Bán nhà, tự tử, bị chặt tay… vì thua bạc
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy đã có rất nhiều người qua Campuchia đánh bạc rơi vào cảnh tán gia bại sản, phải tự tử hoặc bị xã hội đen giam cầm, chặt ngón tay đòi tiền chuộc…
Lượng người vượt biên đánh bạc giảm 50%
Dù đã có những tín hiệu đáng mừng nhưng chúng tôi cho rằng khu vực này lúc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ về tội phạm, gây mất an ninh trật tự biên giới mà các cơ quan chức năng không thể xem thường
Đại tá Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự
Đợt khảo sát mới đây của Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ Công an về tình hình người VN vượt biên sang Campuchia đánh bạc cho thấy, dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, trải dài từ Gia Lai đến các tỉnh Kiên Giang, An Giang có tổng cộng 52 casino, 35 trường gà. Trong đó, nhiều nhất là khu vực biên giới giáp với Tây Ninh với 29 casino và trường gà; Long An 9, An Giang 6, Kiên Giang 5… Các sòng bạc tại khu vực này manh nha xuất hiện từ những năm 2000 nhưng từ năm 2007 đến nay mọc lên như nấm. Hiện nay, phần lớn sòng bài đều do người Trung Quốc và Campuchia nắm giữ, một số ít là do người Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ và Malaysia.
Theo đại tá Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng C45, các sòng bạc dọc khu vực biên giới phục vụ cho người VN là chủ yếu, bởi người Campuchia cũng không được phép đến chơi ở những nơi này. “Các sòng bài là nơi tụ tập các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp, các đối tượng có tiền án tiền sự nên đã và đang gây ra tình trạng mất an ninh trật tự nghiêm trọng”, đại tá Tiến nói.
Video đang HOT
Từ đầu năm ngoái đến nay, Bộ Công an, bộ đội biên phòng, hải quan phối hợp các địa phương dọc biên giới triển khai hàng loạt biện pháp chốt chặn, tuyên truyền… nên tình hình người Việt qua biên giới đánh bạc đã giảm hẳn. “Nếu như trước đây, vào ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật bình quân có khoảng 5.000 – 6.000 người qua biên giới đánh bạc, nay con số này hiện chỉ còn khoảng 2.000 – 2.500 người”, đại tá Hồ Sỹ Tiến cho biết.
Thống kê của cơ quan chức năng cho biết hiện đã có 11/52 casino và 11/35 trường gà bên kia biên giới phải đóng cửa. Nhiều điểm khác phải thu hẹp quy mô hoặc hoạt động chỉ mang tính chất cầm chừng, mỗi tuần chỉ mở phục vụ người chơi từ 2-3 ngày.
Đáng chú ý, tại khu vực giáp biên giới với tỉnh Kiên Giang có 3/5 casino đã phải đóng cửa do không có người chơi. Trong khi đó tại khu vực biên giới “trọng điểm” như Tây Ninh, Long An có rất ít điểm ngừng hoạt động, ngược lại còn có một số sòng bạc đang tiếp tục được xây dựng.
Đại tá Hồ Sỹ Tiến – Ảnh: Thái Sơn
Tiếp tục siết chặt biên giới
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy đã có những con số giật mình xung quanh chuyện người VN vượt biên giới sang Campuchia đánh bạc. Chỉ tính riêng tại Kiên Giang, từ năm ngoái đến nay đã có 38 người phải bán nhà cửa hoặc cầm cố tài sản để trả nợ, 2 người tự tử do thua bạc. Tại tỉnh Tây Ninh, có 15 trường hợp thua bạc bị bắt thế thân, có 2 trường hợp bị chặt ngón tay gửi về cho gia đình. Tại tỉnh Long An, chỉ riêng ở huyện Tân Hưng đã có 7 trường hợp thua bạc bị giữ lại rồi gọi cho người nhà qua chuộc.
Cũng theo thống kê của C45, từ 11.6.2011 cho đến hết quý 2/2012, các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ 512 vụ việc với 791 người vượt biên trái phép, xử phạt hành chính số tiền trên 800 triệu đồng. Các cơ quan chức năng ở Tây Ninh đã khởi tố 5 vụ án hình sự về bắt giữ người trái phép, cưỡng đoạt tài sản.
“Dù đã có những tín hiệu đáng mừng nhưng chúng tôi cho rằng khu vực này lúc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ về tội phạm, gây mất an ninh trật tự biên giới mà các cơ quan chức năng không thể xem thường”, đại tá Hồ Sỹ Tiến nói.
Trong thời gian tới, C45 sẽ tiếp tục phối hợp với bộ đội Biên phòng, hải quan và chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp tuần tra kiểm soát xuất nhập cảnh. Tiếp tục vận động người dân hành nghề vận tải dọc biên giới không tiếp tay cho những người vượt biên trái phép, lên danh sách các điểm tín dụng đen… Ngoài ra, các cơ quan hữu quan đã thống nhất đề nghị Chính phủ xem xét ban hành quy định đối với cư dân dọc biên giới ra nước ngoài theo hướng không để người dân tại đây sử dụng giấy tờ tùy thân để qua lại biên giới như từ trước đến nay.
