Bán mỗi sào ớt, sắm được 1 cây vàng
Trái ngược với vụ mùa dưa hấu, nông dân trồng ớt xuất khẩu lại phấn khởi khi giá ớt cao ngất ngưỡng với giá 35.000 đồng/kg. Mỗi sào ớt đạt sản lượng hơn 1 tấn và thu lợi hơn 35 triệu đồng.
Ngược hành trình về vựa ớt thuộc xã Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi), những cánh đồng ớt rực rỡ màu đỏ ớt chín, chan hòa cùng niềm vui khó tả của nông dân khi vụ mùa bội thu và đạt giá cao.
“Chưa năm nào chúng tôi thấy giá ớt cao như vậy, cứ vài ngày ra thu hoạch cả trăm kg ớt, bán lại cho thương lái với giá hiện nay là 35.000 đồng/kg là có vài triệu rồi. Chả bù cho năm ngoái, giá ớt cao lắm cũng chỉ 7.000 đồng/kg mà thôi”, bà Lê Thị Cúc (57 tuổi, ngụ thôn Hàm Long) chia sẻ.
Người trồng ớt tất bật chăm sóc cây ớt, mong đạt sản lượng tốt nhất và bán với giá 35.000 đồng mỗi kg.
Theo lịch trình mùa vụ, người trồng ớt bắt đầu vụ ớt vào tháng 11 âm lịch hàng năm, sau 2 tháng cây ớt bắt đầu trổ hoa, sau 4 tháng là có thể thu hoạch và khoảng 5 ngày hái ớt chín đỏ 1 lần. Mỗi vụ mùa thường thu hoạch đến tháng 7 âm lịch.
Như mùa vụ năm 2014-2015, sản lượng cây ớt ở xã Nghĩa Hành đạt năng suất cao. Trung bình 1 sào cho sản lượng hơn 1 tấn ớt. Với giá 35.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi sào ớt thu lợi hơn 35 triệu đồng (tương đương 1 cây vàng SJC).
Cùng xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc nhưng mùa ớt có giá cao ngất ngưỡng, còn mùa dưa lại rớt giá thê thảm.
Thương lái Phan Văn Ba cho biết: “Tôi thu mua ớt nhiều năm qua, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, điều bất ngờ là năm nay giá ớt rất được giá và cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ớt. Tuy nhiên, hôm nay giá cao như vậy, còn sau này, giá có thể biến động giảm là điều có thể, tùy do bên Trung Quốc quyết định”.
Hiện nay, trên toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 300 ha trồng ớt, riêng xã Nghĩa Hà có từ 30 – 35 ha. Với giá bán tại thời điểm này, người trồng ớt thu lợi hàng trăm triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu trồng ớt ồ ạt thì nguy cơ rớt giá có thể xảy ra như vụ mùa dưa hấu Đông Xuân 2014-2015 ở khu vực miền Trung.
Video đang HOT
Hồng Long
Theo Dantri
Cảnh báo việc thương lái Trung Quốc lũng đoạn hồ tiêu
Ngày 15/4, tại cuộc họp sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk đã đưa ra lời cảnh báo.
Tránh lặp lại kịch bản
Cụ thể, theo ông Phạm Thái, thời gian qua có nhiều thương lái người Trung Quốc đến Đắk Lắk mua hồ tiêu với giá 190.000 đến 195.000 đồng/kg (trong giá thị trường chỉ khoảng 180.000 đồng/kg), sau đó xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.
Tuy nhiên, ông Thái lo ngại: "Việc các thương lái mua gom hồ tiêu với giá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro".
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đào Chí - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành thường trực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Đắk Lắk (Đoàn liên ngành 389), cảnh báo: "Khi lượng hồ tiêu thu gom với giá cao tập trung ra biên giới, nếu thương lái Trung Quốc lập lại "kịch bản" không mua thì chúng ta sẽ thiệt hại kinh tế và rối loạn thị trường trong nước".
Nhấn mạnh thêm, ông Chí nói: "Bài học mới đây là hàng trăm xe tải chở dưa hấu tập trung ra biên giới để bán sang Trung Quốc nhưng giá hạ đột ngột, không bán được, phải đổ bỏ.
Hay như việc thương lái Trung Quốc đi lùng mua rễ tiêu với giá cao tại các tỉnh Tây nguyên khiến nông dân đua nhau nhổ rễ tiêu, thương lái ùn ùn mua gom nhưng các thương lái Trung Quốc bỗng lặn mất tăm".
Nông dân được cảnh báo về việc Trung Quốc có thể lũng đoạn thị trường hồ tiêu
Trong khi đó, gần 2 tuần nay, câu chuyện quả dưa hấu cũng đang gây sốt sình sịch dư luận. Đầu mùa, giá dưa hấu loại 1 đạt 10.000 - 11.000 đồng/kg, đến nay giảm xuống chỉ còn 7.000 đồng/kg. Mỗi xe chở dưa hấu từ khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phải mất ít nhất 4-5 ngày mới được thông quan khiến nhiều trái dưa ủng và chảy nước.
Đến ngày 7/4, hàng tấn dưa hấu thối của VN đưa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh bị trả về, được các tài xế vứt la liệt dọc quốc lộ 4A.
Trước tình trạng ùn tắc dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, cơ quan hải quan Việt Nam đã thống nhất với cơ quan chức năng phía Trung Quốc mở cửa khẩu từ 7h đến 20h để kéo dài thời gian thông quan hàng hóa.
Điều đáng nói, là trong khi, hàng trăm xe tải chở dưa hấu nằm dài nhiều ngày chờ thông quan trong khi thương lái Trung Quốc lựa từng quả, lau chùi cẩn thận rồi cho vào thùng.
