Bán nhà để ở trên xe di động, cặp vợ chồng có cuộc sống trải nghiệm ai cũng mơ ước, còn mang về thu nhập 1,8 tỷ/năm
Hành trình du lịch được cặp đôi ghi lại rồi sử dụng chúng để kiếm tiền trên những nền tảng mảng xã hội. Năm 2020, thu nhập của họ là 1,8 tỷ/năm và ước tính sẽ tăng gấp đôi trong năm nay.
Cuối năm 2019, Karen và Sylvester (đang đều ở 41 tuổi) đã xem xét kỹ tình hình tài chính của mình và quyết định thay đổi cuộc sống của mình.
Họ đã bán cả hai căn nhà của mình ở California (họ sống ở một căn và cho thuê căn còn lại), sử dụng 14.000 đô la (322 triệu) từ tiền tiết kiệm của mình để mua một chiếc RV.
RV hay còn gọi là “nhà xe”, bởi không gian trên xe được thiết kế như một ngôi nhà tiện nghi có thể di chuyển mọi nơi. Chiếc xe này được Karen và Sylvester mua trên Facebook Marketplace vào đầu năm 2020 và họ bắt đầu cuộc sống đi du lịch của mình.
Karen và Sylvester Akpan trước chiếc xe RV của họ.
Gia đình 3 người trên chiếc xe RV to lớn của mình.
Sử dụng cuộc sống dịch chuyển của gia đình mình, cặp đôi này phát triển một trang blog có tên gọi là The Mom Trotter. Trên những chuyến du lịch họ sẽ chụp ảnh và làm video về cuộc sống hàng ngày, đăng tải trên các trang Instagram và TikTok.
Cặp đôi thường xuyên đăng tải cuộc sống hàng ngày của họ lên các trang mạng xã hội và thu về lượt tương tác lớn.
Những trải nghiệm thực tế của họ mang về thu nhập 81.000 đô la (1,8 tỷ) trong năm 2020. Năm nay thu nhập của hai vợ chồng còn được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vì tình hình dịch bệnh nên có nhiều người ở nhà thích và quan tâm tới cuộc sống dịch chuyển hơn.
Karen nói: ” Chúng tôi sẽ không quay về ở trong những ngôi nhà nữa. Cuộc sống dịch chuyển mang tới sự nghiệp mới, thu nhập lớn và giúp gia đình tôi có sự trải nghiệm tuyệt vời “.
Cặp đôi chụp ảnh và làm video về những chuyến du lịch rồi đăng tải trên các trang Instagram và TikTok.
Điều đó giúp hai vợ chồng có thu nhập từ lượt xem và quảng cáo.
Video đang HOT
Một chuyến đi RV năm 2019 quanh Arizona, Nevada và Utah đã truyền cảm hứng cho cặp đôi suy nghĩ lại về ước mơ trong cuộc sống. Karen nói: ” Chúng tôi vẫn còn nghèo, đó là sự thật. Nhưng sau khi sinh con, chúng tôi thường đi du lịch ít nhất một lần mỗi tháng để con có thể nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Chúng tôi hiếm khi dành thời gian trong ngôi nhà lớn “.
Karen và Sylvester Akpan với con trai của họ đều là người yêu thích du lịch.
Ngay sau chuyến đi đó, Sylvester Akpan đã quyết định xin nghỉ việc để tập trung vào cuộc sống dịch chuyển của mình. Karen ra mắt blog The Mom Trotter vào năm 2016. Blog của Karen là nguồn thu nhập duy nhất của hai vợ chồng.
Ước tính thu nhập ban đầu chỉ thu về được 50.000 đô la (1,1 tỷ) một năm. Gia đình cô luôn ưu tiên viết về những trải nghiệm khi đi du lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài với những thông tin giao dịch hữu ích khiến nhiều người cảm thấy hứng thú.
Blog cũng là nơi Karen chia sẻ các mẹo chi tiêu của riêng mình, nó giúp cô mang lại một số nguồn doanh thu tới từ quảng cáo. Karen còn tham dự các chiến dịch quảng cáo cho nhiều nơi như Camping World, Circle K Stores, Hilton Hotels và Disney.
Giờ đây, gia đình sử dụng tên Mom Trotter cho tất cả các nền tảng truyền thông xã hội của mình. Đặc biệt, cuộc sống dịch chuyển với các chuyến du lịch thường xuyên khiến họ có nguồn thông tin và tư liệu để viết nội dung cho chính blog ngày một lớn mạnh hơn.
