Bắn pháo hoa vào đám đông để cầu tài lộc
Người ta nã pháo hoa về phía đám đông đội mũ bảo hiểm, mặc quần áo bảo hộ trong lễ hội Beehive thường niên ở Đài Loan hôm 14/2.
Theo Arabian Business, lễ hội Beehive là hoạt động thường niên được tổ chức tại thành phố Đài Nam, Đài Loan. Người ta tin rằng, số tia lửa bắn trúng người sẽ tỷ lệ thuận với những tài lộc trong năm mới. Chính vì niềm tin đó, người ta nô nức tham gia lễ hội có lịch sử hơn 130 năm qua.
Pháo hoa nổ giữa đám đông. Ảnh: Taiwan.net.tw
Beehive là lễ hội kéo dài một ngày. Năm nay, người Đài Nam tổ chức Beehive vào đúng 14/2, ngày Lễ tình nhân. Dù lễ hội thu hút đông đảo người dân nhưng nó vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn đối với những người tham gia. Các báo cáo cho biết, 14 người phải nhập viện vì chấn thương khi tham dự lễ hội năm nay.
Một bác sĩ cho biết, tàn pháo hoa có thể gây tổn thương mắt hoặc làm bỏng da những người tham dự lễ hội.
Video đang HOT
Theo Datviet
Người ta đi chùa không còn vô minh
Người giản dị nhất thì cầu bình an, số khác cầu tài lộc, thậm chí là cầu duyên. Phật giáo luôn quan niệm "Tiền bạc là vật ngoài thân", nhưng bất cứ ngôi chùa nào cũng phải xoay xở chóng mặt với lượng tiền lẻ mà người đi lễ rải thảm khắp chùa trong mùa lễ hội.
Người ta đi chùa không còn vô minh
Tháng giêng là tháng ăn chơi. Mùa xuân là mùa lễ hội. Đã từ bao đời nay, người Việt có thói quen đi lễ đầu năm, cầu bình an, cầu lộc, cầu tài, cầu bất cứ điều gì mong muốn sẽ đến trong năm mới. Có một thực tế, cuộc sống càng hiện đại, người ta càng tìm đến với tín ngưỡng, tâm linh nhiều hơn. Và có lẽ, chưa bao giờ đời sống tín ngưỡng của người Việt lại sôi động, đa sắc màu và muôn hình vạn trạng như bây giờ.
Ở đây, trong phạm vi một bài viết nhỏ, người viết chỉ xin đề cập về vấn đề lễ chùa.
Hiện nay, không khó để nhìn nhận thấy bức tranh đời sống tâm linh của người Việt nơi cửa chùa. Đó là lượng người đi lễ chùa tăng vọt, thậm chí quá tải ở những chùa nổi tiếng, những ngày Tết hay lễ hội. Đó là những nguyện vọng, mong muốn của người phàm gửi tới đức Phật thông qua những lời khấn vái nhằm cầu xin Phật "phù hộ" cho đắc thành. Đó là những tờ tiền lẻ kẹp giữa đôi tay đang chắp vái, rồi "rải thảm" khắp chùa, thậm chí gài chi chít lên tay, chân, miệng tượng Phật. Đó là việc dâng cúng và hóa vàng mã nghi ngút. Đó là hình ảnh những người phụ nữ hiện đại mặc váy ngắn quá đầu gối, khoe cặp chân trắng muốt trong chùa...
Có quá nhiều thực trạng mà mùa lễ hội nào báo chí và dư luận cũng phản ánh không ngớt.
Không khó để lý giải tại sao mỗi năm, lượng người đi lễ chùa đầu xuân lại không ngừng gia tăng, thậm chí quá tải như ngày nay.
Đó trước hết là tâm lý "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" của người Việt. Người giản dị nhất thì cầu bình an, số khác cầu tài lộc, thậm chí là cầu duyên. Phật giáo luôn quan niệm "Tiền bạc là vật ngoài thân", nhưng bất cứ ngôi chùa nào cũng phải xoay xở chóng mặt với lượng tiền lẻ mà người đi lễ rải thảm khắp chùa trong mùa lễ hội.
