Bán lẻ bùng nổ, chủ sở hữu shophouse hưởng lợi
Hàng loạt các thương hiệu thời trang, F&B, giải trí, bán lẻ… nổi tiếng thế giới đang lần lượt đổ bộ vào Việt Nam. Xu thế đó đã mang đến niềm vui cho các chủ nhân shophouse khi có cơ hội tận hưởng tỉ suất sinh lợi vượt trội từ cho thuê mặt bằng
Bán lẻ bùng nổ
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu như trên phân khúc cửa hàng tiện lợi, tổng số lượng Convenient stores đã tăng ấn tượng từ vài trăm cửa hàng năm 2014 lên quy mô 1.600 tính đến quý 1 năm nay. Không dừng lại ở đó, những Vinmart , Circle K, Family Mart, 7- Eleven, Shop & Go, Bách Hóa Xanh, GS 25… vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược bành trướng mạnh mẽ, tạo nên một cuộc chiến cực kì sôi động trong các năm tới.
Theo đơn vị tư vấn Boston Consulting Group, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh từ 12 triệu người năm 2013 lên 33 triệu vào năm 2020. Tổng chi tiêu tiêu dùng của cả nước tăng vọt từ 69,44 tỉ Euro năm 2010 lên 131 tỉ Euro vào 2015 – tương ứng với mức tăng 60,7%. Theo dự báo của EVBN, xu thế đó sẽ tiếp tục trong tương lai nhờ các chính sách cải cách thị trường đi cùng với quá trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. “Dự kiến đến năm 2020, quy mô tiêu dùng tại Việt Nam sẽ đạt đến con số 181 tỉ Euro”, EVBN nhận định.
Xu thế tiêu dùng bùng nổ tất nhiên khó lọt khỏi tầm mắt của các thương hiệu bán lẻ, thời trang hay ẩm thực hàng đầu quốc tế. “Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chi tiêu nhiều hơn vào các nhóm hàng ngoài tiêu dùng nhanh như hàng điện tử, dược phẩm, du lịch, bất động sản… nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống”, theo nghiên cứu từ Nielsen.
Về thời trang có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đã có mặt ở Việt Nam như Zara, H&M. Ở thị trường ẩm thực, đó là các tên tuổi nổi tiếng như café Starbucks, Highlands Coffee, KFC, Pizza Hut, McDonald’s cạnh tranh cùng các thương hiêu nội địa như Phúc Long, The Coffee House…
Đó còn là sự xuất hiện của của các chuỗi dược phẩm, phòng khám bệnh, các chuỗi siêu thị phục vụ mẹ và bé, chuỗi rạp chiếu phim. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn thiếu lựa chọn nhưng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế, ngành bán lẻ tại Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển mạnh.
Tất nhiên, đồng hành với đó là cuộc chiến khốc liệt về sở hữu mặt bằng kinh doanh, nhất là tại các khu dân cư có vị trí tiềm năng cả ở hiện tại và tương lai.
Video đang HOT
Sở hữu nhà phố mặt tiền là cơ hội kinh doanh cực lớn cho các chủ nhân.
Shophouse hưởng lợi
Một trong những ngành hưởng lợi lớn từ xu thế tiêu dùng bùng nổ là bất động sản cho thuê, nhất là phân khúc shophouse nhờ ưu thế về vị trí cũng như được thiết kế tối ưu theo hướng phục vụ kinh doanh. Quan sát cho thấy trong năm 2017, phân khúc shophouse có doanh thu từ cho thuê lên tới 8 – 12%/năm – mức khả quan hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác.
Đặc biệt, phân khúc shophouse còn có tiềm năng gia tăng giá trị bởi lượng cung trên thị trường đang cực kỳ khan hiếm. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Savills, sự chênh lệch quá lớn về cung cầu dẫn đến giá giao dịch shophouse trên thị trường thứ cấp tăng vọt, cao hơn 35-37% so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án chào bán với giá cao nhưng cũng nhanh chóng cháy hàng, nhất là tại thị trường phía Đông Sài Gòn, đơn cử như một dự án ở Quận 2 chào bán 92 căn với giá xấp xỉ 135 triệu đồng/m2 và một dự án khác ở Thủ Đức bán 59 căn với giá bình quân 80 triệu đồng/m2.
Theo đơn vị tư vấn Colliers International, với việc các thương hiệu bán lẻ lớn trên thị trường đều đang “khát” các địa điểm tốt tại khắp các quận của TP HCM, loại hình shophouse vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác. Đó là lí do vì sao dù có những dự án có mức giá cao, nhưng phân khúc shophouse luôn đạt tỉ lệ hấp thụ rất tốt.
