Băn khoăn tỷ lệ 49% vốn ngoại vào fintech

Theo dõi VGT trên

Tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các fintech là 49% sẽ giúp “giải nhiệt” cơn khát vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp cho thị trường fintech sẽ đạt 9 tỷ USD trong năm 2020 mà vẫn tránh được sự thao túng của doanh nghiệp ngoại.

Băn khoăn tỷ lệ 49% vốn ngoại vào fintech - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đánh giá của các chuyên gia, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty tài chính công nghệ (fintech) thanh toán là 49% như dự thảo vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố là phù hợp xét đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp (DN) fintech thanh toán trong nước, động thái giới hạn này có phần chậm trễ và tương đối muộn so với các quốc gia khác.

Nới “room” ngoại

NHNN vừa công bố Dự thảo lấy ý kiến thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó đề xuất tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 49%.

NHNN cho biết quy định như vậy nhằm tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn bảo đảm được vai trò chủ động của các DN trong nước, tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Bên cạnh đó, đây là loại hình hoạt động mới, dự báo thị trường đầy tiềm năng, vì vậy việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng DN trong nước là thực sự cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để DN trong nước nắm bắt được cơ hội, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

NHNN cũng cho biết đề xuất trên dựa vào kinh nghiệm của Indonesia liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 20% vốn sở hữu trong lĩnh vực thanh toán đối với các tổ chức chủ trì vận hành hệ thống, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng.

Như vậy, room ngoại đối với fintech đã được nới hơn so với mức 30% như ý tưởng ban đầu. Thế nhưng, liệu nó đã đủ để thỏa mãn các nhà đầu tư nước ngoài?

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, toàn thị trường hiện có 30 DN fintech trong lĩnh vực trung gian thanh toán đang hoạt động, nhưng có tới 90% thị phần xét về cả giá trị và khối lượng giao dịch tập trung trong tay 5 DN. Đáng chú ý là tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN này từ 30% đến trên 90%.

Vì vậy, quy định giới hạn về tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài (49%) tại các trung gian thanh toán sẽ bảo đảm được vai trò chủ động của các DN trong nước, tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh, an toàn, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Băn khoăn tỷ lệ 49% vốn ngoại vào fintech - Hình 2

Vẫn còn nhiều tranh cãi về quy định tỷ lệ sở hữu room ngoại cho fintech

Nhiều ý kiến trái chiều

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các DN fintech và nhà đầu tư nước ngoài, hiện thị trường fintech rất cần vốn để phát triển, nếu giới hạn đầu tư nước ngoài sẽ rất khó để kêu gọi những nguồn vốn lớn hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ông Seck Yee Chung, Chủ nhiệm Ủy ban Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), cho rằng việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành fintech Việt Nam, đặc biệt khi các DN trong ngành cần phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) từ các quốc gia đi trước, từ đó hạn chế khả năng thu hút nhân tài và khiến họ kém cạnh tranh hơn so với các DN khác trong khu vực.

Ngược lại, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ rõ sự đồng thuận với quan điểm của NHNN cho rằng cần phải siết chặt quản lý đối với fintech, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, do đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, có tính lan truyền, gây ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và đạo đức xã hội.

“Nếu không giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài với fintech thanh toán, việc xuất hiện một số tổ chức nước ngoài với tiềm lực lớn có thể làm méo mó môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của những fintech nội”, một chuyên gia nêu quan điểm.

Video đang HOT

Dưới góc nhìn của DN, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn Nextech, khẳng định việc đưa ra giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, động thái này của cơ quan quản lý là tương đối muộn và chậm so với các quốc gia khác.

Ông Bình dẫn chứng: “Tại các thị trường lớn, họ đã dựng ra các rào cản kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của bản địa trong các lĩnh vực nhạy cảm như trung gian thanh toán. Đơn cử như tại Trung Quốc gần 10 năm trước, Ngân hàng Trung ương (PBOC) đã đưa ra các giới hạn này; Indonesia cũng đưa ra tỷ lệ sở hữu giới hạn từ năm 2007 là dưới 20%”.

Ông Bình lo ngại sự chậm trễ này có thể tạo nên sự không bình đẳng của các DN thuần Việt, thậm chí DN Việt Nam bị đè bẹp ngay trên sân nhà bởi các DN nước ngoài thường có nguồn lực tài chính lớn mạnh.

