Bản làng hoang mang vì thanh niên bỗng dưng hóa điên
Người dân các dân tộc Gia Rai, Bana ở tỉnh Gia Lai xưa nay vỗn dĩ tồn tại vô số những điều huyền bí, huyễn hoặc về bùa giải, hồn cốt, “ma lai thuốc thư”.
Người dân hoang mang vì nam thanh niên phát điên
Thế nhưng, trong những bản làng hẻo lánh, xa xôi những câu chuyện liêu trai về sự trả thù của ma núi, thần rừng và linh hồn của những người bị chết đói, chết khát khi chạy loạn trên đường 7 và năm 1975 nay về đây báo oán, đòi mạng, vẫn làm người ta không khỏi rùng mình, sợ hãi.
Bản làng hoang mang vì lời đồn quỷ mị
Từ sâu thảm trong nhận thức của một bộ phận người dân các bôn xã la Rbol thì chuyện có ma, quỷ là điều hiển nhiên! Nơi mà dân làng hiện đang ở trước đây vốn là chốn rừng sâu núi thẳm. Bên cạnh những sản vật của núi rừng bạt ngàn và nơi đó trong niềm tin của người dân thì có cả những thần rừng, ma núi ngự trị để giữ rừng không cho thiên tai ập đến, nhằm bảo vệ bình yên cho con người, cho buôn làng. Thế nhưng chính họ đã không biết, hoặc có biết nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên đã xâm phạm vào lãnh địa của “các ngài”, đó là phá rừng lấy đất canh tác và dựng nhà để ở ngay trên những vị trí mà thần rừng, ma núi đang ngự trị.
Mất “nhà ở”, cuộc sống của các vị thần này buộc phải lang thanh, bay đi khắp đó đây và cuối cùng không có nơi cư ngụ nên họ đã quay trở lại để bắt dân làng đền tội. Điều đặc biệt là chỉ ở những hộ gia đình đang sinh sống tại ngã ba của 3 bôn: Bôn Sar, bôn Dương và bôn Krái. Nơi tập trung của những bóng ma, hồn quỷ cô hồn bỗng dưng hóa điên, còn những nơi xa hơn thì người dân không hề bị.
Thương lắm những mảnh đời bỗng dưng điên loạn
Trời nhá nhem tối, bên bôn Sar, trong căn nhà không còn đồ đạc gì quý giá, mẹ Nay Síu, sau một ngày đi làm rẫy về, khẽ đặt bát cơm để anh tự ngồi ăn. Nhìn người thanh niên trẻ, điển trai, xưa kia vốn là anh lính nhanh nhẹn, nay phải sống cuộc sống một con vật, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Nói về Nay Síu, cán bộ Ksor Thiên ở xã la Rbol tâm sự: “Trước đây mấy năm, Nay Síu là một đứa siêng năng, khỏe mạnh, nó hiền lắm! Ngày địa phương có thông báo về khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nó làm đơn tình nguyện đi nghĩa vụ và được điều động đóng quân ở thị xã An Khê (Gia Lai), cả bôn hết sức phấn khởi. Được một thời gian ngắn sau, cả bôn nghèo chưa hết mừng thì bàng hoàng hay tin nó bị điên. Đơn vị đóng quân cũng đưa Síu đi khám chữa nhưng không khỏi. Cuối cùng gia đình đành mang nó về nhốt trong một cái chòi. Giờ nhìn nó thật tội nghiệp…”.
Còn Nay H’Toanh là em gái út trong gia đình có 3 người đều bị điên (là Nay Nơm, Nay H’N – hơn và Nay Nhung) buồn rầu kể với chúng tôi rằng: “Những người anh, người chị của mình trước đây rất khỏe mạnh, chăm chỉ làm lụng, nhưng mấy năm trước bỗng dưng hóa điên. Cả nhà mình rất bàng hoàng, hoang mang không biết đã gây ra tội gì với thần linh. Để mong các anh, chị khỏe mạnh trở lại, theo phong tục của bà con mình, gia đình mình đã mua heo, mua bò về giết thịt, lấy đầu đem ra ngã ba cúng Giảng, cúng con “ ma rừng” tốn kém rất nhiều tiền nhưng bệnh tình chẳng hề thuyên giảm. May mắn cho gia đình mình là sau này khi biết thông tin đó, nhiều bác sĩ ở trên thành phố, rồi ngoài thị xã cũng đến khám và cấp thuốc uống cho các anh chị của mình thường xuyên. Sau một thời gian, người anh của mình là Nay Nhung đã đỡ rất nhiều. Những lúc khỏe mạnh anh Nhung đã có thể đi chăn bò giúp gia đình. Mình rất phấn khởi, mong anh Nay H’Nhơn và chị Nay Nhơm cũng sớm khỏi bệnh để bố mẹ mình đỡ khổ. Giờ ông bà cũng đã già rồi, lỡ mai này họ về với tổ tiên cũng được yên tâm”.