Cách làm này đang giúp họ có sự tự do trải nghiệm cuộc sống dịch chuyển luôn khao khát lại tăng số tiền tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.
Cặp đôi này còn tham dự rất nhiều chiến dịch quảng cáo.
Karen nói: ” Sống trong một chiếc RV đối với chúng tôi, thực sự là điều tuyệt vời nhất. Chúng tôi hạnh phúc vì không nhận được những hóa đơn hàng tháng, có thể thức dậy khi nào muốn, ra ngoài khi cần thiết, không có áp lực “.
Tiếp viên Việt kể chuyện tại hãng hàng không 5 sao của Hàn Quốc: Lương 2000 USD nhưng hãy làm nếu chịu được điều này!
Trải nghiệm làm tiếp viên hàng không quốc tế mang đến cho Yên Thương nhiều nụ cười và có cả những nỗi niềm không phải ai cũng hiểu.
Có ai đó từng nói rằng trở thành tiếp viên hàng không quốc tế là công việc cô đơn nhất trên đời và chỉ những người mạnh mẽ nhất mới có thể kiên trì được với nó. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy bạn được vi vu khắp thế giới, lương lậu lại cao chót vót, còn người trong cuộc như bạn mới hiểu được nhiều thì mất cũng nhiều. Yên Thương - cô gái Việt đang làm tiếp viên hàng không của hãng Asiana Airlines Hàn Quốc cũng mang trong mình những trăn trở như vậy.
Nốt ruồi bay nhảy và mục tiêu phải làm tiếp viên hàng không khi còn trẻ, còn khỏe, còn nhiệt huyết
Yên Thương tốt nghiệp ĐH Ngoại thương TP.HCM. Ngay từ lúc còn đi học, cô nàng đã coi tiếp viên hàng không như một "dream job" (công việc ước mơ) và luôn nung nấu ý định ứng tuyển. Yên Thương tự hứa rằng mình nhất định phải làm, phải trải nghiệm cho bằng được công việc này khi còn trẻ, còn khỏe và còn nhiệt huyết.
"Mình có nốt ruồi ở ngón chân, như ông bà hay bảo là nốt ruồi bay nhảy, hay đi đây đi đó, thấy cũng đúng thật. Mình coi tiếp viên hàng không là 'dream job' vì đối với mình, đây là cái nghề đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời mà ít công việc nào có được: luôn được du lịch khắp nơi với tấm vé 0 đồng, được tận hưởng ở những khách sạn 4-5 sao, mức lương và các phúc lợi cực tốt,...
Tất nhiên, mình cũng nhận thức được rằng nghề tiếp viên hàng không có vô vàn những khó khăn, vất vả khác đằng sau sự hào nhoáng mà mọi người thường thấy. Tuy nhiên, vì mong muốn có những trải nghiệm tuyệt vời, chu du muôn nơi, mình vẫn quyết tâm thi tuyển làm tiếp viên hàng không. Và ngay khi tốt nghiệp Đại học xong, mình đã ứng tuyển vào Asiana Airlines" , Yên Thương chia sẻ.
Tốt nghiệp đại học, Yên Thương lập tức ứng tuyển tiếp viên hàng không quốc tế
So với các hãng hàng không khác, quy trình thi tuyển vào Asiana Airlines khá ngắn gọn và tối ưu. Vòng đầu tiên các ứng viên cần tham gia là vòng hồ sơ (điền form thông tin, viết bài luận tiếng Anh và cung cấp các giấy tờ cần thiết). Tới ngày thi, các thí sinh sẽ lần lượt trải qua các bước như kiểm tra số đo chiều cao, cân nặng, tầm với tay; chụp hình (chân dung và toàn thân), tiếp đó là làm bài kiểm tra tiếng Anh và cuối cùng là phỏng vấn nhóm bằng tiếng Anh.
Vượt qua được 2 vòng này, thí sinh sẽ được khám sức khỏe. Những cái tên được chọn cuối cùng sẽ cùng bay sang đất nước Kim chi để hoàn thành 2 tháng training. Các vòng thi như vòng catwalk, thi tài năng, làm toán,... không có tại quá trình tuyển dụng của Asiana Airlines.
"2 tháng training có thể nói là khoảng thời gian kinh hoàng vừa cực vừa vui. Nhiều người nghĩ training có gì đâu mà vất vả nhưng thực sự, trong chuỗi ngày ngắn ngủi đó, bọn mình đã phải dung nạp những khối kiến thức khổng lồ vào đầu.
