Ban Nội chính Trung ương triển khai nhiệm vụ năm 2015
Năm 2015, Ban Nội chính Trung ương đã đề ra 11 nhiệm vụ, công tác trọng tâm.
Sáng 21/1, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương – ông Phan Đình Trạc chủ trì hội nghị.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn trình bày báo cáo tại hội nghị
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng, trong năm 2014, Ban Nội chính Trung ương đã triển khai thực hiện hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ lớn được giao theo Quyết định 159 ngày 28/2/2012 của Bộ Chính trị, thực hiện nghiêm, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cơ bản Chương trình công tác và các nhiệm vụ đột xuất do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo. Nổi bật là đã chủ trì các phiên họp, thực hiện tốt và có sáng tạo các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, chủ động tham mưu, tổ chức phục vụ 13 đoàn công tác của Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng, hoạt động tín dụng của một số Ngân hàng thương mại lớn; chú trọng theo dõi, tham mưu đường lối xử lí nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm và một số vụ việc, vụ án khác thuộc lĩnh vực nội chính…
Xác định năm 2015 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn cho biết: Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và các yêu cầu chính trị, Ban Nội chính Trung ương đã đề ra 11 nhiệm vụ, công tác trọng tâm như tập trung theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các Kết luận, kiến nghị của các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tại một số Bộ, ngành địa phương.
Ông Phạm Anh Tuấn nêu rõ: “Ban Nội chính Trung ương tiếp tục chủ động tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo về chủ trương và các chính sách lớn về công tác nội chính và công tác phòng chống tham nhũng. Ban hành các văn bản, thông báo ý kiến kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo sau các Phiên họp và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Tổng hợp, xây dựng các Báo cáo định kỳ của Ban Chỉ đạo về tình hình, kết quả công tác phòng chống tham nhũng. Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác trọng tâm năm 2015 của Ban Chỉ đạo. Xây dựng Kế hoạch các Thành viên Ban Chỉ đạo đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng và kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý tham nhũng tại một số cơ quan, tổ chức ở Trung ương và một số địa phương”.
Theo Văn Hiếu
Video đang HOT
Thanh tra Chính phủ phát hiện "chi chít" vi phạm trong quản lý đầu tư
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trong khi đó vốn ngân sách nhà nước hiện nay và trong thời gian tới rất hạn hẹp do dự báo tình hình thu ngân sách tiếp tục khó khăn, vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm nhiều để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dư nợ công ở mức cho phép...
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông "đội vốn" thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Để thanh tra chuyên đề diện rộng đạt hiệu quả, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hai lần tập huấn tại Hà Nội và TPHCM hướng dẫn thanh tra các bộ, ngành, địa phương về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp triển khai và tiến độ tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng. 15 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập 740 đoàn để tiến hành thanh tra 12.990 dự án, kiểm tra 194 dự án với tổng mức đầu tư hơn 502.000 tỷ đồng và đến nay đã có báo cáo kết quả.
Một Bộ có 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng duyệt
Theo báo cáo của 15 bộ ngành, hàng loạt những thiếu sót vi phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các công trình, dự án đã được phát hiện. Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư còn sơ sài, thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế địa hình, địa chất công trình dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án làm tổng mức đầu tư của dự án thay đổi. Chủ đầu tư chưa xác định rõ về quy mô, công năng sử dụng và thời gian thực hiện dự án ngay từ khi lập dự án nên khi triển khai thực hiện phải phê duyệt lại quy mô dự án vì không phù hợp, phải điều chỉnh thiết kế hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế.
Đơn cử, do còn có những tồn tại, thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư lên giá trị của dự án phải bổ sung tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu là hơn 21.300 tỷ đồng; bổ sung giá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là hơn 11.500 tỷ đồng; trượt giá tăng do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu... là gần 27.900 tỷ đồng.
Có Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 9 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là hơn 14.600 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỷ đồng. Có Bộ còn một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được Bộ thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Nhiều dự án thiết kế xong không sử dụng, có dự án do thiết kế không sử dụng được phải thay đổi hoàn toàn gây lãng phí hơn 60 tỷ đồng; nhiều dự án do lập tổng mức đầu tư chưa chính xác nên phải thay đổi nhiều lần (có dự án thay đổi tới 4 lần), có dự án do lập dự án chưa chính xác phải loại bỏ tới hơn 190 tỷ đồng.
Có 9 dự án xây dựng trường học ở một Bộ được chủ đầu tư phê duyệt nhưng không có vốn đối ứng với tổng số tiền là hơn 68 tỷ đồng dẫn tới dự án dở dang không đưa vào sử dụng được; có Bộ chủ đầu tư chưa thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản tạm ứng trước vốn cho nhà thầu tại các dự án bị đình hoãn với tổng số tiền là hơn 520 tỷ đồng.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành không quản lý chặt chẽ thiết kế cơ sở, dẫn đến nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng thiết kế cơ sở không phù hợp, phải thay đổi tổng mức đầu tư, phát sinh tăng chi phí xây dựng gây lãng phí lớn. Có Bộ tổng mức đầu tư phải điều chỉnh do thiết bị không phù hợp 94,8 tỷ đồng; tự bổ sung các hạng mục, dự án không đúng với quyết định phê duyệt 198 tỷ đồng; cơ quan tư vấn thiết kế tính toán sai suất đầu tư gần 2.200 tỷ đồng; thay đổi về quy mô dự án không đúng với quyết định phê duyệt làm tăng tổng mức đầu tư hơn 25.700 tỷ đồng.