Video đang HOT
Ở bôn Krái, người mẹ H’Lát cũng đang sẻ từng bát cơm đến từng góc nhà cho mẹ già, 2 cậu con trai và một cô con gái đáng thương. Tiếng sợi xích kêu leng keng, biết rằng các con mình đang tìm cách bốc từng nắm cơm lên ăn, người mẹ nấc những tiếng nấc nghẹn ngào. Cách đó có vài bước chân, bóng bà Nay H’Peh lòm còm đang đẩy phần cơm tối vào cho Nay Nhang. Đĩa cơm độn sắn được chan lõng bõng với nước canh xuông và vài cọng rau hái vội từ vườn nhà. Trong bóng tối, Nay Nhang giơ hai tay bị xích bốc từng nắm cơm ăn ngon lành tới tội nghiệp.
Cơ quan chức nằng cần tích cực hơn
Bà Phạm Thị Vận (Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã La Rbol) cho biết: “Hiện những gia đình có người thân bị bệnh tâm thần trong bôn Krái đang gặp rất nhiều khó khắn, mặc dù đã có chế độ trợ cấp hàng tháng của nhà nước với số tiền hơn 700 nghìn đồng một người/tháng, nhưng số tiền ít ỏi đó vẫn không đủ trang trải cho sinh hoạt và thuốc thang hàng ngày của những người có hoàn cảnh đặc biệt này. Đảng ủy, chính quyền chúng tôi cũng muỗn hỗ trợ nhưng nếu cấp đất canh tác thì gia đình họ không có ai còn sức lao động. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị các gia đình đưa con đi khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra. Hiện tại người dân trong cá bôn của chúng tôi hết sức hoang mang, lo sợ. Vì người dân cũng đặt ra câu hỏi: Liệu đến một lúc nào đó con, em họ có mắc phải căn bệnh quái ác này không. Rất mong các cơ quan chức năng và những cơ quan chuyên môn về xác minh, làm rõ nguyên nhân. Chứ nếu không người dân chúng tôi vẫn tin vào lời đồn ma mị là do phạm phải điều cấm với con ma, với Giàng nên mới bị trừng phạt”.
Đèo Tô Na dần chìm trong hoàng hôn tím sẫm núi rừng Tây Nguyên. Trên đường trở về, chúng tôi luôn đặt câu hỏi: Đâu là nguyên nhân đã khiến cho hàng chục thanh niên đang khỏe mạnh bỗng dưng hóa điên. Những người dân trong làng cũng khẳng định rằng, bố mẹ và gia đình thanh niên bỗng dưng hóa điên không hề mắc căn bệnh quái ác này nên chắc chắn không phải là di truyền. Và ai sẽ là người trả lời giúp cho người dân nơi đây, tránh những lời đồn nhuốm đầy sắc màu ma mị giúp người dân khỏi hoang mang lo sợ, yên tâm là ăn và điều trị cho con em họ có thể khám khỏi bệnh điên điên khùng khùng như hiện tại.
Chuyện ma ám đồn thổi tựa như những câu chuyện liêu trai, huyễn hoặc xưa nay vẫn ẩn sau trong những bản làng nghèo, hẻo lánh của người Gia Rai ở núi rừng Tây Nguyên vẫn còn đầy cam khó này. Và người dân đang chờ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc, để có sự lý giải nhằm trấn an dư luận.
Theo xahoi
Hủ tục man rợ ở miền núi Quảng Ngãi (kỳ 1)
Ở miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi vẫn còn âm ỉ, dai dẳng hủ tục nghi kỵ bỏ "đồ độc" làm chết người khiến dân làng hoang mang, lo lắng. Ai "lỡ miệng" nói người khác chết do mình bỏ "đồ độc", trước sau gì cũng bị dân làng truy đuổi đến chết.
Cả làng truy sát "con ma rừng"
Người dân làng Pa Lêu thôn Bồ Nung, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi vẫn không ngớt xôn xao bàn tán chuyện bà Đinh Thị Thương, 60 tuổi là người dân của làng có "đồ độc" làm chết hai đứa trẻ ở làng.
