Bán khống, T+0, cuộc chơi sẽ thú vị hơn
Nhà đầu tư dành nhiều sự chú ý tới hai điều khoản là bán khống và giao dịch trong ngày (T 0) sau khi Bộ Tài chính công khai lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn về giao dịch chứng khoán vào ngày 25/8 vừa qua.
Ảnh Internet
Nghiệp vụ bán khống và giao dịch T 0 nếu được áp dụng sẽ giúp thị trường cải thiện thanh khoản, dòng tiền đầu tư có cơ hội đạt hiệu quả cao hơn.
Các quỹ đầu tư, tổ chức lớn có thể giúp thị trường định giá đúng hơn tài sản khi thực hiện nghiệp vụ bán khống các cổ phiếu đã tăng quá cao, vượt xa giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Theo đó, mặt bằng thị giá cổ phiếu cũng như chỉ số chung của thị trường sẽ không quá lệch so với giá trị vốn có của nó.
Về mặt tích cực, hoạt động bán khống sẽ giúp đẩy các tài sản tài chính sớm về giá trị thực, giúp thị trường thanh lọc lại do yếu tố đầu cơ quá mức tài sản tạo nên sự chênh lệch thị giá và giá trị nội tại.
Trên thế giới, một số thương vụ bán khống đã đi vào lịch sử như chuyện xảy ra với đồng bảng Anh năm 1992, hay đồng bạt Thái năm 1997. Bên cạnh các tác động tích cực, thực tế cũng cho thấy, nghiệp vụ thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh như bán khống, T 0 tiềm ẩn nhiều hệ lụy cần lường trước, nhất là với nhà đầu tư đại chúng.
Thứ nhất, khi nhà đầu tư được giao dịch T 0 hay bán khống, biến động thị trường lớn sẽ dễ tác động tới tâm lý, cũng như hành động giao dịch mà không có thời gian suy nghĩ đủ.
Video đang HOT
Khi nhiều nhà đầu tư cùng một cách hành động sẽ dẫn tới việc thị trường biến dạng theo những phản ứng quá đà của đám đông.
ầu năm nay, khi thế giới đối diện với đại dịch Covid-19, nhà đầu tư trên nhiều TTCK đã phản ứng quá đà và đồng loạt, nhiều cơ quan quản lý phải ra quyết định cấm bán khống trong một thời gian nhất định để ổn định tâm lý thị trường.
Thứ hai, môi trường cho những tin đồn thất thiệt sẽ dễ gây nên sự hoảng loạn của đám đông hơn, khi mà các tin đồn được tung ra kết hợp với diễn biến ra cổ phiếu trong ngắn hạn dễ dẫn tới hành động bán theo xu hướng của đám đông nhà đầu tư. Thực tế này sẽ dễ tạo ra hiệu ứng domino trên thị trường.
Những quốc gia có TTCK phát triển hoặc hoạt động lâu năm đã lường trước tác động hai mặt của bán khống và giao dịch T 0, nên kiểm soát rất chặt.
Chẳng hạn, nhà đầu tư chỉ được bán khống nếu như vay, mượn được chứng khoán thật để bán; các hoạt động bán khống có liên quan tới tin đồn nằm trong tầm điều tra của nhà quản lý và các hành vi thao túng thị trường bị xử phạt rất nặng để răn đe tất cả các thành viên tham gia.
ể giảm tác động tiêu cực của giải pháp giao dịch T 0 tới xu hướng biến động lớn, một số TTCK quy định, việc giao dịch T 0 chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thỏa mãn những điều kiện nhất định, chẳng hạn tại Mỹ, giá trị danh mục của nhà đầu tư phải từ 25.000 USD trở lên.
Quy định như vậy nhằm giảm tình trạng nhà đầu tư đại chúng hành động theo đám đông, giao dịch không dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và đây là cái gốc của mất mát.
Bán khống và T 0 như “dao hai lưỡi” với cả người chơi và thị trường. Công cụ sẽ chỉ ích lợi với người biết sử dụng nó.
Tại Việt Nam, TTCK đã trải qua 20 năm định hình, nên các sản phẩm cần có sự hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của quốc tế. Dù cần thời gian để hoàn thiện pháp lý, nhưng với dự thảo trên, trong tương lai không xa, Việt Nam cũng sẽ có bán khống và T 0.
Công cụ mới sẽ giúp TTCK thêm điểm cộng trong đánh giá của nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhất là khối ngoại, cuộc đấu trí trên sàn cũng sẽ thú vị hơn khi tất cả các thành viên phải thông minh hơn, nhận diện và xử lý giao dịch nhanh hơn mới có thể tận dụng được cơ hội thị trường.
Nhưng với nhà đầu tư đại chúng thì sao? ể bắt kịp xu hướng của sản phẩm hiện đại, việc trang bị kiến thức để hiểu và dùng được sản phẩm cũng như kinh nghiệm bảo toàn vốn là điều đáng thực hiện trong giai đoạn vài tháng tới, để khi có sản phẩm mới, nhà đầu tư có thể tự tin gia nhập cuộc chơi này.
Vì sao bất động sản cho thuê lại rớt thảm?
Theo các chuyên gia, ở giai đoạn hiện nay khi thị trường BĐS đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì thị trường cho thuê trở nên kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư (NĐT).
Ghi nhận cho thấy, không chỉ ở phân khúc nhà phố cho thuê mà căn hộ cho thuê cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi không có khách thuê, NĐT giảm giá thuê cũng khó tìm khách ở bối cảnh này.
