Bản lĩnh Nga trong những trận chiến lớn!
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi Mỹ-NATO- Phương Tây muốn là sụp đổ, trừ nước Nga.
Điều Mỹ muốn sau khi Liên Xô tan rã là nước Nga, quốc gia cuối cùng của Châu Âu, trở thành chư hầu của Mỹ. Sức mạnh của Mỹ-NATO-EU là sức mạnh khủng khiếp nhất của thế giới do Mỹ đứng đầu, đã được huy động để ra tay với nước Nga…
Nhưng thực tế cho thấy, muốn là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác. Nước Nga, dù ở trong bất cứ tình thế ngặt nghèo nào, đánh quỵ nước Nga, dân tộc Nga, không phải là chuyện dễ dàng. Và, lịch sử, thực tế đã chứng minh hùng hồn rằng người Nga vượt qua và chiến thắng.
Tổng thống Nga Putin và Bộ tham mưu của ông ta (để cho gọn ta viết tắt là Putin) có những nước đi tài tình, ngoạn mục trong tình thế bị Mỹ-NATO-PT dàn trận hòng đánh quỵ nước Nga.
Rốt cuộc, giờ đây, bất luận thế nào, bất chấp ai không mong muốn và cố tình cô lập thì nước Nga và Putin luôn đóng vai trò không thể thiếu trong an ninh, chính trị, kinh tế châu Âu và thế giới.
“Đóng băng” Ukraine để mở mặt trận Syria
Báo chí phương Tây, tờ Le Monde, thừa nhận “Putin là một nhà chiến thuật đáng sợ”, nhưng dìm hàng, đánh giá thấp “tầm chiến lược” của Putin.
Rằng là Putin đã sai lầm khi ngăn cản Ukraine gia nhập EU nên xảy ra cách mạng màu tại Ukraine khiến thế lực thân PT lên nắm quyền; rằng là lấy mất Crimea nên bị EU cấm vận, trừng phạt điêu đứng nền kinh tế; rằng là Nga bị rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất với Mỹ-PT kể từ kết thúc chiến tranh lạnh…
Vậy Nga sẽ làm gì khi NATO tiến sát đến biên giới Nga? Nga sẽ làm gì nếu Crimea rơi vào tay NATO? Tại đây, Ukraine thất bại là không có gì bàn cãi, nhưng Mỹ-NATO và Nga thì kẻ nào không đạt được mục đích? Vậy, đó là tầm chiến lược hay chiến thuật?
Binh lính Nga ở Crimea
Video đang HOT
Nga sẽ làm gì khi tại Syria, nếu như chính quyền Assad bị tan rã, thế lực khủng bố thánh chiến, nhà nước hồi giáo IS làm mưa làm gió hỗn loạn, đặc biệt có hơn 5000 tên khủng bố gốc Nga lấy đó làm căn cứ với sự hậu thuẫn của nước ngoài xâm nhập vào phía Nam nước Nga?
Chẳng có một tư tưởng quân sự nào trong thế chủ động lại buộc mình rơi vào thế “2 đầu thọ địch” trừ phi bị đối phương đưa vào.
Nga mở mặt trận Syria hay không, vào lúc nào là do Nga chủ động, do đó, để mở mặt trận Syria thì buộc phải kết thúc ở mặt trận Ukraine hoặc ít nhất là “đóng băng” tình hình Ukraine.
Một loạt hoạt động quân sự, ngoại giao, kinh tế với Ukraine và phương Tây để tạo ra Minsk-1, Minsk-2 đã trói Kiev trong một thời gian dài. Và, cái tài giỏi của Nga là đã “câu giờ” thành công mà không bị phát hiện.
Chẳng ai tin rằng, Nga đang bị Mỹ-EU cấm vận, trừng phạt làm cho nền “kinh tế Nga sắp thảm họa”; chẳng ai tin rằng, nước Nga như “trạm xăng”, ý coi thường của ngài nghị sỹ Mỹ nổi tiếng John Mc Cain là nước Nga chỉ biết hút dầu lên bán…thì là lúc Nga xuất binh tấn công tại Syria.
Putin cho rằng, tấn công tiêu diệt lực lượng khủng bố bị cấm hoạt động tại Nga (LIH) trong đó có 5000 tên gốc Nga tại Syria có lợi hơn, dễ hơn, khi tấn công tiêu diệt nó tại vùng Kavkaz hay trong nước Nga.
Bảo vệ nước Nga từ xa là mục tiêu chính, đồng thời bảo vệ đồng minh Assad, phô trương sức mạnh quân sự, thử vũ khí, bán vũ khí….là lý do xuất binh vào chiến trường Syria trong tình trạng nước Nga đang gặp khó khăn của Putin.
Và, thực tế đã chứng minh quyết định đúng đắn, sáng suốt và chính xác đến tuyệt vời. Vậy đó là tầm chiến lược hay chiến thuật?
Dứt điểm tại Syria để đối phó Ukraine “tan băng”
Không biết là sự ngẫu nhiên hay là sự cố ý khi Nga và liên minh đang tiến dần đến chiến thắng tại Syria hay ít nhất là đang tiến dần đến một giải pháp hòa bình cho Syria thì cũng là lúc tại Ukraine “tan băng” với vụ việc Nga phát hiện, bắt giữ quân của chính phủ Ukraine có âm mưu và hành động khủng bố ở Crimea.
Ukraine đã vượt qua “làn ranh đỏ” và lập tức chịu hậu quả khi phản ứng của Nga – “người hùng Trung Đông”, cực kỳ quyết liệt.
Putin không coi chính phủ Kiev do Poroshenko đứng đầu là hợp pháp chẳng khác nào là “nhà nước Hồi giáo tự xưng IS” vì đã dám khủng bố Crimea, lãnh thổ Nga.
