“Bàn tay” một cách giải cổ mẫu
Ngoài một huyền thoại về Phật còn là huyền thoại về bàn tay của con người cũng vĩ đại như vũ trụ.
Câu chuyện đã gần ngàn năm thế mà lại thành sự thật trong thời cách mạng 4.0: bàn tay con người sẽ tạo ra cả một vũ trụ mới! Thì ra một giá trị văn hóa cổ điển sẽ trở thành kinh điển để đúng với mọi thời.
Mở đầu “Tây du ký” huyền thoại tác giả Ngô Thừa Ân để cho Tôn Ngộ Không dù thần thông biến hóa có phép “cân đẩu vân” thoắt không gian này đã ở không gian kia cách nhau hàng vạn dặm thế mà vẫn không bay thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ. Thậm chí bay mãi, tưởng đã đến cuối chân trời Ngộ Không bèn viết vào núi đá đánh dấu Đại Thánh đã từng đến đây, té ra đó là ngón tay của Phật Tổ.
Ngoài một huyền thoại về Phật còn là huyền thoại về bàn tay của con người cũng vĩ đại như vũ trụ. Câu chuyện đã gần ngàn năm thế mà lại thành sự thật trong thời cách mạng 4.0: bàn tay con người sẽ tạo ra cả một vũ trụ mới! Thì ra một giá trị văn hóa cổ điển sẽ trở thành kinh điển để đúng với mọi thời.
Văn chương để đời phải có tư tưởng. “Tây du ký” sẽ bất tử vì có tư tưởng ca ngợi sức mạnh kỳ diệu của con người. Không phải là so sánh với một tác phẩm vĩ đại mà nói về hình tượng thì câu thơ của Hoàng Trung Thông cũng sẽ bất tử vì có tư tưởng lớn: ” Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm “.
“Bàn tay” ở đây là ẩn dụ cho sức mạnh lao động của con người sẽ biến cái vô ích (sỏi đá) thành cái có ích (cơm). “Cơm” ở đây còn chỉ thành quả lao động, kết quả kỳ diệu của lao động. Đây là một chân lý phổ quát cho bất cứ ai: muốn có thành quả thì phải lao động!
Cây đại thụ văn hóa Phật giáo bén rễ vào mảnh đất giàu tình thương nên nhanh chóng nảy mầm và lớn thành cây Phật giáo Việt Nam vừa mang tính bản nguyên vừa đậm đà bản sắc Việt. Người thường chúng ta chỉ có hai mắt hai tay. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay là đạo lý cứu độ tuyệt đối. Có nghìn mắt để nhìn thấu nỗi khổ trầm luân của chúng sinh, có nghìn tay để cứu vớt con người khỏi bể khổ. Quả là triết lý của hệ thống minh triết Việt sâu sắc và bao dung nhân ái!
Bàn tay là một hình tượng nghệ thuật hoán dụ đến mức ám ảnh. Đấy là chuyện “Sự tích Sao Hôm, Sao Mai”. Ngày xưa, ở làng kia có hai anh em trai mồ côi cha mẹ. Em còn nhỏ dại nên anh không quản khó nhọc, làm lụng nuôi em. Họ quấn quýt bên nhau, đi đâu cũng không rời một bước. Người anh lấy vợ, tình cảm anh em vẫn thắm thiết như xưa. Cả nhà họ thuận hòa, vui vẻ.
Thế rồi người anh phải đi lính có dặn em phải trông nom chị dâu cho cẩn thận. Càng thương anh nên càng sợ mất chị, người em bèn khoét một lỗ trên vách, đêm đêm luồn tay sang buồng đặt lên bụng chị mà canh giữ. Nào ngờ ít lâu, chị dâu có mang. Người em sợ liền bỏ trốn biệt tích. Cứ theo đường mòn đi về phía mặt trời lặn, đi mãi, đi mãi đến khi người em trèo lên ngọn núi cao thì kiệt sức, gục xuống…
Người anh trở về, dù cho vợ phân bua trình bày hết lẽ nhưng vẫn rất giận em. Cho đến khi người vợ chuyển dạ rồi đẻ ra một cái bàn tay. Lúc đó mới biết người em vô tội, người anh vội vã bỏ nhà đi tìm. Cứ đi về phía mặt trời mọc, đi mãi, đi mãi, đến một đỉnh núi cao, vì mệt nhọc, đói khát, vì ân hận, vì thương nhớ em, người anh gục xuống giữa lúc bình minh ló rạng.
