Bản quyền âm nhạc trên Youtube: VCPMC có thể lên ‘gậy’ gỡ sản phẩm
Khi thị trường âm nhạc ngày càng phát triển và phát triển đa dạng, bản quyền âm nhạc lại càng được quan tâm hơn cả khi đây là hệ sinh thái cần được phát triển lành mạnh để kích cầu sản phẩm.
Câu chuyện tiếp thị âm nhạc với việc tạo dựng Music DNA hay sự thành công của Wow Media trong hoàn cảnh dịch Covid-19 là một trong những nội dung được quan tâm tại ngày thứ 2, hội thảo ngành kinh doanh âm nhạc tại Việt Nam – VMW 2021.
Sản phẩm âm nhạc cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác, đều được tạo ra từ trí tuệ và tác giả là chủ sở hữu hợp pháp có đầy đủ các quyền lợi, quyền thù lao công bằng và xứng đáng do pháp luật quy định.
Theo đó, nếu sản phẩm tiêu dùng được mua – bán dựa trên thỏa thuận thì sản phẩm âm nhạc cũng được sinh tồn như vậy dựa trên luật bản quyền. Nếu các sản phẩm được bán ra và đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho tác giả sẽ tạo thêm nguồn lực sáng tạo cho các nghệ sĩ. Và ngược lại, cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền công nghiệp âm nhạc khi thiếu hụt sản phẩm.
Câu chuyện tưởng chừng như rất dễ hiểu này lại không hề dễ tiếp nhận trong môi trường phát triển âm nhạc bấy lâu nay.
Tại hội thảo trực tuyến về kinh doanh âm nhạc Việt Nam: Vietnam Music Week diễn ra ngày thứ 3 (3/6), đại diện của VCPMC (Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam) cho hay, lý do là bởi khi luật bản quyền âm nhạc theo luật sở hữu trí tuệ ra đời năm 2005, hành lang pháp lý chưa đủ để bao quát thực tiễn, trong khí đó, đại đa số cộng đồng, đặc biệt là những người trực tiếp sử dụng âm nhạc có hiểu biết chưa cao nên việc vi phạm diễn ra phổ biến.
Trong khi lĩnh vực sử dụng âm nhạc lại phủ sóng rất rộng, hầu như có mặt trên tất cả các “mặt trận”: intertnet, website, khách sạn, quán cà phê, phòng trà, truyền hình…. Và không phải đơn vị nào cũng hiểu đầy đủ về luật hay biết về đơn vị đại diện tập thể quyền và phải xin phép sử dụng khi kinh doanh.
Nhạc sĩ Huy Tuấn:
“Nếu chưa giải quyết được vấn đề bản quyền thì nhạc Việt vẫn mãi trong vòng luẩn quẩn”
Cho đến nay, về cơ bản, lỗi của các đơn vị sử dụng vi phạm bản quyền âm nhạc mắc phải vẫn “quanh quẩn” về quyền tác giả và quyền liên quan.
Chính vì thế, những câu hỏi như:
- Thời gian qua, có rất nhiều producer trẻ remix một số ca khúc của những nghệ sĩ lớn (chiếm tỉ lệ 80%) và đã bị “ăn gậy bản quyền” rất nhiều.
Trước đây hồi năm 2019 có trường hợp bộ phim Ngôi nhà bươm bướm sử dụng ca khúc của Noo Phước Thịnh mà không có sự xin phép, buộc phải bồi thường kha khá nhiều tiền.
Video đang HOT
Vậy làm thế nào để bên bản quyền gỡ những vướng mắc muôn thưở trong việc bảo đảm bản quyền của bất kì một bản remix và bên tác quyền không làm khó nhau trong quá trình làm việc?
Văn Mai Hương có vi phạm bản quyền với các tác phẩm của Lady Gaga ?
- Gần đây cộng đồng fans của Lady Gaga có khiếu nại về nữ ca sĩ Văn Mai Hương vì đã sử dụng các bài hát trong phim A Star Is Born để phát hành bản cover Tiếng Việt, đi biểu diễn và recorded, phát hành lại trên các nền tảng Youtube/ Facebook/ TikTok.
Vậy chính xác ca sĩ Văn Mai Hương đã có đăng ký/ xin phép tác giả và đơn vị bảo vệ bản quyền đã có bảo vệ được bài hát của ca sỹ/ tác giả chưa?
Những câu hỏi đặt ra ở trên cho thấy tính thời sự của vấn đề bản quyền chưa khi nào “nguội”.
Các đại diện của VCMPC cho hay, về trường hợp của ca sĩ Noo Phước Thịnh, ca khúc được nhắc đến ở đây là Mãi mãi bên nhau.