Động thái này báo hiệu Nga sẽ lấy tư tưởng chống khủng bố của Mỹ làm bài học để ra tay trừng trị quân khủng bố, trục ma quỷ khủng bố và ngay cả nhà nước khủng bố mà Mỹ-PT không thể gây khó cho Nga. (Nga đang tập hợp bằng chứng để trưng ra cho Mỹ-PT hết chối cãi).
Với tinh thần đó, Nga đã cho rằng “sẽ vô ích khi nói chuyện với chế độ Kiev trong khuôn khổ “bộ tứ Normandy” có nghĩa là Nga coi “bộ tứ” đã không còn vai trò, ý nghĩa.
Vậy điều gì sẽ xảy ra? Hoặc là chính quyền Kiev sẽ phải chịu đòn trả đũa khủng khiếp, tệ hại của Nga hoặc Phương Tây buộc Kiev thực hiện nghiêm túc, đầy đủ thỏa thuận Minsk-2.
Tất nhiên, nếu Kiev thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Minsk-2 là tốt nhất cho Nga, nhưng nếu như Kiev không muốn và thách thức Nga?
Đáng tiếc là Ukraine có dám thách thức Nga hay không thì phải xem Mỹ-NATO-EU. Đây là cuộc đối đầu Nga và Mỹ-NATO-EU trên chiến trường Ukraine. Chính quyền Kiev chỉ là quân cờ.
May cho Nga là tình hình Syria là không còn ở giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, ván cờ tại Syria đã vào thế khó gỡ. May cho Nga là mùa Đông châu Âu đang đến gần, Nga sẽ có nhiều tùy chọn tại Ukraine để khiến cho châu Âu phải dạy cho chính quyền Kiev một bài học để cho mình ấm áp trong mùa Đông.
Tùy chọn nào là thuộc về quyết định Putin và Bộ tham mưu dày dạn kinh nghiệm, bản lĩnh của ông ta. Có điều đáng suy ngẫm là quyết định của Putin luôn khiến đối thủ bất ngờ.
Theo Đất Việt
Matxcơva thị uy sức mạnh ở Trung Đông, phương Tây chỉ biết đứng nhìn
Các động thái của Nga ở Trung Đông thời gian gần đây buộc phương Tây phải nhìn nhận Matxcơva như một đối trọng ở khu vực này, nhà báo Thomas Avenarius của tờ Sddeutsche Zeitung viết.
"Với sự táo bạo không thay đổi, người đứng đầu điện Kremlin khiến đối thủ của mình trở tay không kịp và cũng không ai có thể can thiệp vào cuộc chơi của Nga ở Trung Đông", nhà báo người Đức nhận định và cho rằng phương Tây không thể ngăn chặn chính sách Trung Đông của Matxcơva.
Hạm đội Biển Đen nã tên lửa hành trình &'nghiền nát' mục tiêu IS
Theo nhà báo này, Nga chiếm được khoảng trống mà Mỹ để lại sau khi Washington rút khỏi Trung Đông. Việc sử dụng lực lượng không quân một cách hiệu quả đã tạo cho Matxcơva lợi thế đáng kể trong việc ổn định vị trí của Bashar al-Assad và Nga một lần nữa trở thành &'nhân tố có ảnh hưởng' ở Trung Đông.
"Trên chiến trường ở Syria, Matxcơva đã tìm được đồng minh. Trước đây, nhà lãnh đạo Iran Ayatollah Khomeini từng coi Liên Xô là &'siêu cường ma quỷ', nhưng giờ đây người kế nhiệm của ông đã cung cấp căn cứ không quân cho máy bay ném bom của Nga. Và sự thật là nước nào có thể tìm thấy tiếng nói chung với Iran, nước đó có thể sớm ổn định Iraq", nhà báo Đức nhấn mạnh.
Theo ông, Nga có thể trở thành "đối tác không chính thức của trục Shiite" ở Trung Đông gồm có Iran, Iraq, Syria và "Hezbollah" ở Lebanon. Trong khi đó, Mỹ đã để mất đối tác Sunni của mình.
Cùng chung quan điểm với nhà bào Đức, trong một bài viêt được đăng tải mới đây, tờ New York Times của Mỹ cũng thừa nhận rằng sức mạnh quân sự của mà Nga đang phô diễn ở Trung Đông.
"Nga đã cho thấy họ có thể giáng đòn tấn công theo hầu hết tất cả các hướng trong khu vực: từ Iran, từ tàu chiến trong vùng biển Caspian, Địa Trung Hải, cũng như từ căn cứ không quân ở tỉnh Latakia của Syria", tờ báo uy tín của Mỹ viết.
Trước đó hôm 19/8 , Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Hạm đội Biển Đen của nước này vừa phóng 3 tên lửa hành trình vào các mục tiêu IS làm các trung tâm chỉ huy khủng bố và cơ sở sản xuất đạn dược của chúng bị xóa sổ.
Theo bộ này, các tên lửa được bắn thẳng vào khu vực Al-Nusra và bay qua những nơi không có dân cư: "Để đảm bảo cho sự an toàn của người dân, hành lang bay của tên lửa được vạch ra ở những khu vực ít người sinh sống".
Theo VTC
Đằng sau quyết định bổ nhiệm chánh văn phòng mới của Putin Bổ nhiệm một chánh văn phòng Điện Kremlin mới, trẻ tuổi và có ít các mối liên kết chính trị, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đang hướng tới mục tiêu thay máu vòng tròn quyền lực quanh mình. Chánh văn phòng Điện Kremlin mới được bổ nhiệm Anton Vaino. Ảnh: BBC Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12/8 bất ngờ miễn...