Video đang HOT
Không thấy chồng và em trở về, người vợ cũng lên đường đi tìm. Đi mãi, đi mãi, một thân một mình, qua hết núi này đến núi nọ, đến khi không bước nổi nữa, chị gục xuống…
Từ đó, cứ vào cữ hoàng hôn, hồn người em lại cô đơn trên ngọn núi phía Tây thảng thốt nhìn về. Linh hồn tội nghiệp ấy hiện hình thành ngôi Sao Hôm. Hồn người anh kết thành ngôi Sao Mai, cứ nghe gà gáy là thức dậy mọc ở đầu núi Đông bàng hoàng tìm em. Hồn người chị dâu đêm đêm cứ băng từ nơi này qua nơi khác giữa bầu trời mênh mông, thỉnh thoảng ngơ ngác thất thần dừng lại như hỏi đường rồi lại lao chạy như bay. Đó là sao Vượt. Còn bàn tay thì thành sao Rua như mở ra để mong đón lấy ba linh hồn đang bơ vơ giữa trời… Các ngôi sao ấy lúc nào cũng thổn thức lấp láy như muốn được về gần bên nhau!
Kết cấu câu chuyện thì khép lại nhưng mở ra một không gian ý nghĩa ánh sáng của dải ngân hà thế giới tình người. Các vì sao muôn đời vẫn sáng để chứng minh tình nghĩa anh em, tình nghĩa vợ chồng không bao giờ tắt!
Hẳn nhiên hình tượng bàn tay là cái chìa khóa của câu chuyện. Vì sao lại là bàn tay? Còn sự vật nào gìn giữ, nâng niu tốt hơn bàn tay đâu. Người Việt nói: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” thì động tác “nâng” và “hứng” đầy sự trân trọng ấy là nói đến bàn tay! Thế nên bàn tay ấy của người em là bàn tay nâng niu, gìn giữ!
Nhưng ở đời sự nâng niu, quý trọng, gìn giữ còn phải biết cách. Nếu không sẽ làm tổn thương người khác. Đến tận hôm nay ta vẫn thấy có những anh chồng quý vợ mà giữ vợ đến mức vô lối, rồi ghen tuông vô lối. Không mới. Đã có trong truyện cổ tích sao Hôm, sao Mai xửa xưa rồi. Yêu thương sai cách mà với người em, từ bàn tay nâng niu gìn giữ thành bàn tay tội lỗi!
Của cho chưa quan trọng bằng cách cho. Yêu chưa quan trọng bằng cách yêu!
Người em quý chị, giữ chị đã chọn sai cách nên gây ra hậu quả: chị dâu có mang. Dĩ nhiên không thể đẻ ra con mà phải đẻ ra bàn tay là đúng với lôgich hình tượng. Ba cái chết đau khổ đầy bi kịch ấy lại tỏa sáng ý nghĩa về tình anh em, nghĩa vợ chồng sẽ sáng mãi ánh sao! Còn hình tượng nào đẹp hơn đâu?
Trong câu chuyện thì người em ngược về hướng Đông, người anh ngược về hướng Tây. Đấy còn là lời khuyên người ta cố gắng mà hiểu nhau, dù phải mất thời gian kẻo không hiểu nhau sẽ đi ngược đường nhau!
Ở nền văn hóa nào cũng vậy, ngôn ngữ bàn tay là thứ ký hiệu mang thông điệp rõ ràng nhất. Chỉ có ở thời đại dịch COVID người ta mới không thể bắt tay nhau còn trong thông lệ ngoại giao sự bắt tay là cầu nối cho mối quan hệ thân tình. Cự tuyệt bắt tay nhau, không chỉ là sự hẹp hòi, không lịch sự, còn là sự thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng con người.
Tại sao lại bắt tay nhau? Nguyên thủy có từ thời con người còn sống trong trạng thái dã man, đó là hành động của hai sứ giả của hai bộ tộc gặp nhau để trao đổi, cả hai phải giơ tay lên để báo hiệu mình không có vũ khí. Dần dần trở thành cái bắt tay hữu nghị như sau này.
Đến nay, các Tổng thống Mỹ khi tuyên thệ thì một tay phải giơ lên (để chào, để tuyên bố (ngầm) về sự vô tư, trong sáng, trong sạch), tay trái đặt vào cuốn “Kinh Thánh”. Tại sao vậy? “Kinh Thánh” là biểu tượng đa nghĩa trong văn hóa phương Tây nhưng đại để đó là lẽ phải, là chân lý, là sáng suốt…Tay trái lại liên quan tới quan niệm “tĩnh mạch của tình yêu” (Vena Amoris – tiếng La tinh cổ) của người La Mã cổ đại thuộc về tay trái. Nhưng ngày nay khoa học y học lại chứng minh điều ấy đúng.