Bên cạnh học quy trình phục vụ đúng tiêu chuẩn 5 sao của hãng ra, bọn mình còn cần học tiếng Hàn, học về 7 loại máy bay, học tất cả các quy định về an toàn bay (sơ cứu khẩn cấp trên đất liền/ trên biển, CPR, các thiết bị trên máy bay...) rồi thi thực hành, thi lý thuyết, thi vấn đáp. Một tuần học có 5 ngày mà có tuần thi tận 9 môn. Ai mà dưới 80/100 điểm là phải thi lại. Được thi lại đến lần thứ 3, nếu fail nữa thì xách vali rời khỏi nhà chung, về nước ngay hôm sau luôn. Lỡ rớt 1 lần thôi đã đau tim muốn xỉu rồi" , Yên Thương hồi tưởng.
2 tháng training cực khổ nhưng lại giúp Yên Thương học được rất nhiều thứ
Với Yên Thương, một trong những bí quyết giúp cô nàng vượt qua cuộc thi ngay từ lần đầu tiên có lẽ là nhờ suy nghĩ tích cực, không tự gây áp lực cho mình. Công việc tiếp viên hàng không vốn mang tính cạnh tranh cao và khá khó đậu, có những người phải thi tận 3, thậm chí 4-5 lần mới qua. Thành ra Yên Thương tự động viên mình rằng nếu có trượt lần đầu thì cũng quá ư là bình thường. Tâm trạng "chill", thoải mái kèm sự chuẩn bị kĩ càng, tất cả đã giúp Yên Thương thuận lợi chạm đến mục tiêu của mình.
Những trải nghiệm khó quên cùng hãng hàng không 5 sao
Cùng với mục tiêu đặt ra, ngay từ đầu, Yên Thương đã xác định sẽ cố gắng thi vào một hãng hàng không quốc tế, vì mục đích lớn nhất của cô nàng khi thành tiếp viên hàng không là được bay đến nhiều quốc gia nhất có thể. Nếu làm tại hãng quốc tế thì bạn không cần bay các chuyến nội địa, mà chỉ bay các chuyến quốc tế thôi.
Yên Thương lý giải: "Trong những hãng hàng không quốc tế có tuyển tiếp viên người Việt Nam thì mình ấn tượng nhất với Asiana Airlines. Đây là hãng hàng không 5 sao tại Hàn Quốc nổi tiếng về dịch vụ rất tốt, quy chuẩn về ngoại hình, dịch vụ, mọi thứ đều chất lượng 5 sao, mình nghĩ mình sẽ học hỏi được nhiều thứ trong môi trường chuyên nghiệp như vậy. Thêm vào đó, đồng phục của Asiana Airlines khá hay ho và thú vị, nhìn vừa có sự thanh lịch mà tiếp viên cần, vừa đáng yêu kiểu Hàn Quốc, lại có chút ngầu".
Có rất nhiều lý do khiến Yên Thương lựa chọn hãng bay 5 sao của Hàn Quốc
Nhiều người nghĩ tiếp viên hay xa nhà, tiếp viên quốc tế làm việc ở nước ngoài chắc còn khó có thời gian bên gia đình hơn. Song thực tế không phải vậy. Quê Yên Thương vốn ở Quảng Trị (miền Trung). Hồi còn học tập ở TP.HCM, một năm cô nàng cũng chỉ về nhà 2-3 lần. Thành thử ra về cơ bản, số lần gần gũi gia đình của Yên Thương khi làm ở nước ngoài và khi làm ở TP.HCM là như nhau.
Chế độ lương thưởng đương nhiên cũng là một lý do khác giúp Yên Thương thêm thích công việc của mình. Theo cô nàng, lương tiếp viên hàng không tại Asiana Airlines dao động từ 1.500 - 2.000 USD/tháng, tùy thuộc vào lịch bay và quốc gia tiếp viên bay đến. Tuy lương của tiếp viên người Việt thấp hơn người Hàn nhưng so với mặt bằng chung thì đó vẫn là con số khá ổn.
Cụ thể, lương được chia làm 2 khoản: Lương cơ bản và lương perdiem. Lương perdiem là lương quyết định tháng đó bạn nhận được nhiều hay ít. Nó phụ thuộc vào quốc gia mà tiếp viên layover (qua đêm tại đó). Ví dụ: Bay đến Việt Nam, tiếp viên layover 24 tiếng, perdiem tại Việt Nam tính 2 đô/ giờ, suy ra bạn sẽ được 48 đô trong trong thời gian layover tại Việt Nam. Và perdiem tại các quốc gia phát triển sẽ cao hơn, lương cao hay thấp cũng theo đó mà thay đổi.