Nhưng không chỉ có các khu đô thị hiện hữu, các chuyên gia cũng cho rằng các khu đô thị mới cũng sẽ hưởng lợi khi các thương hiệu bán lẻ tiếp tục chiến lược bành trướng mạnh mẽ ra nhiều khu vực khác. Đơn cử như ở Khu đô thị Sala (Quận 2), hiện có rất nhiều shophouse đã có chủ trong khi vẫn còn ít dân cư. Nhưng khi dân cư đã đông lên, hoạt động kinh doanh chắc chắn cũng sẽ phát triển tương xứng. “Nguồn cung shophouse vẫn đang thiếu hụt so với nhu cầu”, Colliers International nhận định.
Các khu đô thị mới sầm uất như King Bay có tiềm năng thu hút các thương hiệu thời trang, F&B hàng đầu.
Nắm bắt được xu thế đó, đi cùng với đề án mở rộng không gian đô thị của chính quyền Tp.HCM, một số doanh nghiệp bất động sản đã tiên phong giới thiệu dòng sản phẩm shophouse đến các nhà đầu tư ở những vị trí tiềm năng. Đơn cử như chủ đầu tư Freeland mới đây đã giới thiệu Trung tâm mua sắm xuyên đêm Orchard New City – dòng shophouse nằm trong khu đô thị sinh thái phức hợp King Bay với quy mô 125 ha và ngay lập tức nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ giới đầu tư.
Sở hữu 3 mặt tiền sông, tọa lạc ngay tại mặt tiền Vành đai 3 (đang gấp rút khởi công), kết nối trực tiếp với quân 2 thông qua cầu Cát Lái – dự án đang được đẩy nhanh – và cách không xa tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án King Bay sở hữu ưu thế tuyệt đối về vị trí và sự thuận tiện về giao thông khi chỉ cách trung tâm TP.HCM 20 phút, trung tâm hành chính Thủ Thiêm 15 phút trong tương lai gần.
Hơn thế nữa, được bao quanh bởi một cộng đồng đông đảo từ các khu dân cư, các khu công nghiệp hiện hữu và nằm trong xu thế phát triển mạnh mẽ của một đại đô thị xung quanh sân bay quốc tế Long Thành, King Bay hứa hẹn sẽ mang tới cơ hội kinh doanh hấp dẫn theo trào lưu bùng nổ của thị trường bán lẻ trong các năm tới. “Nằm trong một vùng đô thị và kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, King Bay sẽ mang đến một tài sản có tiềm năng lớn về giá trị cho các nhà đầu tư”, đại diện chủ đầu tư cho biết.
A.D
Theo Trí thức trẻ
11 tháng cả nước có hơn 121.000 DN đăng ký lập mới
Tổng cục Thống kê cho biết, sau 11 tháng, cả nước có 121.248 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng kýhơn 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% về số doanh nghiệp và tăng 9,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 4,1%. Nếu tính cả 2.198,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 11 tháng năm 2018 là 3.432,6 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn có 31.869 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm nay lên hơn 153.100 doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới 11 tháng năm 2018 là 1.107.100 người, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo lĩnh vực hoạt động, trong 11 tháng năm nay có 42.600 doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 35,1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới), tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; 15.600 doanh nghiệp xây dựng (chiếm 12,8%), tăng 5,8%...
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 11 tháng năm 2018 là 83.108 doanh nghiệp, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 25.977 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,8% và 57.131 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 64%.
Tổng cục Thống kê cho rằng, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể 11 tháng năm nay tăng cao có nguyên nhân do thời gian này các phòng đăng ký kinh doanh trên cả nước đang rà soát, chuẩn hóa dữ liệu, loại bỏ các doanh nghiệp không còn hoạt động trong thời gian dài.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 11 tháng năm 2018 là 14.861 doanh nghiệp, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 13.598 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5% và tăng 37,3%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 5.600 doanh nghiệp, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo có 2 nghìn doanh nghiệp, tăng 44,6%; xây dựng có 1.700 doanh nghiệp, tăng 48,9%.
Trong tháng 11, cả nước có 11.637 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 118,4 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% về số doanh nghiệp và giảm 22% về số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,2 tỷ đồng, giảm 13,3%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 92.300 người, giảm 12,1%.
Trong tháng, cả nước còn có 3.404 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, thấp hơn 1,4% so với tháng trước; có 6.353 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (bao gồm: 1.952 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 4.401 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể), giảm 5%; có 1.554 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 12,3%.
(Chinhphu.vn)
Các nhà đầu tư quốc tế đang đánh giá thị trường BĐS Việt Nam như thế nào? Sự phục hồi của thị trường bất động sản kể từ năm 2015 đến nay cho thấy đôi lúc những nhịp điều chỉnh của thị trường, nhưng lại là một tín hiệu tích cực trong dài hạn. Những động thái gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài, cho thấy thị trường BĐS Việt Nam vẫn rất tiềm năng đối với họ....