Tác giả ca khúc là Đỗ Hiếu – thuộc thành viên của VCMPC. Bên sản xuất phim đã xin phép VCPMC khi sử dụng ca khúc. Tuy nhiên, trong hợp đồng ủy quyền giữa tác giả và VCPMC, điều khoản cấp phép quyền tác giả lại không bao gồm quyền liên quan là biểu diễn, hòa âm phối phí. Vì thế, khi nhà sản xuất thuê ca sĩ và nhạc sĩ hòa âm phối khí lại bản mới cho ca khúc này là thuộc quyền liên quan và việc dùng sound recording của Noo Phước Thịnh được xem là vẫn chưa đủ quyền sử dụng.
Trong khi đó, đơn vị đại diện quyền sở hữu tác giả của Lady Gaga thuộc đối tác hợp tác song phương với VCPMC nên show diễn của Văn Mai Hương đã có xin phép quyền biểu diễn. Tuy nhiên, quyền sao chép và phát hành thì VCPMC còn cần phải… kiểm tra lại.
Quy trình lên “gậy” bản quyền trên Youtube của VCPMC
Có thông báo về thời hạn để những bên liên quan có thời gian liên hệ, giải quyết về sản phẩm vi phạm. Quá thời hạn trên, VCPMC sẽ xử lý theo quy định.
Cùng với những chia sẻ cụ thể về hai trường hợp trên, VCMPC cũng cho biết, hiện nay, việc kiểm soát các ca khúc trên Youtube là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, ở một số quyền hạn nhất định, VCPMC cũng có thể lên “gậy” gỡ sản phẩm vì lý do vi phạm bản quyền tại đây.
Theo đó, lời khuyên dành cho tất cả những ai có nhu cầu sử dụng âm nhạc của các tác giả vào tất cả các mục đích ngoài mục đích phi lợi nhuận, không bị thu phí (được quy định ở điều 25 của luật sở hữu trí tuệ) thì: cần tìm hiểu về quyền tác giả cũng như quyền liên quan để tránh rủi ro pháp lý cũng như thiệt hại về quyền lợi.
Làm thế nào để hạn chế việc vi phạm bản quyền tác giả âm nhạc ?
- Nếu là quyền tác giả: cần liên hệ xin phép tác giả hoặc đơn vị được tác giả ủy quyền như VCPMC ( hiện nay, đơn vị này đã có 4600 nhạc sĩ Việt Nam và hơn triệu nhạc sĩ quốc tế ủy quyền). Khi xin phép, cần nêu rõ mục đích làm gì, thời hạn và phạm vi sử dụng.
- Nếu là quyền liên quan (remix, cover, ghi âm, ghi hình, phát sóng…): vẫn phải tìm hiểu về quyền tác giả để có license (giấy phép) từ chủ sở hữu quyền.
Cùng với trách nhiệm của người sử dụng âm nhạc, chính những chủ sở hữu sản phẩm cũng phải có trách nhiệm để bảo vệ quyền lợi của mình như đi đăng kí bản quyền hoặc kí hợp đồng ủy quyền cho các đơn vị đại diện. Đặc biệt, nếu đồng tác giả, phải có sự thỏa thuận rõ ràng về tỉ lệ phân chia quyền sở hữu.
Kinh doanh âm nhạc tại Việt Nam: Tiếp thị độc quyền bằng Music DNA
"Khi xây dựng hình tượng nghệ sĩ, sẽ bao hàm rất rộng các vệ tinh xung quanh, bao gồm âm nhạc, thời trang, phát ngôn, MV hình ảnh nhưng quan trọng nhất vẫn là DNA (nghệ sĩ tính) của nghệ sĩ".
Câu chuyện tiếp thị âm nhạc với việc tạo dựng Music DNA hay sự thành công của Wow Media trong hoàn cảnh dịch Covid-19 là một trong những nội dung được quan tâm tại ngày thứ 2, hội thảo trực tuyến ngành kinh doanh âm nhạc tại Việt Nam - Việt nam Music Week 2021.
Sau nhiều năm ra đời, đến nay, tiếp thị âm nhạc với tên gọi Music Marketing cũng vẫn không thay đổi về bản chất, thậm chí hiệu quả khi sử dụng âm nhạc trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu cho các nhãn hàng đem lại là rất cao. Âm nhạc thực sự là chìa khóa để mở ra cánh cửa cho các thương hiệu tiếp cận thị trường và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi đánh giá thành công trong Music Marketing, người ta còn phải nhìn vào nhiều yếu tố, trong đó có sự kết hợp tổng hòa giữa âm nhạc, nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc.
Như vậy, vai trò của mỗi cá thể ở từng vị trí trong chuỗi kết nối làm nên Music Marketing là như nhau.
Michael Jackson từng trở thành "tâm điểm" làm thương hiệu của của cả hai nhãn hàng nước ngọt nổi tiéng thế giới là Pepsi và Coca-Cola
Theo chia sẻ của Lê Tấn Thanh Thịnh (Forbes U30 Asia 2019) hiện là Co-founder & CEO của BrandBeats Music Marketing, đồng thời là CEO của NHP Entertainment - công ty giải trí của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong, thì không thể đặt ra một công thức chung nào dành cho chiến lược Music Marketing dành cho tất cả các đơn đặt hàng bởi nhu cầu nhãn hàng khác nhau, mỗi thế hệ nghệ sĩ cũng như cá tính đặc trưng của mỗi một nghệ sĩ là khác nhau.
