Bạn sẽ dễ gặp tai nạn giao thông hơn nếu…không biết vì sao có vạch kẻ đường màu vàng
Chúng ta thường biết ý nghĩa của các vạch kẻ trắng, nhưng vạch kẻ vàng vô cùng quan trọng lại ít biết nó có công dụng gì?
Theo thống kê về an toàn giao thông thế giới, Ấn Độ là nước có con tai nạn giao thông “ấn tượng” hơn cả với hơn 97% tài xế gây ra tai nạn do “thiếu hiểu biết” về luật giao thông. Hiểu rõ về luật giao thông, hiểu ý nghĩa các biển báo, các vạch kẻ đường… là một trong những nền tảng cơ bản giúp người lái xe hạn chế gây ra tai nạn đáng tiếc.
Vì thế, mọi người chớ có chủ quan mà xem thường luật giao thông, hiểu được cái quy tắc ấy chính là cách cơ bản nhất để bảo vệ chính mình khi tham gia chạy xe trên các tuyến đường.
Thông thường, chúng ta sẽ quen mặt đặt tên với một số biển báo như cấm chạy ngược chiều, đường dốc, đường có quy định về tốc độ…Tuy nhiên, ít ai chú ý đến các vạch kẻ trên đường, đặc biệt là các vạch kẻ màu vàng – tín hiệu mà vạch kẻ này đem lại cũng vô cùng quan trọng, cùng tìm hiểu thêm về đường kẻ quyền lực này nhé.
Nếu như các vạch kẻ trắng cho ta biết giới hạn lưu thông của phương tiện thì vạch kẻ vàng là sự cảnh báo, hạn chế một số hành động trong khi đang chạy xe. Đối với vạch vàng, thường được chia ra thành 2 trường hợp: dành cho đường có tốc độ chạy dưới 60 km và đường có tốc độ trên 60km.
Đối với đoạn đường dưới 60 km
Đường kẻ vàng đơn nối liền – thường thấy ở mép đường hay trên vỉa hè
Vạch này là một tín hiệu cảnh báo cho việc cấm dừng và đỗ xe, vạch này thường thấy trong các tuyến đường nội ô. Các bạn đi xe con hay xe máy, nếu không muốn bị phạt oan ức thì chớ dừng hoặc đỗ xe khi thấy vạch vàng nối liền này nhé.
Đường kẻ vàng liên tục hình chữ M
(Ảnh:Internet)
Đây là báo hiệu cho nơi đậu xe của các phương tiện công cộng như xe buýt, vì thế xe sẽ thường ra vào khu vực này. Để an toàn cho mình các bạn không nên dừng hoặc đỗ xe tại đây, gây cản trở cho các phương tiện công cộng và nguy hiểm đến bản thân.
Video đang HOT
Đối với đoạn đường trên 60 km
Hai đường kẻ vàng song song
(Ảnh: Internet)
Nếu thấy hai đường kẻ này thì chớ dại vượt xe nhé, đây là một trong những đường kẻ mang tính báo hiệu nghiêm cấm cao nhất – cấm vượt xe và chạy đè lên vạch.
Một vạch vàng nối liền song song một vạch vàng đứt quãng
(Ảnh: Internet)
Thường thấy trên các tuyến đường có ba làn xe cơ giới, xe đi bên lề vạch kẻ vàng nối liền sẽ không được phép vượt. Và ngược lại xe đi bên lề vạch đứt được phép vượt lên.
Vạch vàng trên vỉa hè
Vạch vàng đứt khúc trên vỉa hè
(Ảnh: Internet)
Vạch này đưa ra một thông tin là không cho phép dừng xe quanh phạm vi tính từ mép vỉa hè đến tim đường.
Vạch vàng nối liền trên vìa hè
Ảnh: Internet)
Nếu không muốn bị các anh công an hỏi thăm thì bạn chớ dại đậu xe dưới lòng đường cũng như trên vỉa hè khi thấy vạch này nhé.
Vạch kẻ vàng cũng như những biển hiệu cảnh báo giao thông khác, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra thông điệp để thi hành đúng luật giao thông, nhằm hạn chế ách tắc, gây ra tai nạn. Hãy là người tham gia giao thông khôn ngoan bằng cách hiểu rõ các tín hiệu này bạn nhé.
Theo Trân Trân
Bạn có biết vì sao cúc áo trên áo sơ mi nữ luôn được may bên trái?