Theo Thanh Hoa/thoibaokinhdoanh.vn

Thương vụ hời của "shark" Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống

Năm 2018, Tập đoàn Aqua One từng đem hơn 11,97 triệu cổ phần Nhà máy nước mặt Sông Đuống thế chấp tại Ngân hàng TNHH Indovina - Chi nhánh Thiên Long. Khi ấy, nhà băng này định giá lô cổ phần ở mức 118,325 tỷ đồng, tương ứng 9.878,9 đồng/cp - tức là chưa bằng mệnh giá. Còn vừa rồi, một nhà đầu tư Thái Lan tuyên bố đã trả giá tới 61.000 đồng/cp để sở hữu 34% vốn điều lệ của nhà máy nước này...

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 1

Tập đoàn Aqua One của "Shark" Liên được biết tới là chủ đầu tư của NMN Sông Đuống

Cuối tháng 10 vừa qua, WHA Utilities & Power (WHAUP), thành viên của Tập đoàn WHA (Thái Lan), đã bất ngờ công bố thông tin về việc hoàn tất thâu tóm 34% cổ phần tại CTCP Nước mặt Sông Đuống (NMN Sông Đuống) - chủ đầu tư dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống có công suất 300.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1) cung cấp nước sạch cho hàng nghìn hộ dân Hà Nội.

Thông qua công ty con là WHAUP (SG) 2DR Pte. Ltd (WUPSD), WHAUP đã chi ra khoảng 2.073,19 tỷ đồng để gom mua 33.986.774 cổ phần của NMN Sông Đuống từ ông Đỗ Tất Thắng. Tính ra, tập đoàn đến từ Thái Lan đã phải trả 61.000 đồng cho mỗi cổ phần của NMN Sông Đuống.

Trước đó, ngày 8/8/2019, Hội đồng quản trị WHAUP đã thông báo về việc phê duyệt chủ trương gom mua 34% cổ phần tại NMN Sông Đuống.

Ngoài số tiền đầu tư, thương vụ có lẽ đã ít được dư luận chú ý hơn nếu như không xảy ra sự cố "khủng hoảng nước sạch sông Đà", khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn chỉ vài ngày trước đó.

Trong khi những nỗi băn khoăn về việc tư nhân hóa dịch vụ công trong ngành nước - một loại hàng hóa thiết yếu và cũng dễ xảy ra tình trạng độc quyền tự nhiên - vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, hoạt động này tiếp tục làm nảy sinh thêm những câu hỏi khác.

Đặc biệt là về sự tham gia của dòng vốn ngoại tại lĩnh vực cung ứng nước sạch. Đáng chú ý, đó lại là thương vụ diễn ra ở một trong ba nhà máy nước mặt lớn nhất cung cấp nước sạch cho Hà Nội.

Một điểm đáng chú ý khác là những công bố về cơ cấu cổ đông có phần khác biệt giữa WHAUP và CTCP Nước Aqua One (Aqua One) tại NMN Sông Đuống.

Cụ thể, WHAUP cho biết tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Aqua One tại NMN Sông Đuống chỉ ở mức 41%. Còn công ty thành viên Tập đoàn Aqua One của nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là "Shark" Liên) lại cho hay đang sở hữu tới 51% cổ phần tại nhà máy nước này.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 2

Sự khác biệt trong cơ cấu cổ đông NMN Sông Đuống theo công bố của WHAUP (bên trái) và CTCP Nước Aqua One (bên phải)

Dòng tiền ủy thác đầu tư

Quay trở lại những ngày đầu thành lập công ty NMN Sông Đuống, trên trang chủ (aquaone.vn), Aqua One cho biết công ty này chính là cổ đông sáng lập của NMN Sông Đuống với tỷ lệ sở hữu tới 58%.

Ba cổ đông sáng lập khác của NMN Sông Đuống là: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (viết tắt: Hawaco, tỷ lệ sở hữu 10%); Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ mới và du lịch (viết tắt: Newtatco, tỷ lệ sở hữu 5%) và CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman (viết tắt: VOI, tỷ lệ sở hữu 27%).

Trong đó, cả Aqua One và VOI đều cho biết là "nhà đầu tư ủy thác góp vốn". Quả thực, dữ liệu của VietTimes cho thấy, 2 nhà đầu tư này không trực tiếp đứng tên trên giấy đăng ký thành lập mới của NMN Sông Đuống tại ngày 8/6/2016.