Bên cạnh đó, những kỉ niệm Yên Thương có được trên những chuyến bay là nhiều vô số kể. Cô nàng từng có chuyến đi chơi, đón pháo hoa năm mới cùng cả phi hành đoàn tại Sydney, Úc vào đúng dịp giao thừa. Yên Thương cũng từng may mắn gặp được G-Dragon trên chuyến bay cô nàng làm việc.
Hơn cả một công việc, tiếp viên hàng không mang đến cho cô nàng 24 tuổi này cả kho trải nghiệm khó quên
Quay trở lại với vấn đề đặt ra ở đầu bài, cô đơn cũng là thứ Yên Thương đã phải làm quen trong hành trình làm việc tại Hàn. Cô nàng kể: "Có một điều bạn không thể tránh khỏi khi làm tiếp viên hàng không quốc tế, đó chính là sự cô đơn luôn thường trực.
Thông thường, trên một chuyến bay thường toàn đồng nghiệp người Hàn, chỉ có 1 và nhiều nhất là 3 tiếp viên hàng không quốc tế (người Việt, Thái, Philippines, Nhật, Trung hoặc Uzbekistan). Nhưng đa phần thời gian thì chỉ có một mình mình thôi. Mình là đứa khá cởi mở và chăm bắt chuyện, trao đổi, dù vậy vẫn không tránh được cảm giác đơn độc. Rào cản ngôn ngữ là một chuyện, sự khác biệt còn đến từ văn hóa, cách ăn chơi, du lịch...".
8 tháng bay, 1 năm nghỉ không lương và 9 tháng tạm gác ước mơ
Hành trình cùng bầu trời của cô gái 24 tuổi có cái tên là lạ Yên Thương này trên thực tế không dài như nhiều người. Nó kéo dài chỉ vỏn vẹn 8 tháng, tiếp sau đó là một chuỗi hơn 365 ngày đằng đẵng nghỉ không lương vì một lý do khó tránh: dịch Covid-19.
" Vì dịch, rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành hàng không. Số lượng chuyến bay bị cắt giảm rất rất nhiều, thế nên hiện tại hầu hết các tiếp viên quốc tế phải nghỉ bay, thậm chí đã có một vài người bị sa thải. Yêu cầu được đưa ra là phải chờ đến khi hết dịch trên phạm vi toàn cầu thì tiếp viên quốc tế mới được bay trở lại", Yên Thương cho biết.
Yên Thương trở về Việt Nam và tìm kiếm một công việc mới trong thời gian nghỉ bay
Nghỉ ở nhà không lương đương nhiên chẳng vui vẻ gì, nó đồng nghĩa với việc bạn vừa nhớ nghề vừa mất đi một khoản thu nhập. Bỏ qua sự không vui, Yên Thương xem đây như là khoảng thời gian để thư giãn, ở cạnh gia đình, bù lại thời gian phải xa gia đình. Tuy nhiên, cô nàng cũng tỏ ra khá tiếc nuối, tiếc nuối vì thời gian mình đi bay chưa được nhiều mà giờ phải nghỉ và không biết rõ khi nào được bay lại.
Ở một diễn biến khác, là tuýp người không thể chịu được nếu ngồi yên. Sau mấy tháng nghỉ dài ở nhà, Yên Thương đã chủ động tìm một công việc mới ở TP.HCM, tính đến nay đã được 9 tháng. Thế nhưng, cái gọi là ước mơ tuổi trẻ sẽ không thể nào dập tắt được một cách dễ dàng. Khi được hỏi sau khi dịch bệnh ổn định, hãng bay tiếp tục gia hạn hợp đồng, liệu Yên Thương có sẵn sàng quay trở lại Hàn Quốc không, cô nàng chỉ đáp lại 2 chữ ngắn gọn: "Chắc chắn!".
Cô nàng còn đam mê nghiệp bay nhảy cùng bầu trời lắm!
Ảnh: NVCC
Design: Huyền Trang
Hot girl Vũ Trà My: "Hãy theo đuổi ước mơ và làm đúng niềm đam mê thời trang của mình" Kiếm vài chục triệu mỗi tháng nhờ kinh doanh online là điều rất khó tin. Tuy nhiên đó lại là sự thật, chính những cố gắng không ngừng và niềm đam mê của tuổi trẻ đã giúp cho cô nàng hot girl 9X thành công và có mức thu nhập "đáng mơ ước" nhờ vào kinh doanh thời trang. Đó chính là cô...