Bán nhà thủ đô, vợ chồng xây lâu đài đất sét giữa chốn “bồng lai tiên cảnh”
Lâu đài với kiến trúc mái khác thường nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng đã trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách.
Nằm trong một ngôi làng cách thành phố Sibiu của Rumani 40km, ngôi nhà được xem như “ lâu đài cổ tích” giữa đời thực. Công trình được ví là “đứa con tinh thần” của 2 vợ chồng người Rumani Razvan và Gabriela Vasile.
Biết bao nhiêu tâm huyết và công sức của 2 người đã được đổ vào công trình này. Trước đây, cặp vợ chồng sống ở Bucharest (thủ đô của Romania), nhưng họ quyết định bán nhà để chuyển về khu vực có khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ.
Video đang HOT
Lâu đài nằm nép mình cạnh dãy núi Carpathian, nơi được mệnh danh là “thung lũng của các nàng tiên”. Hai vợ chồng đã thảo luận cùng với kiến trúc sư để thiết kế một lâu đài độc đáo. Công trình được xây dựng từ đất sét, rơm và cát, cột bằng gỗ, không dùng sơn như các căn nhà thông thường. Theo lời chủ nhà, toàn bộ lâu đài đều được làm bằng vật liệu tự nhiên, mỗi phòng đều có lối vào riêng.
Công trình hoàn tất dưới bàn tay khéo léo của các thợ thủ công. Vợ chồng Razvan và Gabriela cho biết, họ đã đổ tiền bạc để tạo ra một chốn bồng lai tiên cảnh, một chỗ dừng chân đặc biệt cho những khách hàng. Hiện nay, nơi đây trở thành khách sạn để các du khách dừng chân và nghỉ ngơi giữa cảnh sắc thiên nhiên bình yên.
Xung quanh lâu đài là khu vườn rộng tới 8000m2 với cỏ cây xanh ngắt được chăm sóc kỹ lưỡng. Hai vợ chồng chủ nhà giữ cho lâu đài sạch sẽ, trồng hoa và chuẩn bị những bữa ăn ngon cho du khách. Vị trí hẻo lánh và cảnh quan đẹp càng tăng thêm sức quyến rũ cùng vẻ huyền bí cho khách sạn này.
Mái nhà được thiết kế nhọn tạo nên thẩm mỹ kiến trúc huyền bí khiến cho du khách cảm nhận như đang lạc vào trong một câu chuyện cổ tích xa xưa. Khi tới đây, du khách còn có thể mua những món đồ lưu niệm cũng được làm từ vật liệu thiên nhiên như đất sét nhằm lưu lại ấn tượng đẹp về địa điểm này.
Lâu đài nằm gần một con sông, cảnh quan xung quanh xanh tươi rất lý tưởng để nghỉ ngơi và đi dạo ngắm cảnh. Hoặc du khách có thể ngồi thưởng thức một bữa ăn ngoài trời giữa không gian thiên nhiên thoáng đãng.
Ngôi nhà sinh thái được xây bằng phế liệu
Cặp vợ chồng người Anh Laura Davies và David Buchanan đã xây dựng ngôi nhà sinh thái của riêng họ ở miền nam Tây Ban Nha bằng cách sử dụng các vật liệu phế thải.
Bên trong ngôi nhà sinh thái xây bằng phế liệu
Họ đã dành 7 năm để thiết kế và xây dựng ngôi nhà của mình dựa trên cấu trúc thân thiện với môi trường được gọi là Earthship. Khái niệm Earthship chỉ việc sử dụng các vật liệu tự nhiên cùng với rác tái chế để tạo ra một ngôi nhà tự cung tự cấp do kiến trúc sư người Mỹ Michael Reynold khởi xướng, nghĩa là tự sản xuất được điện, nước cũng như thực phẩm...
Ngôi nhà gồm có một bếp, một phòng khách, một phòng ngủ, một phòng tắm và một phòng tiện ích. Năng lượng chính của ngôi nhà được cung cấp từ các tấm pin mặt trời đồng thời hứng nước mưa làm nước sinh hoạt. Nguyên vật liệu chủ yếu của căn nhà là lon nhôm, chai nhựa, lốp xe và những cánh cửa cũ được hai vợ chồng tìm kiếm ở bãi rác. Riêng lốp xe thì David thường xuyên tới xin ở các cửa hàng sửa chữa ô tô. Ước tính ngôi nhà sử dụng hơn 300 lốp xe cũ.
Ngôi nhà có mái vòm trắng lấy ý tưởng từ kiến trúc miền Nam Tây Ban Nha, bên trên có những ô kính để lấy sáng. Mái vòm cũng là phần khó khăn nhất trong quá trình xây dựng, cần đến 2 năm mới xong. Các cửa sổ đón ánh nắng mặt trời nên vào mùa đông không khí trong nhà vẫn ấm.
"Mùa đông đầu tiên chúng tôi ở đây, trời bên ngoài -3C, có tuyết nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn duy trì ở mức 17C dù không dùng bất cứ thiết bị sưởi ấm nào", David chia sẻ.
Quanh nhà, hai vợ chồng trồng thảo mộc, cây cảnh và xây một số công trình như nhà cho thú nuôi. Ong là nguồn cảm hứng cho Laura tạo ra bộ sưu tập các bức tranh mô tả những con ong trên túi trà. Những thứ này đang được bán để quyên góp tiền mua thêm đất.
Ngôi nhà 65 m2 hướng Đông Nam đón nắng bình minh tại Đà Lạt Thiết kế đơn giản nhưng tận dụng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên có thể coi là điểm nhấn của căn nhà. Ngôi nhà nằm trên mảnh đất có diện tích 120 m2 thuộc phường 9, thành phố Đà Lạt nhưng chỉ được xây dựng trong 65 m2 với chi phí 1,2 tỷ đồng. Phần diện tích còn lại được tận dụng toàn...