Ngón tay đeo nhẫn, ngoài chứng minh một tình yêu mạnh mẽ, dào dạt và quý giá như máu thì ngón này có một tĩnh mạch chạy thẳng tới tim nên còn là cách bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức mạng cho cơ tim! Khoa học còn khuyên đeo nhẫn bạc tốt hơn vàng vì bạc có công năng bảo vệ ngoại cảnh mạnh hơn.
Người Việt có câu “Tay bắt mặt mừng”. Tinh tế lắm! Bàn tay quý hóa chỉ để thân thiết, yêu thương. Tất cả gia tài của cải đều thể hiện nơi bàn tay: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Người nào khởi nghiệp chưa có gì thì gọi là “Hai bàn tay trắng” đầy sự lạc quan, tin tưởng, vì nếu khéo “Tay chèo tay chống” sẽ “Tay trắng làm nên”. “Tay” quý giá như vậy nên dân gian chê kẻ vũ phu “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, tức là người không tốt hoặc trong lúc mất lý trí thì không biết cách dùng bàn tay mà lại là “cẳng tay” !!!
Bàn tay là một hoán dụ chỉ người gần gũi, dễ hiểu mà sâu sắc. Nói về một gia đình, một tập thể, một cộng đồng có nhiều cá tính, người thế này người thế khác, không câu nào (so với các ngôn ngữ khác) hay hơn: “Bàn tay có ngón ngắn ngón dài”. Ý ở ngoài lời. Phải hiểu bàn tay mười ngón dài ngắn khác nhau nhưng đều hợp lại nơi bàn tay (tức sự đoàn kết gắn bó máu thịt).
Hơn cả một hoán dụ của ngôn ngữ tự nhiên, hình tượng bàn tay vươn tới một biểu tượng mã hóa của cả đời một người: “Bàn tay gà bới thì khó/ Bàn tay chó bới thì giàu”. “Gà bới” thì đường nét lung tung, sâu nông bất kể. “Chó bới”, vì ít móng lại sắc nên đường bới ít, sâu, rõ ràng. Theo quan niệm dân gian người nào đường chỉ tay “gà bới” thì nghèo, vất vả. Ngược lại đường chỉ tay “chó bới” thì giàu sang, phú quý. Có thật không, hạt nhân duy vật ở đâu? Xin bàn đến vào dịp khác!
Chồng thản nhiên "đàn ông ai chẳng trăng hoa", vợ không phản kháng chỉ nấu món này mỗi ngày cũng khiến anh sợ run người
Hỏi chồng về chuyện ngoại tình, thấy anh thản nhiên thừa nhận khiến Lan cười nhạt rồi lặng lẽ thực hiện kế hoạch của mình.
Cưới nhau được 5 năm, Lan đau đớn phát hiện chồng mình ngoại tình. Trước đó chị cũng đã lờ mờ đoán ra mọi việc khi Tú - chồng chị thường xuyên đi sớm về muộn, chuyện chăn gối không còn mặn mà, hay chê bôi nhan sắc của vợ.
Tú thường cằn nhằn: " Tại sao ngày mình chưa lấy nhau em đẹp như nữ thần. Mà chỉ có mấy năm trời em xuống sắc tệ hại, quần áo thì lôi thôi, tóc tai cũng xơ xác. Đã thế động tý là gắt gỏng với chồng, với con. Cứ về nhà là thấy đau đầu vô cùng".
Mỗi lần Tú chê bai, Lan lại cảm thấy chạnh lòng ghê gớm. Cô cũng giống như bao người phụ nữ khác trong gia đình, lao ra đường kiếm tiền, tiết kiệm từng xu rồi tối về lại đầu tắt mặt tối để lo cho các con, cơm nước cho cả nhà.
Tú thường đưa mắt nhìn say đắm những cô gái xinh đẹp ngoài đường rồi so sánh với chị. Lan chỉ cười không chấp nhặt với anh, bởi Tú chẳng biết đó là sự so sánh khập khiễng vô cùng. Những cô gái kia đâu phải lo cho chồng con, suốt ngày họ đi cà phê, đi ăn nhà hàng, đi mua sắm... Họ chỉ cần chăm sóc cho bản thân họ, đâu như cô ôm trọn cả gia đình.
