Bạn sẽ ra sao nếu bị đàn ong bắp cày sát thủ tấn công?
Ong bắp cày sát thủ là một trong những loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới. Nọc độc của chúng chứa mandaratoxin có khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu.
Ong "sát thủ" mang chất độc thần kinh xuất hiện khiến giới côn trùng học Mỹ phát hoảng
Loài ong Bắp cày khổng lồ Châu Á với biệt danh 'ong sát thủ' đã xuất hiện nhiều tại Mỹ.
Với chiếc vòi chứa chất độc thần kinh, có khả năng gây ngừng tim và sốc phản vệ, chưa kể nguy cơ xóa sổ đàn ong mật bản địa, loài ong ngoại lai đã khiến các nhà công trùng học Mỹ phát hoảng.
Những con ong Bắp cày Châu Á khổng lồ đã được phát hiện ở Hoa Kỳ và Canada - gây ra sự hoảng loạn trong các thành viên của cộng đồng khoa học, theo Dailymai.
Những con côn trùng lớn - có biệt danh là 'Ong sát thủ' - có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới ở Đông Á, nơi chúng giết chết khoảng 50 người mỗi năm.
Ong Bắp cày Châu Á đã được phát hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ và Canada - gây ra sự hoảng loạn trong các thành viên của cộng đồng khoa học. Ảnh: Getty.
Những con ong bắp cày có kích thước gấp đôi ong mật và sải cánh dài hơn 3 inch (7,62 cm) được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 11/2019, trên bờ biển phía tây Bắc Mỹ.
Điều đáng ngại, những con côn trùng này có một cái vòi lớn chứa đầy nọc độc là loại chất độc thần kinh, có khả năng gây ngừng tim và sốc phản vệ.
Ong Bắp cày châu Á có kích thước lớn gấp đôi ong mật và có sải cánh dài hơn 3 inch (7,62 cm). Ảnh: Getty.
Conrad Bérubé, một người nuôi ong trên đảo Vancouver nói với tờ New York Times, anh ta đã bị ong Bắp cày tấn công và may mắn được cứu sống. 'Nó giống như có những chiếc đinh bấm nóng đỏ được đâm vào da thịt tôi'.
Các nhà côn trùng học còn lo ngại ong Bắp cày có thể giết chết quần thể ong ở Bắc Mỹ.
Trong khi những con ong Bắp cày có thể gây tử vong cho con người, các nhà côn trùng học lo ngại chúng có thể giết chết quần thể ong ở Bắc Mỹ. Ảnh: Getty.
Những con côn trùng hung dữ có thể tiêu diệt toàn bộ tổ ong chỉ trong vài giờ. Tháng 11 năm ngoái, một người nuôi ong ở tiểu bang Washington đã tìm thấy hàng ngàn con ong mật của mình với đầu bị xé toạc.
Ong Bắp cày khổng lồ châu Á có thể bay 20 dặm một giờ và làm tổ trong lòng đất trong phần lớn thời gian trong năm, nhưng hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 11.
Hiện các nhà côn trùng học đang bắt tay vào một cuộc săn lùng ong bắp cày, trước lo ngại khi chúng sinh sản và phát tán rộng rãi ở Bắc Mỹ.
Con ong bắp cày khổng lồ châu Á gặp phải đối thủ "cứng", bị xơi tái trong vòng 20s Trong hệ sinh thái tự nhiên, bên cạnh những loài côn trùng gây hại như ong bắp cày khổng lồ châu Á cũng sẽ có những sinh vật tự nhiên có ích, đối địch lại với chúng. Nếu biết khéo léo áp dụng điều này sẽ có thể diệt trừ những sinh vật gây hại, lại vừa đảm bảo an toàn cho môi...