Việc phê duyệt dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn, cấp công trình, thời gian thực hiện dự án trong khi có nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa được quyết toán theo quy định. Có Bộ còn 99 dự án đã đưa vào khai thác nhưng chưa quyết toán với tổng số tiền trên 102.700 tỷ đồng và 16 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác từ nhiều năm nhưng chưa quyết toán được do mất, không đủ hồ sơ với tổng giá trị thực hiện gần 7.200 tỷ đồng.
Theo tổng hợp của Thanh tra Chính phủ, tổng số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế trên 4.760 tỷ đồng; trong đó, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước là trên 1.122 tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán 1.425 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác trên 2.200 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2011, do có nhiều biện pháp được triển khai trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nên đã cơ bản khắc phục được tồn tại về phân bổ vốn đầu tư dàn trải, hạn chế được tình trạng quy mô và suất đầu tư bất hợp lý. Có Bộ đã rà soát lại quy mô dự án, cắt giảm hơn 35.500 tỷ đồng, chuyển đổi 48 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách với tổng số tiền là 117.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các Bộ ngành còn chưa tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành đã bàn giao và đưa vào sử dụng theo quy định. Có Bộ còn 91 dự án phải dừng, giãn, hoãn theo Nghị quyết số 11/2011 của Chính phủ nhưng vẫn khởi công xây dựng nhiều dự án mới với tổng mức đầu tư là gần 204.400 tỷ.
Dự án đang dang dở vẫn khởi công các công trình mới
Thanh tra Chính phủ cho biết, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập 644 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra 12.546 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là gần 144.873 tỷ đồng. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng gửi về Thanh tra Chính phủ.
Kết quả tổng hợp cho thấy chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn thấp, các dự án và tổng mức đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ thực hiện dự án chậm làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư. Việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa đảm bảo, chưa chính xác do công tác khảo sát không sát với thực tế, phải điều chỉnh đơn giá tiền lương, tiền công, giá nguyên vật liệu, chi phí dự phòng không được tính đúng, tính đủ dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Tại một số tỉnh, việc phân bổ vốn đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa kịp thời, nhu cầu vốn đối ứng để thực hiện dự án theo cam kết với nhà tài trợ là rất lớn trong khi ngân sách địa phương quá hạn hẹp do đó không thể bố trí đủ vốn đối ứng theo trách nhiệm và tỷ lệ quy định tại Quyết định số 60/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý, một số tỉnh, thành phố chưa bố trí đủ vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành, bàn giao và dự án đang thi công dở dang nhưng vẫn khởi công các công trình mới dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản, trái với Chỉ thị số 1792/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Qua thanh tra phát hiện các sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án tại 789 dự án với tổng số tiền sai phạm trên 280 tỷ đồng; sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại 272 dự án với tổng số tiền sai phạm là 248 tỷ đồng; sai phạm về nợ đọng xây dựng cơ bản tại 1.527 dự án với tổng số tiền gần 1.870 tỷ đồng và sai phạm khác ở 2.324 dự án với tổng số tiền trên 791 tỷ đồng.
Cơ quan thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành kết luận và kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền gần 3.190 tỷ đồng; trong đó thu hồi về ngân sách nhà nước 123,6 tỷ đồng, giảm trừ giá trị thanh quyết toán trên 128,6 tỷ đồng và xử lý khác là trên 2.937 tỷ đồng. Đồng thời kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm và có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.
Kiến nghị xử lý số tiền gần 8.000 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ cho rằng kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng là cơ sở đánh giá việc Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, làm rõ thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư; qua đó phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời, đối với những bất cập về cơ chế, chính sách, khuyết điểm, vi phạm trong quản lý dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.
Tổng số tiền vi phạm được phát hiện và kiến nghị xử lý về kinh tế lên tới 7.952,600 tỷ đồng. Trong đó: thu hồi về ngân sách nhà nước 1.245,600 tỷ đồng; giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.553,600 tỷ đồng và xử lý khác (điều chỉnh giá trị dự toán, giá trị hợp đồng, yêu cầu sửa chữa lại...) là 5.153,400 tỷ đồng. Các Bộ ngành, địa phương cho biết đã kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm, có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, ngành trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với những cá nhân, đơn vị liên quan đến những hạn chế, yếu kém, vi phạm được phát hiện qua thanh tra; đồng thời kiến nghị tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
Thế Kha
Theo Dantri
Công bố lãnh đạo BCĐ Phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội vừa được kiện toàn, ngoài nhiệm vụ phòng, chống khủng bố còn phải triển khai phương án giải quyết tình huống khủng bố có thể xảy ra trên địa bàn. Theo quyết định, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - là Trưởng Ban Chỉ đạo phòng,...