát đi nhiều hơn và ngay lập tức cơ thể có nhu cầu ăn bổ sung. Đó là lý do tại sao bạn khó duy trì cân nặng như mong muốn.
Tập thể dục sẽ giảm nồng độ ghrelin, giúp bạn hạn chế sự thèm ăn và cân bằng lượng chất béo trong cơ thể để duy trì cân nặng.
Leptin
Leptin là một loại hormone do các tế bào chất béo sản sinh ra. Leptin tương tác với bộ não để não "chỉ đạo" cơ thể ăn ít hơn và "đốt cháy" nhiều calo hơn. Lượng chất béo trong cơ thể càng nhiều thì càng sản sinh ra nhiều leptin, gây ra tình trạng gọi là kháng leptin. Khi điều này xảy ra, não của bạn trở nên thờ ơ với tín hiệu của leptin.
Để tối đa hóa độ nhạy của leptin, bạn cần ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại quả mọng, giàu chất chống oxy hóa và các loại rau màu xanh lá cây, đỏ. Giảm cân cũng giúp tăng cường độ nhạy của leptin.
Ăn uống đúng cách để tăng lượng hormone có tác dụng "đốt cháy" chất béo
Adiponectin
Adiponectin cũng là một hormone liên quan đến béo phì. Adiponetin tăng cường khả năng chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng của cơ bắp, tăng cường sự trao đổi chất của bạn, tăng tốc độ phá vỡ chất béo trong cơ thể và kiềm chế sự thèm ăn của bạn.
Bạn có thể tối đa hóa mức độ adiponectin bằng cách đi bộ.
Insulin
Insulin đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể và là "chìa khóa" giúp cơ thể khỏe lại sau khi tập thể dục, xây dựng cơ bắp và duy trì lượng đường trong máu ở mức tối ưu. Insulin và carbohydrate được liên kết rất chặt chẽ và có thể ức chế sự phân hủy, "đốt cháy" chất béo được lưu trữ.
Để tối ưu hóa insulin nhằm giảm chất béo, bạn nên bổ sung carbohydrate từ rau và hoa quả.
Glucagon
Glucagon là một hormone có tác dụng trực tiếp ngược lại với insulin. Trong khi insulin dự trữ carbohydrate thì glucagon chịu trách nhiệm phá vỡ carbohydrates và chất béo được lưu trữ, giải phóng chúng để cơ thể của bạn có thể sử dụng chúng như một dạng năng lượng. Ăn thực phẩm giàu protein, bữa ăn ít carbohydrate là cách tốt nhất để tối đa hóa glucagon.
CCK
CKK là tên viết tắt của cholecystokinin - một loại hormone được phát hành từ các tế bào trong ruột bất cứ khi nào bạn ăn protein hay chất béo. Nhưng CCK không chỉ ở trong đường ruột của bạn. Nó liên kết với hệ thống thần kinh của bạn để bạn nhận ra mình có cảm giác no. Nó đồng thời cũng liên kết với dạ dày để làm chậm tốc độ tiêu hóa.
Kết quả cuối cùng là bạn cảm thấy no lâu hơn, ăn ít hơn và tránh tích tụ chất béo. Bạn có thể tận dụng CCK bằng cách ăn đủ protein và chất béo có lợi trong mỗi bữa ăn.
Theo VNE
Gầy vóc dáng không gầy 'tuyết lê' 7 bí kíp siêu đơn giản dưới đây sẽ mang lại cho bạn hiệu quả tới bất ngờ! 1. Nước Mỗi ngày kiên trì uống 8 cốc nước, sẽ có tác dụng trực tiếp tới sự đầy đặn của núi đôi. Đồng thời, nó còn trợ giúp quá trình thanh lọc dạ dày, giảm cân hiệu quả đấy bạn. 2. Chất béo Không...