“Bán lúa non” còn hơn…
Mặc dù đã có quy định và hướng dẫn cụ thể về việc cho vay mua nhà ở xã hội, nhưng việc vay vốn của các đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn do không có tài sản đảm bảo trả nợ. Theo quy định của Bộ Xây dựng, tài sản thế chấp chính là căn hộ nhà ở xã hội.
Song, do chủ đầu tư đã lấy chính công trình nhà ở xã hội thế chấp ngân hàng để vay vốn nên ngân hàng không chấp nhận cho các đối tượng mua nhà được vay vốn nữa. Hơn thế, để đảm bảo trả nợ ngân hàng, người vay vốn bắt buộc phải có hợp đồng ký với chủ đầu tư. Sự “trói buộc” chằng chịt này đã gây rắc rối, phức tạp cho người dân.
Đương nhiên, ngân hàng phải “ nắm đằng chuôi” để phòng ngừa rủi ro, nợ xấu nên chủ đầu tư các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp không được dùng quyền sử dụng đất của dự án để thế chấp tại các ngân hàng vay vốn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, nhìn vào thực lực của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mới thấy rõ sự “yếu đuối” về nguồn vốn. Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm xáo trộn thị trường bất động sản, tác động xấu đến kinh tế. Theo thống kê, cả nước hiện có trên 1.700 doanh nghiệp kinh doanh nhà ở và bất động sản, trong đó chỉ có 41 doanh nghiệp đạt vốn trên 500 tỷ đồng, 50 doanh nghiệp có vốn 200-500 tỷ đồng, 115 doanh nghiệp có vốn 50-200 tỷ đồng, còn lại quy mô vốn còi cọc từ 10-50 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo giới chuyên gia, quá nhiều doanh nghiệp chỉ đủ vốn “mua một căn nhà” nên khó đủ sức thực hiện các dự án lớn nếu không chạy vạy vay ngân hàng. Chẳng hạn ở TP.HCM, trong các dự án nhà ở, các doanh nghiệp chỉ có vốn chủ sở hữu 15-20% trên tổng mức đầu tư, còn lại 70-80% vốn vay ngân hàng. Yếu năng lực tài chính lại muốn kiếm lợi nhuận nhiều và nhanh, nhiều chủ đầu tư dự án làm ăn chộp giật, bán nhà trên giấy, thu tiền của khách hàng ở dự án này để “đập” vào dự án khác kiểu “giật gấu vá vai”. Hậu quả là, hầu hết các sự án ì ạch, chậm bàn giao. Chưa hết, họ còn mập mờ thông tin, thiếu minh bạch về dự án, thậm chí “cài bẫy” khách hàng bằng những điều khoản hợp đồng bất lợi. Trong khi đó, quá trình kiểm tra giám sát, thẩm định tài lực của chủ đầu tư quá lỏng lẻo, dẫn tới nhiều dự án chậm trễ phát sinh chi phí làm cho giá nhà cao vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người dân có nhu cầu về nhà ở. Riêng tại Hà Nội, hiện có 370 dự án nhà ở, khu đô thị đã giao cho chủ đầu tư với 530.000 căn hộ, cần vốn đầu tư 904.000 tỷ đồng. Thế nhưng, vốn tự có của doanh nghiệp hạn hẹp, chủ yếu bám vào vốn vay ngân hàng, nhiều chủ đầu tư đã “mệt mỏi” do gánh nặng lãi suất lớn buộc phải “bán lúa non” hoặc “cắt lỗ” để tạo dòng tiền.
Thị trường bất động sản đã “rúng động” khi có những công ty lớn buộc phải đại hạ giá bán căn hộ cao cấp tới 50%. Giới kinh doanh bất động sản cho rằng thà “bán lúa non” còn hơn nặng nợ lãi suất ngân hàng.
Đan Thanh
Theo ANTD
Tổng Giám đốc ngân hàng SCB từ chức
Kể từ ngày 15/10, ông Võ Tấn Hoàng Văn - Phó Tổng Giám đốc chính thức giữ chức quyền Tổng Giám đốc thay ông Lê Khánh Hiền để điều hành SCB. Ông Lê Khánh Hiền từ nhiệm chức danh tổng giám đốc ngân hàng này vì lý do cá nhân.
Ngân hàng SCB hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, Ficombank, TinNghiaBank.
Thông tin từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết: Kể từ hôm nay 15/10, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã bổ nhiệm ông Võ Tấn Hoàng Văn - Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ quyền Tổng Giám đốc thay ông Lê Khánh Hiền điều hành SCB.
Đồng thời, ngân hàng này cũng đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Lê Khánh Hiền vì lý do cá nhân.
Trong gần 2 năm điều hành SCB, ông Lê Khánh Hiền được đánh giá là "đã có nhiều đóng góp giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, kiện toàn hệ thống, đầu tư công nghệ và phát triển năng lực đội ngũ cán bộ nòng cốt theo đúng chiến lược chuyển đổi và phát triển của ngân hàng".
Ông Võ Tấn Hoàng Văn tham gia vào ban lãnh đạo SCB từ tháng 7/ 2013. Trước đó, ông Văn từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - ngân hàng tại Công ty Ersnt & Young Việt Nam (E&Y).
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) là ngân hàng hợp nhất từ ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng này vừa tiến hành ký kết hợp đồng bán nợ xấu có giá trị 1.800 tỷ đồng cho VAMC. Với việc bán các khoản nợ cho VAMC, SCB đã đưa tổng nợ xấu của toàn hệ thống xuống dưới 3%.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Choáng với việc thu học phí kiểu ... 'cầm đồ' "Cầm đồ" là từ mọi người sử dụng để chỉ loại hình dịch vụ, trong đó một người nhận giữ tài sản của người khác và cho người đó vay tiền với lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, ngay trong lĩnh vực đào tạo, một trường đại học cũng đưa ra mức "lãi suất cầm...