Cụ thể, NMN Sông Đuống có quy mô vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 999,611 tỷ đồng (tương đương hơn 4,78 triệu USD). Mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần.

Trong đó, ngoài 2 cổ đông sáng lập là Hawaco và Newtatco (có tỷ lệ sở hữu lần lượt là 10% và 5% vốn điều lệ), còn 2 nhà đầu tư khác chiếm tỷ lệ chi phối là VIAC (No.1) Limited Partnership (viết tắt: VIAC, tỷ lệ sở hữu 27%) và Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank Capital, tỷ lệ sở hữu 58%).

Một kịch bản khả dĩ là Aqua One đã ủy thác cho VietinBank Capital đầu tư vào NMN Sông Đuống.

Kịch bản này phần nào có cơ sở khi ông Võ Song Bình (sinh năm 1974), cổ đông sáng lập và từng là người đại diện pháp luật của Aqua One, cũng đồng thời là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của NMN Sông Đuống những ngày đầu thành lập.

Mặt khác, VietinBank Capital cũng bắt đầu ghi nhận số dư nhận ủy thác để đầu tư góp vốn từ nhà đầu tư trong nước từ năm 2016 và đạt đỉnh vào cuối năm 2017 với số tiền lên tới 365 tỷ đồng. Tới cuối năm 2018, khi VietinBank Capital không còn đứng tên tại NMN Sông Đuống, thật trùng hợp, số dư ủy thác này cũng không còn được ghi nhận.

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 3

Số dư khoản ủy thác đầu tư góp vốn của VietinBank Capital tại ngày 30/6/2017

Nhà đầu tư VIAC là một quỹ đầu tư hoạt động từ năm 2010, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại Singapore và có nhiều liên hệ với quỹ đầu tư của Chính phủ Vương quốc Ô-man (State General Reserve Fund - viết tắt: SGRF) - hoạt động tương tự như quỹ GIC của Chính phủ Singapore. Tại Việt Nam, VIAC hiện đang là cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (Mã CK: CII).

Trong khi đó, dữ liệu của VietTimes cho thấy, nhiều thành viên trong Hội đồng quản trị của VOI cũng đăng ký địa chỉ nơi ở tại PO Box 188 PC 100, Muscat, Oman - địa chỉ trụ sở chính của SGRF. Ông Nguyễn Hồng Sơn (sinh năm 1973) - Tổng Giám đốc của VOI - cũng là người đại diện cho VIAC tại nhiều khoản đầu tư ở Việt Nam, bao gồm cả thương vụ "ủy thác đầu tư" tại NMN Sông Đuống hay CII.

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 4

Chưa dừng lại ở đó, sự tham gia của VIAC, hay VOI, tại NMN Sông Đuống có thể xuất phát từ một nguyên nhân khác.

Ngày 23/10/2015, VIAC đã ký kết hợp đồng với Aqua One nhận bảo đảm 16,64 triệu cổ phần, tương đương với 32% vốn điều lệ, của CTCP Nước Aqua One Hậu Giang (Aqua One HG). Mối liên hệ giữa VIAC và Aqua One vẫn khá bền chặt khi 2 bên vừa thực hiện sửa đổi hợp đồng thế chấp vào ngày 28/6/2019 vừa qua.

Như vậy, có thể thấy Aqua One dù không trực tiếp đứng tên nhưng vẫn tham gia tích cực tại dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống ngay từ những ngày đầu.

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 5

Sơ đồ các khoản đầu tư ủy thác của CTCP Nước Aqua One

Chốt lời

Chưa rõ việc các quỹ đầu tư, 1 thuộc nhà băng lớn trong nước và 1 có yếu tố nước ngoài, tham gia nắm cổ phần chi phối ngay từ đầu có khiến việc thúc đẩy phát triển dự án nhà máy nước Sông Đuống hay việc phê duyệt giá nước cho nhà máy này được thuận lợi hơn hay không (!?).

Chỉ biết rằng, theo truyền thông trong nước, tới ngày 31/12/2018, VIAC và VietinBank Capital đã không còn xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của NMN Sông Đuống, thay vào đó là các pháp nhân: Aqua One (sở hữu hơn 44,96 triệu cổ phần, tương đương 45% vốn điều lệ); CTCP Đầu tư và Xây dựng Toàn Mỹ 14 (30 triệu cp, tương đương 30% vốn điều lệ) và CTCP Quản lý Quỹ Sài Gòn (viết tắt: Saigon Capital, sở hữu 10 triệu cp, tương đương 10% vốn điều lệ).