Theo chân Trưởng Công an xã Sơn Kỳ, ông Đinh Văn Riễu tới nhà bà Thương, người bị dân làng nghi là "con ma rừng" có "đồ độc" hại chết hai đứa trẻ con và đòi trừ khử. Mặc cho chúng tôi kêu cửa, người trong nhà vẫn không chịu đón khách. Lúc ông Riễu kêu to "Tôi là Đinh Văn Riễu, Trưởng Công an xã Sơn Kỳ đây!", người trong nhà vẫn chưa dám tin. Chỉ đến khi nhìn qua khe cửa, tận mắt thấy ông Riễu, bà Thương mới dám mở.
Bị nghi bỏ "đồ độc" giết chết hai đứa con của vợ chồng anh Đinh Văn Tôm
nên bà Đinh Thị Thương bị dân làng truy sát đến cùng.
Mời khách vào nhà, bà Thương nói với vẻ mệt nhọc: "Từ khi hai đứa trẻ chết, ai cũng bảo tao "bỏ độc" chết chúng nên đòi trừ khử tôi. Sợ quá tao phải bỏ chạy trốn, về nhà mấy ngày nay tao không ngủ được". Theo lời bà Thương, trước đó bà say rượu có qua nhà bà A chơi, lỡ miệng nói đùa "hai đứa cháu mày sẽ chết, nhưng tao không biết chết vì bệnh gì, nhưng không phải tao". Chỉ vậy thôi. Không ngờ sau đó hai đứa cháu bà A chết thật.
Chồng bà Thương là ông Đinh Văn Thắp, già yếu nên suốt ngày luẩn quẩn trong nhà. Bà Thương được biết đến như con "ma rượu", nhiều đàn ông ở làng tửu lượng thua xa bà. Thanh niên trong làng thường đùa, chỉ cần "bà Thương hà hơi có khối thằng thanh niên say ngất". Cái tật của bà Thương khiến cho người dân làng phát ngán, mỗi khi uống say bà không chịu về nhà nằm ngủ mà cứ đi gõ cửa hết này đến nhà khác nói chuyện lung tung, có lúc hù dọa "ngày mai mày sẽ chết!".
Theo quan sát của chúng tôi, nhà của vợ chồng bà Đinh Thị A và bà Thương tuy là hàng xóm, nhưng có mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai. Bà Thương thường tuyên bố "không sợ ai vì trong người có đồ độc". Bà Thương còn sang nhà bà A nói rằng: "Nhà mày sẽ có người chết trong nay mai". Câu nói này khiến cả gia đình bà A hoang mang, nghi bà Thương có "đồ độc" hay bùa ngải nên mới nói thế.
Mối nghi ngờ càng lớn khi gia đình bà A và người trong thôn thường thấy bà Thương đêm hôm khuya khoắt lang thang ngoài đường, miệng lẩm bẩm những điều khó hiểu. Ngày 6.2, con trai của bà A là Đinh Văn Tôm (26 tuổi) cùng vợ Đinh Thị Nguyên (26 tuổi) đưa con gái Đinh Thị Mai (5 tuổi) lên trạm y tế xã Sơn Kỳ cấp cứu, bởi toàn thân cháu bị đỏ và nóng sốt. Tiếp đó, ngày 7.2, gia đình chuyển bé Mai đến Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà trong tình trạng nguy kịch.
Bé Mai tiếp tục được chuyển tuyến trên cấp cứu, nhưng đã chết trên đường đi. Ngày 8.2, gia đình đưa cháu Mai về tổ chức mai táng. Cũng trong đêm 8.2, bé Đinh Thị Chi (em ruột của bé Mai) vừa tròn 1 tuổi cũng phát bệnh giống chị. Sáng 9.2, vợ chồng anh Tôm đưa con đi bệnh viện nhưng cháu đã chết trên đường đi.
Mối nghi ngờ về bà Thương "có đồ độc" đã bị đẩy lên đỉnh điểm. Cả gia đình, họ hàng nhà bà A và dân làng tìm bà Thương để hỏi tội, trừ hậu họa về sau. Chính quyền xã phát hiện, can thiệp kịp thời, đưa bà Thương về trụ sở UBND xã Sơn Kỳ bảo vệ tính mạng cho bà trước sự bức xúc của người dân.
Anh Riễu cho biết, nhờ lực lượng Công an huyện, Công an xã và chính quyền xã Sơn Kỳ can thiệp, vận động người dân nên ngày 29.2, bà Đinh Thị Thương mới dám về lại nhà mình. Gần nửa tháng qua, bà Thương phải sống trong sợ hãi khi dân làng liên tục tìm đến bà đòi trừ khử.