Ngày 7/4, tại cuộc họp báo quý I/2015, ông Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, do dịp Thanh minh, phía Trung Quốc nhập nhiều hoa quả tươi, đặc biệt là dưa hấu và thanh long. Năm nay, sản lượng dưa hấu, thanh long trong nước tăng so với cùng kỳ khiến lượng nông sản này đổ về cửa khẩu tăng theo.
"Do xuất tiểu ngạch, không có hợp đồng ngoại thương, không có sự ràng buộc về giá theo quy định thương mại quốc tế nên rủi ro cao", ông Thái nhận định.
Theo ông Thái, về lâu dài cần nghiên cứu cách làm dài hơi để đẩy mạnh tiêu thụ ở nội địa. Mặt khác, cần phát triển ngành công nghiệp chế biến hoa quả, điều phối theo nhu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc chứ không nên tự phát.
Những lần nhận "trái đắng" do thương lái Trung Quốc
Tình trạng thu mua nông sản "quái gở" được các thương nhân Trung Quốc thu mua đã diễn ra nhiều năm và không ít nông dân Việt Nam ôm "trái đắng".
Sau Tết Giáp Ngọ, tại địa bàn thôn Bình Chương, xã Hoài Đức (Hoài Nhơn, Bình Định) xuất hiện nhiều điểm thu mua, sơ chế cây cà gai leo. Do thương lái TQ ráo riết lung mua nên người dân đổ xô khai thác theo kiểu tận diệt.
Cũng trong thời gian này, tại địa bàn huyện An Lão (Bình Định), lá trầu không cũng bị "truy hái" ráo riết. Nguyên nhân do thương lái TQ tập trung về đây thu mua với giá rất cao. Những dây trầu trồng ở mép và giữa rừng trên địa bàn huyện này nhanh chóng bị "vặt" sạch, chỉ còn trơ dây.
Đầu tháng 5/2014, trên đia ban tinh Phu Yên, nhưng ngươi trông chuôi đưng ngôi không yên. Trước đó, đầu nậu thương lái TQ rảo khắp các đồi núi để mua chuối trái với giá 12.000 đồng/kg. Sau đó những người này biệt tăm, giá chuối rớt không có điểm dừng.
Đây cũng là thời điểm các thương lái thu mua cá sấu con tại Nam Bộ. Trước đây, thị trường TQ chủ yếu mua cá sấu sống từ 10kg trở lên. "Không biết nguyên nhân vì sao phía TQ lại tận thu cá sấu con", ông Nguyễn Văn Thành, Chủ nhiệm HTX cá sấu giống Nam Bộ (quận 12, T.p HCM) nói.
Tại huyện Chư Sê tình trạng thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu còn sống cũng diến ra công khai. Chính quyền địa phương cho rằng, thương lái thu mua gốc, rễ tiêu để xay rồi trộn vào sản phẩm hồ tiêu chất lượng nhằm kiếm lời, làm xấu hình ảnh của hồ tiêu VN trên thị trường thế giới.
Banh lông trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, nhưng gần đây, thương lái TQ bỗng về các vùng biển tại miền Tây tung tin thu mua với giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg khiến nhiều ngư dân Kiên Giang bỏ hàng chục triệu sửa tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ kéo nhau đi khai thác.
Điều đáng nói là sau khi thu mua ồ ạt thì những thương lái Trung Quốc lại tự nhiên ... mất tích.
Lý giải cho việc, tại sao thương lái Trung Quốc lại lừa được nông dân Viêt, ông Nguyễn Đình Bích, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng thực chất ở đây thương lái Trung Quốc đã tạo ra nguồn cung ảo, cầu ảo và loại cung ở đây là không có giá trị.
Lý do là họ có thể thổi giá nguồn cung tùy ý vì không có giá trị như con đỉa thì làm sao xác định được giá nó là bao nhiêu, không ai biết nó có giá trị sử dụng thế nào. Khi đã thổi được giá, thao túng được thị trường thì họ... biến luôn.
Cuối cùng, người dân và thương lái nước ta lại mua chính hàng mình đã bán, hàng hóa không tiêu thụ mà chỉ chuyền tay qua lại và thương lái Trung Quốc kiếm lợi nhuận, còn ai ôm hàng thì mang nợ, nông dân thì làm hại ruộng vườn mình. Chiêu bài này họ làm hoài được vì lòng tham.
Và chiêu bài quen thuộc của những thương lái Trung Quốc vẫn là mua giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng lớn và bỗng dưng biến mất, làm thương lái lẫn nông dân nước ta "ôm hận".
Đồng tình quan điểm, theo TS Lê Đăng Doanh - nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần có một nghiên cứu, khảo sát, báo cáo đầy đủ về các thủ đoạn, hành vi của thương lái Trung Quốc trên cơ sở đó, Bộ Công thương cần có hướng dẫn cụ thể, đối với thương lái không có lai lịch, đăng ký khi mua cần phải báo cáo và phải ngăn chặn về mặt pháp luật hoặc thông báo đến nông dân, địa phương để có biện pháp phòng ngừa, cảnh giác.
"Thương lái Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được. Các hành vi này chỉ mới thấy ở Việt Nam, chưa thấy ở các nước láng giềng khác", TS Lê Đăng Doanh nói.
Theo Thái Linh (Tổng hợp)
Đất Việt
Tình người sưởi ấm người trồng dưa miền Trung Từ đầu tháng 4 đến nay, hàng trăm tấn dưa hấu của nông dân miền Trung phải nằm lại đồng vì thương lái "bỏ của chạy lấy người" do lượng dưa không thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn). Đằng sau nước mắt trắng tay của nông dân là tình người sẻ chia trên khắp cả nước. Tri ân triệu...