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 6

Cơ cấu cổ đông của NMN Sông Đuống tính đến ngày 31/12/2018 được truyền thông trong nước đăng tải

CTCP Đầu tư và Xây dựng Toàn Mỹ 14, như VietTimes đã từng đề cập, là một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Aqua One của "Shark" Liên.

Trong khi đó, khoản đầu tư của Saigon Capital tại NMN Sông Đuống cũng xuất phát từ việc ủy thác của nhà đầu tư trong nước. Tính đến cuối Quý 2/2019, Saigon Capital ghi nhận giá gốc của khoản đầu tư ủy thác là 350 tỷ đồng, tương đương với 35.000 đồng cho mỗi cổ phần NMN Sông Đuống.

Quay trở lại với những diễn biến mới trong cơ cấu cổ đông của NMN Sông Đuống, WHAUP đã chi ra khoảng 2.073,19 tỷ đồng để gom mua 33.986.774 cổ phần của NMN Sông Đuống từ ông Đỗ Tất Thắng.

Với những thông tin đã công bố, nhà đầu tư Thái Lan đã phải chi ra 61.000 đồng cho mỗi cổ phần của NMN Sông Đuống. Còn ông Đỗ Tất Thắng nhiều khả năng chỉ làm trung gian trong thương vụ này.

Cần lưu ý rằng, định giá cổ phần NMN Sông Đuống trước thương vụ với nhà đầu tư Thái Lan thấp hơn nhiều. Và cũng phải tới tận cuối năm 2018, theo dữ liệu của VietTimes, các nhà đầu tư mới góp đủ số vốn đã đăng ký.

Theo công bố thông tin của WHAUP, Saigon Capital vẫn đang nắm giữ 10% cổ phần tại NMN Sông Đuống sau khi nhà đầu tư này thực hiện xong thương vụ. Còn trên trang chủ (aquaone.vn), Aqua One cho biết đang sở hữu tới 51% vốn điều lệ.

Như vậy, nhiều khả năng Aqua One đã ủy thác đầu tư cho Saigon Capital. Nguồn tiền của khoản ủy thác đầu tư này cũng là điều đáng bàn.

Bởi trong năm 2018, Aqua One đã thế chấp hơn 20 triệu cổ phần NMN Sông Đuống đang sở hữu tại chính Saigon Capital.

Bên cạnh đó, Aqua One cũng thế chấp hơn 11,97 triệu cổ phần NMN Sông Đuống tại Ngân hàng TNHH Indovina - Chi nhánh Thiên Long. Khi ấy, nhà băng này định giá lô cổ phần ở mức 118,325 tỷ đồng, tương ứng 9.878,9 đồng/cổ phần (thậm chí chưa bằng mệnh giá) .

Thương vụ hời của shark Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Hình 7

Khoản ủy thác đầu tư của Saigon Capital vào NMN Sông Đuống, tương đương 35.000 đồng/cp, tại ngày 30/6/2019

Bỏ ra số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng để thâu tóm cổ phần tại NMN Sông Đuống, nhà đầu tư Thái Lan hẳn phải đánh giá rất cao tiềm năng và lợi ích của nhà máy sẽ mang lại.

Theo đánh giá của một công ty phân tích, tổng nhu cầu nước sạch của người dân Hà Nội sẽ lên tới khoảng 1,5 triệu m3/ngày, trong khi năng lực cung cấp hiện mới chỉ ở mức 1 triệu m3/ngày. Ước tính đến năm 2030, do quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh, nhu cầu nước sạch sẽ tăng gần gấp 2 lần, lên mức 2,7 triệu m3/ngày.

Lợi ích của thương vụ, xét cho cùng, chính là thị trường béo bở với giá bán "không thể lỗ" (nhà nước luôn cam kết bù lỗ) của dự án quốc kế dân sinh này. Mà ở trong đó, lợi ích đã và đang được san sẻ phần lớn cho nhà đầu tư ngoại WHAUP và tập đoàn Aqua One - những cổ đông đang nắm giữ tới 85% vốn của NMN Sông Đuống.

Thêm về việc ủy thác đầu tư, như VietTimes đã từng đề cập, bà Đỗ Thị Minh Đức (em gái của "Shark" Liên) đã ủy thác cho CTCP Thủ Phủ Tre (CTCP Thủ Phủ Tre (nay đổi tên thành CTCP Bamboo Capital - Mã CK: BCG) đầu tư vào CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS).