Vợ chồng nghèo mất hai con một lúc
Vợ chồng anh Tôm rất nghèo, sống trong ngôi nhà tranh nứa lụp xụp và tài sản không có gì ngoài vài cái nồi. Bên bàn thờ hai đứa con xấu số, chị Nguyên nấc nghẹn: "Hai đứa nhỏ dễ thương lắm. Con tui chết là do bà Thương bỏ đồ độc".
Chị Nguyên cho biết, khi cháu lớn Đinh Thị Mai chết, bà Thương có đến nhà cúng và uống rượu theo tập tục. Tại đây, bà Thương "phán" vợ chồng chị Nguyên rằng bé Mai đã chết rồi, bây giờ phải chăm sóc tốt bé Đinh Thị Chi, nếu không bé Chi sẽ chết theo. Đúng như lời "phán", cháu Chi cũng qua đời trong ngày hôm sau.
Hai đứa con của vợ chồng anh Đinh Văn Tôm bị đau ốm chết chứ không có chuyện bị bà Thương bỏ "đồ độc" làm cho chết.
Anh Đinh Văn Riễu cho biết, khi phát hiện vụ việc nghi kỵ "cầm đồ thuốc độc", Công an xã đã báo vụ việc cho Đảng ủy, UBND xã và Công an huyện, đồng thời bố trí công an viên xuống nắm tình hình, vận động người dân không nên nghi kỵ lẫn nhau. Nhưng cái chết đột ngột của hai cháu nhỏ đã khiến việc nghi kỵ cầm đồ thuốc độc trở nên căng thẳng tột độ.
"Sau khi đưa bà Thương lên trụ sở UBND xã lánh nạn, chúng tôi thay phiên nhau bảo vệ, đồng thời tăng cường phối hợp với Công an huyện cùng ăn cùng ở với người dân Pa Lêu, làm công tác tư tưởng cho họ nên sự bức xúc của người dân đã dịu xuống", anh Riễu cho biết.
Nghi kỵ bỏ "đồ độc" nên bị giết chết
Theo ông Đinh Văn Tro, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Kỳ, hai cháu bé bị bệnh, nhưng gia đình không phát hiện sớm nên không chữa được là chuyện đáng buồn. Tuy nhiên, do bà Thương uống rượu, nói năng lung tung, tự cho mình có "đồ độc" nên dân làng tin. Ông Tro nói, trước nỗi đau quá lớn của vợ chồng anh Tôm, người dân và chính quyền xã đã tìm mọi cách giúp đỡ.
"Người rừng" Đinh Tà Với bị dân làng truy đuổi chạy trốn vào rừng, mới được người dân vây bắt đem về nhà tháng 8.2008.
Hiện tại tình hình an ninh trật tự đang tạm yên, nhưng nguy cơ phức tạp vẫn rất đáng quan tâm bởi mối nghi ngờ còn âm ỉ trong nhiều người dân địa phương khi cho rằng bà Thương có "đồ độc", cần phải "trừ khử". Nhiều người trong đó cho biết, nếu bà Thương tiếp tục uống rượu, đêm khuya đi lại khắp xóm và hù dọa người khác, họ quyết không tha cho bà.
Thực tế, những năm qua trên địa bàn huyện Sơn Hà đã xảy ra nhiều vụ nghi kỵ "cầm đồ thuốc độc". Và vì chính quyền không phát hiện, ngăn chặn kịp thời nên đã xảy ra án mạng. Đơn cử như vụ nghi "cầm đồ thuốc độc" ở thôn Tà Cơm, xã Sơn Thủy năm 2010. Mặc dù đã được động viên, khuyên nhủ và người bị nghi "cầm đồ thuốc độc" là ông Đinh Văn Nên (60 tuổi) đã ăn năn, hối hận, nhưng sau 2 tháng lánh nạn tại trụ sở UBND xã trở về, ông Nên vẫn bị người làng giết chết.
Theo PLXH
Rừng thiêng bản Cậy Dân làng thờ thần rừng, chủ rừng trong những ngôi đền thiêng giữa rừng. Đền thiêng lẳng lặng nằm dưới tán rừng già, sẵn sàng trừng phạt kẻ nào thiếu lễ nghĩa với rừng, với luật tục của làng. Rừng thiêng là nỗi sợ hãi của người Nùng bản Cậy. Thần rừng trừng phạt Thầy cúng Vương Hữu Chương nhìn chúng tôi cất...