Theo đại diện Savills Việt Nam, từ khi dịch bệnh bùng nổ, các đường bay quốc tế chưa mở của ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đi lại, khiến các chuyên gia nước ngoài không thể trở lại Việt Nam làm việc, và việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước thời điểm dịch bệnh, tỷ lệ lấp đầy của BĐS bán lẻ luôn duy trì ở mức cao khoảng 95%. Hiện nay tỷ lệ bỏ trống mặt bằng cho thuê ở một số khu vực tại Tp.HCM đã lên đến 40%, đặc biệt là các mặt bằng nội khu.
Còn theo thống kê của Công ty CP chứng khoán SSI (SSI),lợi suất cho thuê căn hộ giảm đến 50 điểm. Trong đó, các căn hộ có giá thuê cao trên 1.000 USD/căn/tháng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Giá chào thuê trung bình giảm khoảng từ 20 - 25% do thiếu vắng nhu cầu từ người thuê và khách du lịch nước ngoài, đồng thời do khoản chi tiêu cho thuê nhà bị cắt giảm.
Lợi suất cho thuê căn hộ trung bình giảm xấp xỉ 30 - 50 điểm cơ bản so với mức trước Covid-19. Tỷ lệ này ở Tp.HCM dao động từ 4,5 - 6,2% trong khi Hà Nội dao động từ 4 - 5,4% mỗi năm.
Đại diện CBRE Việt Nam cho rằng, trong thời gian gần đây, một giải pháp kích cầu địa ốc đang được nhiều chủ đầu tư dự án áp dụng, đó là kêu gọi các chủ sở hữu mua các dạng nhà ở thương mại, biệt thự, chung cư cao cấp... rồi cho thuê lại .Tuy nhiên, cách thức kinh doanh này thật ra có thực sự hiệu quả như nhiều người mua nhà mong đợi?.
Theo phân tích của CBRE thì hiện BĐS đang ở vùng đáy nên chỉ cần tiền cho thuê nhà mang lại lợi nhuận tương đương gửi tiết kiệm là đã hấp dẫn. Bởi nó có thể mang lại cho chủ đầu tư nguồn thu ổn định hàng tháng, đến khi thị trường hồi phục, giá nhà đất tăng trưởng trở lại thì giá chênh lệch sẽ là nguồn lợi lớn hơn nữa. Đây chính là điểm mà nhiều nhà đầu tư nhắm đến khi chọn kênh mua nhà cho thuê lại.
Trong thời điểm BĐS khó khăn như hiện nay, để bán được sản phẩm, các chủ đầu tư nhất là ở các dự án hạng sang phải tung vô số thể loại khuyến mãi, hỗ trợ để tăng thanh khoản. Hình thức cam kết thuê lại căn hộ vừa mua của khách hàng với giá cao được xem là giải pháp xử lý nhà ở tồn đọng mang lại hiệu quả tích cực được nhiều chủ đầu tư áp dụng.
Đây là một trong những chiêu kinh doanh cao tay khi mà thực tế hiện nay, nếu người mua phân khúc bình dân chủ yếu mua để ở thì phân khúc hạng sang vẫn là do giới có tiền mua để đầu tư hoặc chờ thời điểm tốt bung ra bán lại. Thay vì mua xong bỏ không và chịu phí tu bổ, bảo trì hàng năm, bỏ tiền mua những dự án mà chủ đầu tư cam kết có thể cho thuê lại với giá cao rõ ràng là có lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương thức làm ăn này cũng mang lợi cho chủ nhà.
Ở góc nhìn khác, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, thị trường cho thuê nhà lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay vì trong thời gian qua phân khúc chung cư, nhà phố tại Hà Nội, Tp.CHM đang lệch pha.
Thời gian trước đó, giới đầu cơ thường chọn chung cư cao cấp để mua với mục đích đầu tư cho thuê, trong khi đó nhu cầu thuê nhà cao cấp đa phần đến từ chuyên gia nước ngoài hoặc giới kinh doanh đến Hà Nội, Tp.HCM nhiều người làm việc thời vụ, nên khi dịch bệnh, các đối tượng này trả nhà hàng loạt để về quê hoặc về nước khiến phân khúc này gặp khủng hoảng.
Theo đại diện CBRE, BĐS luôn là kênh đầu tư lý tưởng, mang lại lợi nhuận cao và cũng khá an toàn. Vấn đề là nhà đầu tư nên cân nhắc thời điểm thích hợp để xuống tiền đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp với mình. Đầu tư nhà cho thuê sẽ sinh lời nhưng bắt buộc phải kiên trì trong thời gian dài.
Nếu NĐT là người dư dả về tài chính, chấp nhận mất nhiều thời gian để thu hồi lợi nhuận thì nên xuống tiền mua nhà để cho thuê vào thời điểm hiện tại khi giá BĐS đang ở giá trị thực. Còn đối với những nhà đầu tư muốn thu hồi vốn nhanh chóng thì không nên đi theo xu hướng mua căn hộ rồi cho thuê lại trong bối cảnh thị trường hiện nay khi thị phần cho thuê chưa thoát khó khăn, việc kiếm lời ngay lúc này là rất khó thực hiện.
Thanh khoản từ thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ dịch chuyển sang thị trường chứng khoán Một nhà kinh tế cho biết, những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây nhằm giảm thiểu tính đầu cơ trên thị trường bất động sản sẽ có thể dẫn đến dòng tiền chảy vào cổ phiếu "Chúng tôi cho rằng thanh khoản từ thị trường bất động sản sẽ có thể dịch chuyển sang thị trường chứng...