"Có nhãn hàng đòi hỏi về mức độ nhận biết sản phẩm, có nhãn hàng muốn khán giả nghe xong sẽ mua hàng... mỗi một yêu cầu như vậy, sẽ có những cách kể chuyện để tiếp cận khách hàng khác nhau.
Nhưng nếu thành công, thì sự thành công của các nghệ sĩ cũng truyền cảm hứng cho những người làm công việc này như chúng tôi" - Thanh Thịnh cho hay.
Câu chuyện thành công của Wow Media do Nguyễn Hoàng Linh làm chủ cũng gây sự chú ý với chuỗi các Music Show ngoài trời nằm trong hoạt động du lịch trải nghiệm mà công ty anh đang phát triển. Chương trình được biết đến gần đây nhất là chương trình "Mây lang thang" của Noo Phước Thịnh diễn ra tại Đà Lạt cũng lọt top trending.
"Trending (xu hướng) cũng là một yếu tố quyết định khi các nhãn hàng đặt hàng cho một chiến dịch tiếp thị sản phẩm.
Và khi thứ gì đang là trend thì dễ sẽ trở thành bài toán dành cho Music Marketing như khi Rap đang "lên ngôi", người ta sẽ đặt hàng với yêu cầu về Rap market, nếu là Bolero sẽ có Bolero market... và thực tế, ở Brand Entertainment thì âm nhạc chỉ là một nhánh.
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, khi có đến 98% dân số đều nghe nhạc thì chắc chắn Music Marketing sẽ có cơ hội phát triển hàng đầu" - anh tiếp lời.
Chia sẻ về nghề, Thanh Thịnh còn tiết lộ, Music Marketing không hẳn là làm việc theo kiểu thương mại, chỉ đến gặp gỡ nghệ sĩ, trao đổi công việc rồi ai về nhà đó.
Như Amee - nữ ca sĩ là đại sứ thương hiệu cho nhiều nhãn hàng, khi thực hiện những chiến dịch Music Marketing cùng cô, cả ê-kíp đã có những khoảng thời gian gắn bó rất thân thiết, thậm chí là phải ăn cùng, ngủ cùng, chơi cùng nhau mới ra vấn đề.
"Mục đích là để hiểu con người, tính cách Amee cho việc làm nhạc, sản phẩm sẽ phản ánh toàn bộ con người cô ấy. Có như vậy, dù sau đó, sản phẩm có được cover bởi bất cứ ai khác, cũng không ai có thể thay đổi được việc nhận diện Amee qua sản phẩm mà cô ấy là đại diện tiếp thị.
Như vậy, khi xây dựng hình tượng nghệ sĩ, sẽ bao hàm rất rộng các vệ tinh xung quanh, bao gồm âm nhạc, thời trang, phát ngôn, MV hình ảnh nhưng quan trọng nhất vẫn là DNA (nghệ sĩ tính) của nghệ sĩ" - Thanh Thịnh chia sẻ về một trong những điều mà Music DNA trở nên "đáng giá" để theo đuổi trong Music Marketing.
Ngoài ra, để phát triển Music Marketing thành công, Thanh Thịnh còn đề cập đến sự hiểu biết về luật bản quyền mà ở đó, trước khi cần sự trợ giúp của luật sư, người nghệ sĩ phải nắm rõ luật đầu tiên.
"Ngành công nghiệp âm nhạc phát triển hay không, bản quyền rất quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các nghệ sĩ. Bản quyền tạo nên hệ sinh thái và động lực giúp cho các bên liên quan phát triển. Vì thế, cần phải biết rất rõ về luật để không làm sai cũng như phối hợp để làm đúng.
Tôi cũng thấy hiện nay, vấn đề bản quyền đã được các nghệ sĩ chịu khó tìm hiểu, nắm được các thuật ngũ từ bản quyền, bản ghi, tác giả, phái sinh... Những luật này cũng cần các nhà sản xuất, các nhãn hàng phải nắm rõ" - diễn giả nhận định.
Bản quyền âm nhạc cũng sẽ là chủ đề chính cho ngày thứ 3 của hội thảo trực tuyến về kinh doanh âm nhạc tại Việt Nam - VNW 2021 diễn ra vào hôm nay, 3/6.
Thành tích 24h của Jack với MV "LAYLALAY" không mấy khả quan "Chơi lớn" với MV siêu hoành tráng nhưng thành tích sau 24h của "LAYLALAY" vẫn chưa đủ để làm nên chuyện tại đấu trường V-pop. Tối ngày 12/4, Jack chính thức phát hành MV LAYLALAY sau hơn 1 tuần "nhá hàng". Món quà được anh gửi tặng đến người hâm mộ vào đúng ngày sinh nhật tuổi 24 của mình. Sản phẩm âm...