Để rồi từ đó, bà Đỗ Thị Minh Đức cùng một số lãnh đạo cấp cao trong "hệ sinh thái" của bà Đỗ Thị Kim Liên đã nắm quyền chi phối, điều hành tại VASS./.

Theo viettimes.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Người hại Lee Min Ho ê chề?Người hại Lee Min Ho ê chề?
06:04:53 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

Du lịch

11:16:47 21/01/2025
Ấn tượng với ẩm thực và văn hóa Việt, gần 100 du khách Ba Lan đã có một trải nghiệm đáng nhớ trong tour Tây ăn Tết ta tại TP.HCM.
Xem Sex Education, tôi khao khát có mối quan hệ như nam chính: Không phải tình yêu nhưng tốt hơn nhiều

Xem Sex Education, tôi khao khát có mối quan hệ như nam chính: Không phải tình yêu nhưng tốt hơn nhiều

Góc tâm tình

11:15:53 21/01/2025
Ngoài dự đoán và kỳ vọng, bộ phim giúp tôi nhận ra một khía cạnh hoàn toàn mới.Ở tuổi 60 tôi ngộ ra phúc - họa đều bắt nguồn từ 3 bộ phận trên cơ thể:
Chuyện gì đang xảy ra với "bạn gái tin đồn" của HIEUTHUHAI?

Chuyện gì đang xảy ra với "bạn gái tin đồn" của HIEUTHUHAI?

Sao việt

11:13:27 21/01/2025
Tối 20/1, hot girl sinh năm 2003 tái xuất bằng loạt ảnh đeo túi hiệu, thả dáng khi đi du lịch. Theo như quan sát, chỉ tầm 4-5 phút Tăng Mỹ Hàn đăng ảnh là HIEUTHUHAI đã nhanh tay thả tim .
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Lạ vui

11:13:09 21/01/2025
Tại Thần Nông Giá, Hồ Bắc (Trung Quốc) - nơi khó có thể tiếp cận được khi được bao quanh bởi những ngọn núi đã phát hiện loài sói đầu lừa tưởng đã tuyệt chủng từ lâu.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025: Dần khó khăn, Mão chậm trễ

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025: Dần khó khăn, Mão chậm trễ

Trắc nghiệm

11:13:02 21/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025, Dần hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Mão cần có kế hoạch rõ ràng.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025 cho thấy người tuổi Tý sẽ đối mặt với nhiều khó khăn
Tựa game Souslike hứa hẹn vượt mặt Black Myth: Wukong đang làm mưa làm gió trên Steam, game thủ Việt khen hết lời

Tựa game Souslike hứa hẹn vượt mặt Black Myth: Wukong đang làm mưa làm gió trên Steam, game thủ Việt khen hết lời

Mọt game

11:11:25 21/01/2025
Không gì tuyệt hơn việc có thể trải nghiệm phiên bản demo của các tựa game bom tấn trước khi thật sự xuống tiền mua chúng.
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

Tin nổi bật

11:10:41 21/01/2025
Một bé trai 3 tuổi bị mất tích ở ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được xác định đã tử vong do đuối nước.
Thành thật mà nói: 5 thứ "chật nhà" này không đáng để giữ lại

Thành thật mà nói: 5 thứ "chật nhà" này không đáng để giữ lại

Sáng tạo

11:03:55 21/01/2025
Tết năm ngoái, tôi mải mê lau nhà cửa mà quên mất việc loại bỏ những món đồ thừa thãi, chiếm diện tích. Kết quả là, dù nhà sạch nhưng vẫn có cảm giác chật chội, thiếu không gian.
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?

Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?

Sao châu á

10:17:44 21/01/2025
Truyền thông Hàn Quốc đã đưa ra dự đoán về khả năng đứa bé do Kim Min Hee sinh ra được thừa kế khối tài sản khổng lồ của Hong Sang Soo.
Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu

Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu

Làm đẹp

10:04:11 21/01/2025
Để da đầu khỏe mạnh, không mắc bệnh tật, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh nếp sống, tránh thức khuya, ăn đồ chiên, cay... cũng như hạn chế việc sử dụng hóa chất để uốn, nhuộm tóc.
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát

Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát

Netizen

09:29:11 21/01/2025
Trong khi người dân có mặt tại hiện trường nhanh chóng đến hỗ trợ người phụ nữ thì nam thanh niên lên xe bỏ chạy.