Tết Nhâm Thìn 2012, một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội đã thu được 6 tỉ đồng tiền lẻ, đóng thành mấy bao tải, phải nhờ một chi nhánh ngân hàng đếm suốt mấy tuần mới xong. Hơn thế, vừa qua, sự việc chùa Hương tích trữ được 1.200 bao tải tiền lẻ có tổng trị giá khoảng 20 tỉ đồng sau mùa lễ hội khiến bất cứ ai cũng phải giật mình choáng váng. Có lẽ, chẳng có gì phản cảm bằng hình ảnh những tờ tiền gài chi chít trên tay, chân, miệng tượng Phật.
Tục cúng và đốt vàng mã vốn dĩ được du nhập từ Trung Quốc, nó thực chất tồn tại trong tục thờ cúng tổ tiên hay các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ mẫu, thờ thần thánh tại đền, phủ, miếu. Không rõ, nó được người Việt "rước" vào chùa từ khi nào. Vả chăng, cúng vàng mã cũng không khác là mấy so với việc rải tiền lẻ như đã nói trên, cũng đều là tiền mà thôi. Các nhà nghiên cứu văn hóa vẫn thường bức xúc gọi thực trạng này là "hối lộ Phật".
Trước hết, cần phải khẳng định rõ ràng: Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học lớn của nhân loại, răn dạy và soi đường chỉ lối cho con người tu tâm tích đức, xa rời những dục vọng phàm tục để sống hướng thiện. Trong triết lý nhà Phật, khái niệm Tam độc gốm Tham - Sân - Si, tức là tham lam - tức giận - ngu muội, là 3 thuộc tính xấu luôn tồn tại trong con người mà cần phải tu dưỡng để diệt, để tránh. Việc cầu mong vạn sự đã nói trên xuất phát từ tâm lý vụ lợi, càng cúng nhiều thì cơ hội được Phật phù hộ càng cao.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, dù cuộc sống vẫn đang rất tốt, người ta vẫn cầu cúng cho yên tâm, cho chắc ăn. Ở đây, cần phải hiểu rằng cửa chùa là nơi con người tìm thấy sự bình an, tìm đến của Phật để có được sự tĩnh tâm, hóa giải phàm tục, đức Phật chỉ răn dạy con người thoát khỏi phàm tục, ô uế để hướng đến sự giải thoát, tĩnh tại và thanh sạch chứ không hề ban phát bất cứ điều gì cho ai. Những hành vi của số đông những người đi lễ chùa, như đã nói trên, rõ ràng đã phạm phải hai điều răn của Tam độc là "Tham" và "Si", tham lam và ngu muội, vô minh.
Phú quý sinh lễ nghĩa. Những thực trạng nói trên thật không dễ để thay đổi tích cực trong điều kiện cuộc sống vật chất của người Việt ngày càng đầy đủ hơn. Lẽ thường, khi đã no cơm ấm cật, con người luôn tìm đến những yếu tố tinh thần mà tín ngưỡng là một điểm đến giúp người ta tìm kiếm được rất nhiều giá trị.
Thiết nghĩ, để giải thoát được con người khỏi sự vô minh thật không đơn giản, có lẽ bởi vậy mà ngay cả những vị chân tu cũng chẳng dễ đắc dạo. Giải quyết được thực trạng đau đầu này có lẽ là nhiệm vụ bất khả thi đối với các nhà quản lý văn hóa. Giáo dục và tuyên truyền, giải pháp có vẻ hình thức, khuôn sáo và lâu đạt hiệu quả nhưng lại triệt để nhất, ngõ hầu khiến hoạt động lễ hội và thực hành tín ngưỡng của người Việt thực sự đúng với thuần phong mỹ tục.
Theo Motthegioi
2.000 bộ đội, công an bảo vệ Lễ Khai ấn Đền Trần Thông tin từ Ban tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Ngọ 2014 cho biết, sẽ huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ để chuẩn bị cho đêm khai ấn Đền Trần, Nam Định. Theo kế hoạch, Lễ Khai ấn Đên Trân Xuân Giáp Ngọ 2014 được tổ...