Theo Thanh Niên
Bắt cóc người, đòi tiền chuộc
Đầu tháng 7-2012, cơ quan chức năng ở Bình Dương tiếp nhận thông tin anh NVH (tạm trú Thuận An, Bình Dương) bị một băng nhóm trộm xe vùng giáp ranh bắt giữ, đánh đập dã man.
Sau đó, chúng còn buộc gia đình anh H. phải nộp 100 triệu đồng để chuộc mạng. Qua xác minh ban đầu, cơ quan công an xác định chủ mưu vụ bắt người, tống tiền là Nguyễn Bá Tuấn (tự Tuấn "tám"; quê Tân Kỳ, Nghệ An).
Muốn "gác kiếm", phải nộp 100 triệu đồng
Được biết, Tuấn mở tiệm cầm đồ ở phường Linh Xuân (Thủ Đức), khi đồng bọn trộm nóng xe máy về liền đẩy vào tiệm cho Tuấn phù phép mang đi tiêu thụ. Tuấn "tám" cùng đồng bọn hoạt động tội phạm tại khu vực giáp ranh từ quận Thủ Đức (TP.HCM) đến thị xã Dĩ An, Thuận An (Bình Dương).
Anh H. tường trình, anh từng tham gia băng nhóm "đá nóng" xe máy của Tuấn "tám". Theo anh H., trộm xe thu nhập cao, có ngày băng Tuấn "tám" trộm được hơn chục chiếc xe máy. Tuy nhiên, nghĩ cảnh công nhân xa quê, tằn tiện nhiều năm trời mới mua được xe máy, nên anh H. quyết định rời khỏi băng Tuấn "tám".
Nguyễn Anh Tuấn, đàn em của Tuấn "tám" khi bị bắt giữ. Ảnh: VB
Nhận thấy sự thay đổi của anh H., Tuấn "tám" lệnh cho đàn em bắt trói H. đưa đến một điểm giáp ranh giữa Dĩ An và Thuận An, thực hiện các màn tra tấn nặng tay. Anh H. bị Tuấn "tám" và đàn em thay nhau đánh đập rồi Tuấn điện cho vợ anh H. yêu cầu nộp 100 triệu đồng mới tha anh H..
"Hiệp sĩ" giải cứu nạn nhân
Ngày 5-7, chị N. (vợ của anh H.) nhận được nhiều cuộc gọi của Tuấn "tám" và đồng bọn yêu cầu giao tiền chuộc Nếu không chịu nộp tiền chuộc, chúng sẽ đưa anh H. qua Campuchia rồi thủ tiêu. Chị N. xin cơ quan cho về sớm để đi vay tiền chuộc chồng. Tối cùng ngày, Tuấn "tám" hét lên trong điện thoại, đe dọa chị N. nếu báo công an thì chồng chị phải lãnh hậu quả. Chị N. nói vay mượn chưa đủ tiền, Tuấn liền bảo cứ đưa trước cho chúng 10 triệu đồng, còn lại trả sau. Sau đó, Tuấn lệnh cho đàn em là Nguyễn Anh Tuấn đến gặp chị N. tại đường ĐT 743 (gần ngã tư 5-50, phường Bình Hòa, Thuận An) nhận tiền.
Rạng sáng 6-7, Anh Tuấn điều khiển xe hiệu Sirius đến nhận tiền thì bị các "hiệp sĩ" Đội Phòng, chống tội phạm phường Bình Hòa (Thuận An) khống chế, đưa về trụ sở công an.
Anh Tuấn thừa nhận nằm trong băng nhóm Tuấn "tám". Bản thân có hai tiền án về trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích. Từ lời khai của Anh Tuấn, ngày 7-7, nhóm "hiệp sĩ" đã tiếp cận quán cà phê VT, nơi giam lỏng nạn nhân H. Lợi dụng đàn em Tuấn "tám" mất cảnh giác, các "hiệp sĩ" đã giải cứu anh H. đưa anh đến một nơi tạm lánh an toàn.
Hiện vụ băng nhóm Tuấn "tám" bắt người đòi tiền chuộc đang được cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương điều tra, làm rõ.
Theo PLTP
Trộm tài sản người bị nạn còn đòi tiền chuộc Thấy người gặp tai nạn giao thông, Tiền và Cường giả làm người tốt đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, rồi lấy toàn bộ tài sản, giấy tờ của người bị nạn để đòi tiền chuộc Ngày 8-7, Công an phường Thuận Giao đã bàn giao 2 đối tượng Nguyễn Doãn Tiền (SN 1995, quê Nghệ An) và Vương Văn Cường...