Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Ban QLDA đường Hồ Chí Minh Huân chương độc lập hạng Ba nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập đơn vị này.
Sáng nay 16-8, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã kỷ niệm 15 năm thành lập. Tên tuổi của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh gắn liền với công trình quan trọng quốc gia – con đường mang tên Bác – đường Hồ Chí Minh. Công trình còn mang ý nghĩa lớn lao – tiếp nối truyền thống cách mạng với hiện tại và tương lai, đồng thời hiện thực hóa giấc mơ về một con đường hiện đại thay thế con đường mòn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ.
Ông Lâm Văn Hoàng, Tổng giám đốc Ban QLDA cho biết, hiện, đơn vị này đang đảm nhiệm Dự án đường Hồ Chí Minh, một dự án có quy mô lớn cả về chiều dài và thời gian. Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ mà đặc biệt là lãnh đạo Bộ GTVT, đến nay đã có hơn 2.000 km cầu đường thuộc giai đoạn 1 và một phần giai đoạn 2 trên tổng số 3.183 km đường Hồ Chí Minh hoàn thành, đưa vào khai thác kịp thời, đảm bảo tiến độ và chất lượng, phát huy tốt hiệu quả dự án. Hiện nay, Ban đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2, còn khoảng 1.183 km sẽ phải hoàn thành trước năm 2020, trong đó có đoạn đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước (QL14 cũ).
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba
cho Ban QLDA đường Hồ Chí Minh
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, với những thành tích mà Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã đạt được, Chủ tịch nước đã quyết định trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định tặng Bằng khen cho 3 cá nhân thuộc Ban QLDA nhân dịp này.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và nghi nhận những kết quả mà tập thể, cán bộ Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã đạt được thời gian qua. Theo Phó Thủ tướng, đường mòn Hồ Chí Minh là con đường huyền thoại, góp phần cho thành công của cuộc kháng chiến cứu nước. Đường Hồ Chí Minh là con đường thứ 2 của Việt Nam, nối từ Cao Bằng tới mũi Cà Mau, là xương sống của vùng khó khăn, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Là một công trình quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, vì vậy Ban QLDA phải hoàn thành trong năm 2015. Đảm bảo tiến độ nhưng cũng đồng thời đảm bảo chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thi công, giám sát.
Theo ANTD
Đường Hồ Chí Minh: Từ nghị trường Quốc hội đến tiến trình thực hiện
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh được triển khai đã gần 15 năm. Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia duy nhất đến thời điểm hiện tại được Quốc hội thông qua về chủ chương đầu tư. Tuy nhiên tiến trình thực hiện dự án có nhiều thay đổi.
Muôn vàn khó khăn
Năm 2004, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với tổng chiều dài 3.167km. Dự án được chia làm 3 giai đoạn xây dựng, trong đó, giai đoạn 1 (2000 - 2007) và giai đoạn 2 (2007 - 2010) phải hoàn thành vào năm 2010 để nối thông toàn tuyến từ Pắc Bó đến Đất Mũi với quy mô hai làn xe.
Từ năm 2010 đến năm 2020, tiến hành nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn cao tốc; những đoạn không thể nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cao tốc sẽ mở rộng mặt cắt ngang phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Nguồn vốn cho dự án chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ bởi thời điểm đó việc kêu gọi đầu tư tư nhân hạn chế do các dự án có tổng mức đầu tư lớn, hiệu quả tài chính thấp. Mặt khác việc huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) ngày càng khó khăn do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đã được triển khai gần 15 năm
Việc triển khai giai đoạn 1 cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ. Song đối với giai đoạn 2, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước. Cũng chính vì vậy mà nguồn vốn bố trí cho dự án "nhỏ giọt", một số dự án thành phần đến cuối năm 2008, đầu 2009 mới có chủ trương đầu tư hoặc đã có chủ trương đầu tư, đã hoàn thành dự án đầu tư nhưng chưa được phê duyệt do chưa bố trí được nguồn vốn. Do vậy việc hoàn thành nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh vào năm 2010 là không thể thực hiện được.
Trước bối cảnh này cùng với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/2011 về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tiến hành rà soát các dự án thành phần và chia thành 3 loại: các dự án thành phần tiếp tục triển khai để hoàn thành năm 2015; các dự án thành phần giãn tiến độ đầu tư sau năm 2015 và các dự án thành phần chưa triển khai.
Mặt khác, ngoài nguyên nhân về nguồn vốn cũng còn phải kể đến các nguyên nhân khác như: tiến độ giải phóng mặt bằng; chế độ chính sách thay đổi; biến động giá, năng lực một số khâu của các lực lượng tham gia dự án còn những hạn chế,... cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai dự án.
Xác định tiến độ giai đoạn 2 của dự án sẽ không thể hoàn thành như mục tiêu Nghị quyết số 38/2004/QH11 của Quốc hội đã đề ra; việc phải điểu chỉnh tiến độ hoàn thành nối thông toàn tuyến là một tất yếu khách quan nên Ban đã tham mưu đề xuất với Bộ GTVT để báo cáo Chính phủ, các cơ quan giám sát của Quốc hội cũng như báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp thường kỳ cuối năm của Quốc hội từ năm 2009.
Gỡ bỏ nhiều nút thắt
Đầu năm 2013, Bộ GTVT có văn bản báo cáo Thủ tướng về dự án. Cùng thời điểm này, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Ủy ban KHCN&MT) của Quốc hội đang tiến hành kiểm tra, giám sát tại Tây Nguyên. Sau khi nghe Ban giải trình về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án và sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số nội dung của dự án, nhiều đại biểu đã nhất trí ủng hộ và khẳng định, đây là việc làm cần thiết và cấp bách chứ không thể chậm trễ.
Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia duy nhất đến thời điểm hiện tại được Quốc hội thông qua về chủ chương đầu tư
Trong chương trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 của Quốc hội với 93,98% số phiếu tán thành. Với việc Nghị quyết này được thông qua đã gỡ bỏ nhiều "nút thắt" và mở ra nhiều cái mới cho dự án.
Về phân kỳ đầu tư, giai đoạn nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe từ Pắc Bó đến Đất Mũi được giãn tiến độ đến năm 2020. Danh mục triển khai các công việc từ nay đến năm 2020 cũng đã rõ ràng về thời gian và hình thức đầu tư. Theo đó, nguồn vốn đầu tư để thông tuyến vào năm 2020 bao gồm: vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và nguồn vốn huy động theo các hình thức đầu tư khác (BT, BOT, PPP).
Ngoài ra, để phát huy hiệu quả tổng hợp của đường Hồ Chí Minh ngay khi hoàn thành đưa vào sử dụng, Quốc hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cụ thể, nhiệm vụ mà các bộ, ngành và địa phương liên quan cần thực hiện trong thời gian tới... Đây là những cơ sở, điều kiện thuận lợi để Bộ GTVT nói chung và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh nói riêng tiếp tục thực hiện triển khai có hiệu quả dự án đường Hồ Chí Minh - Công trình quan trọng quốc gia có ý nghĩa đặc biệt này.
Dương Hồ Minh
Theo Dantri
Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương Trần Trọng Tân qua đời Ông Trần Trọng Tân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM qua đời lúc 7 giờ 30 ngày 4/8/2014 tại TP.HCM vì tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi. Ông Trần Trọng Tân tại một buổi góp ý Hiến pháp. Tên thật của ông là Trần Trọng...