Lan hi sinh nhiều cho cái nhà này, cô chỉ mong vì tình nghĩa bao năm qua, vì sự nỗ lực của chị mỗi ngày mà chồng coi trọng hơn giá trị của vợ. Nhưng không, cuối cùng Tú vẫn cặp bồ.
Sau bao ngày ôm gối khóc thầm đến cạn nước mắt, Lan quyết định hỏi thẳng anh chuyện có người phụ nữ khác bên ngoài. Lan đã hi vọng rằng anh nói không, hoặc chí ít anh sẽ nói dối quanh co, nhưng Tú lại thản nhiên thừa nhận.
Anh nhún vai nói: " Đàn ông ai chẳng có phòng nhì bên ngoài. Cũng giống như đàn bà các em đeo thêm 1 món trang sức trên người ấy. Hơn nữa cô ấy xinh đẹp, ăn nói ngọt ngào, biết chiều chuộng anh. Có khi em gặp còn cảm thấy phát ngượng ấy".
Nghe chồng nói thế, Lan chẳng muốn đánh ghen hay làm ầm ĩ lên. Bởi vì người thứ ba chẳng thể nào có cơ hội chen chân vào gia đình người khác nếu như tự bản thân người chồng ấy không có vấn đề. Nhưng chị sẽ không dễ dàng buông bỏ, chị muốn dạy cho anh một bài học...
Hôm sau khi Tú đi làm về, Lan chiêu đãi anh món phở bò tái chín thơm lừng. Lâu lâu "đổi gió", Tú ăn ngon lành. Anh còn khen vợ sao không đổi như thế này cho dễ ăn. Ngày nào cũng ăn cơm mãi chán.
Nhưng Lan cho anh ăn riết 1 tuần trời. Tú bắt đầu thấy ớn tận cổ. Nhìn thấy bát phở anh đã buồn nôn đến rùng cả mình. Tú lại là hạng người không quen ăn ngoài, anh có sang nhà cô bồ kia nhưng cô ta lại không biết nấu ăn, suốt ngày đi ăn nhà hàng thì xót tiền. Tú lại hậm hực về ăn phở của vợ.
Đến ngày thứ 8, không chịu nổi nữa, Tú giơ tay đầu hàng ngay khi Lan tươi cười bưng 2 tô phở ra. Anh cũng biết thừa lý do tại sao Lan lại làm thế.
Tú nhăn nhó: " Thôi vợ ơi anh chán phở lắm rồi, mai em nấu cơm lại đi. Nhìn thấy nó anh phát sợ lên được".
Bấy giờ Lan mới nói: " Em tưởng anh thích ăn phở hơn. Phở ngon, dễ ăn không cứng nhắc như ăn cơm nhà... Mà ăn phở với ăn cơm, đằng nào cũng là ăn mà. Thôi anh ăn đi cho em còn dọn. Nhà bao việc đây".
Tú liền làm bộ chắp tay khẩn khoản: " Thôi anh biết lỗi rồi, anh không dám tơ tưởng linh tinh nữa đâu. Anh cũng chấm dứt liên lạc với cô gái kia rồi. Lúc ấy anh suy nghĩ nông cạn, sau về suy nghĩ một hồi thì anh nhận ra vợ con vẫn là nhất. Em tha cho anh lần này nhé".
Tú nói vậy vì sau những ngày sống với cô bồ anh nhận ra rằng, cô ta không thể tận tụy với gia đình như Lan. Ả chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, nói những lời nịnh bợ để "móc túi" anh.
Đi làm về nhìn thấy vợ vui vẻ bên con trai, hai mẹ con ngủ ngon lành, anh lại cảm thấy ấm cúng đến lạ. Và nói gì thì nói, Tú cũng chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ ly hôn Lan. Bởi anh quen có bàn tay cô chăm sóc, quen cả cách cô cằn nhằn với mình, và đặc biệt hơi ấm gia đình cô mang lại.
Lan cũng từ đó mà thay đổi mình. Cô yêu thương bản thân hơn, biết làm đẹp, chăm chút cho nhan sắc. Bởi cô nhận ra: Mình không yêu thương bản thân mình là thiệt!
Thành công không chỉ dựa trên tài năng, mà còn được quyết định bởi một "nguyên tố" Người càng bản lĩnh, tố chất càng cao, không dễ dàng nóng giận, làm ra những hành động mất kiểm soát. Giữ tâm bình lặng, không dễ dàng nổi nóng Người càng bản lĩnh, tố chất càng cao, không dễ dàng nóng giận, làm ra những hành động mất kiểm soát. Người trí tuệ dù phải nếm trải bao nhiêu uất ức, khó...