Hóa ra có quá nhiều lý do thú vị về một điều rất thân thuộc nhưng ít khi ta để ý đó là vì sao hàng cúc áo của chúng ta luôn được may bên trái áo sơ mi?
Bạn vẫn hay mặc áo sơ-mi nhưng có bao giờ bạn nhận ra rằng cúc áo của mình được may ở phía bên trái chưa? Còn cúc trên áo của cánh mày râu lại ở phía bên phải? Có rất nhiều giả thuyết khác nhau giải thích lí do vì sao vị trí đặt cúc áo trên áo nam và nữ lại khác nhau như thế.
Từ xa xưa, đàn ông luôn được xem là người mặc áo giáp và chiến đấu. Thanh gươm là vũ khí tối quan trọng với họ và hầu hết đều thuận tay phải nên thanh kiếm được đặt bên trái. Và từ khi thanh gươm được đặt bên trái, họ sẽ mở cúc áo bằng tay phải. Thế nên, hàng cúc luôn được may ở bên phải áo để người đàn ông có thể mở cả bằng tay trái, khi tay phải đang phải giữ thanh gươm.
Hàng cúc luôn được may ở bên phải áo để người đàn ông có thể mở cả bằng tay trái, khi tay phải đang phải giữ thanh gươm. (Ảnh: trendingpost)
Một giả thuyết khác cho rằng từ thời nữ hoàng Victoria, trang phục của phụ nữ gồm rất nhiều lớp và để mặc được chúng, họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của người hầu kẻ hạ. Vì thế, hàng cúc áo trên trang phục phái nữ phải được đặt ở phía bên trái để những người mặc giúp thuận tiện hơn. Còn trang phục của nam giới đơn giản hơn nên họ có thể tự mặc được, không cần phải thay đổi vị trí đặt cúc áo.
Nhưng đã có ý kiến phản bác giả thuyết này vì họ cho rằng không phải phụ nữ xưa nào cũng có người hầu để mặc giúp phục trang. Tuy nhiên, từ thời xưa, nhiều phụ nữ thích mặc trang phục như của giới thượng lưu nên dần dần cúc áo của phái nữ được đặt bên trái.
Hàng cúc áo trên trang phục phái nữ phải được đặt ở phía bên trái để những người mặc giúp thuận tiện hơn. (Ảnh: trendingpost)
Giả thuyết này đến nay vẫn chưa được khẳng định là đúng hay sai. Và có một cách giải thích khác cũng được nhiều ủng hộ. Tại nhiều nhà thờ ở Mỹ và Anh, từ xưa người đàn ông ngồi bên phải còn phụ nữ lại ngồi ở bên trái. Cách bố trí hàng cúc áo như nói trên sẽ hạn chế được việc ngực của nữ bị đàn ông nhìn thấy và ngược lại.
Có nhà nghiên cứu lại cho rằng việc này xuất phát từ thói quen cưỡi ngựa. Từ xưa, phụ nữ khi cưỡi ngựa phải ngồi một bên, và là bên trái. Thế nên, cách bố trí hàng cúc như thế này sẽ hạn chế được gió chui qua kẽ áo vào cơ thể. Ngoài ra, cũng có người cho rằng phụ nữ hay cho con bú ở bên trái và nếu cúc được may ở bên trái, họ sẽ dễ dàng cởi bằng tay phải, còn tay còn lại thì đang ôm con.
Từ xưa, phụ nữ khi cưỡi ngựa phải ngồi một bên, và là bên trái. Thế nên, cách bố trí hàng cúc như thế này sẽ hạn chế được gió chui qua kẽ áo vào cơ thể. (Ảnh: trendingpost)
Có thể thấy rằng có rất nhiều giả thuyết giải thích cho việc cúc áo của nam và nữ được đặt ở hai phía khác nhau. Dù một số giả thuyết được tạm chấp nhận nhưng vẫn có giả thuyết bị phản bác mạnh mẽ và các nhà nghiên cứu cũng vẫn còn tìm hiểu về vấn đề này. Bạn cũng thử giúp họ một tay xem sao nhé.
Theo Newben / Trí Thức Trẻ
Đây là lý do vì sao khi thắp hương ta luôn thắp theo số lẻ... Việc thắp hương, là hành động quen thuộc với người dân Việt Nam, tuy nhiên, việc tại sao thường phải thắp hương theo số lẻ thì không phải ai cũng biết. Nguồn gốc của việc thắp hương Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, việc thắp hương bắt nguồn từ rất lâu đời, khoảng 3700 năm trước công nguyên. Các hình ảnh dâng...