Băn khoăn khi bỏ điểm sàn
Trước những thay đổi trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét tuyển sinh thời gian qua rất nóng, đặc biệt là vấn đề điểm sàn. Việc bỏ điểm sàn vẫn đang khiến nhiều người băn khoăn về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ 2014.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không thay đổi lịch đăng ký dự thi
Nhiều điểm không hợp lý
Bày tỏ sự quan tâm tới đổi mới tuyển sinh năm nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt ra vấn đề nên hay không nên đặt ra điểm sàn. Mặc dù cho rằng vấn đề này cần nhìn nhận một cách đầy đủ nhưng Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những điểm cốt yếu đề xuất bỏ điểm sàn chủ yếu là nguyện vọng của các trường ngoài công lập, đòi hỏi có những tiêu chí linh hoạt thay thế điểm sàn. “Trước đây có điểm sàn là để đảm bảo chất lượng đầu vào tránh tình trạng các trường tốp dưới tuyển thí sinh học lực kém. Tuy nhiên, phân tích kỹ thì thấy cũng có điểm không hợp lý. Ví dụ, điểm sàn khối A là 15 điểm. Một thí sinh thi vào lĩnh vực Vật lý được tổng điểm 15 với mức điểm từng môn Lý: 5, Toán: 4,5; Hóa: 5,5 là đủ điểm sàn và được xét tuyển ĐH.
Trong khi đó, một thí sinh cũng thi vào chuyên ngành Vật lý được tổng điểm 14,5 nhưng môn Lý lại được 7 còn Hóa: 4, Toá: 3,5. Như vậy là không đủ điểm sàn và trượt ĐH dù điểm môn chuyên ngành cao hơn thí sinh kia. Vì vậy, bỏ điểm sàn là cần thiết nhưng phải xây dựng các tiêu chí khác để tạo điều kiện cho các thí sinh có chuyên môn nhưng kém một chút may mắn” – Phó Thủ tướng phân tích. Đây cũng là vấn đề mà các trường ĐH, CĐ lớn ở Hà Nội hay TP.HCM không gặp phải nhưng lại khiến các trường địa phương rất khó khăn trong việc tuyển sinh.
Video đang HOT
PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng: “Bỏ quy định điểm sàn không đồng nghĩa với việc Bộ Giáo dục thả nổi hoàn toàn công tác tuyển sinh cho các trường dẫn tới thả nổi chất lượng nguồn tuyển sinh”. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn nhấn mạnh nếu tiêu chí đầu vào của các trường ngoài công lập tự nhận thấp hơn thì phải tìm ra biện pháp bù trừ như quá trình đào tạo phải nghiêm hơn các trường công lập. “Hiện nay, chưa nhiều trường ngoài công lập làm được điều này.
Chỉ đổi mới cách xác định điểm sàn
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết đã quyết định bỏ cách xác định điểm sàn theo kiểu cũ và đổi mới cách xác định điểm sàn cho phù hợp với thực tiễn công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.
Phân tích vai trò điểm sàn từ năm 2013 trở về trước, ông Mai Văn Trinh cho biết, việc xét tuyển chỉ có một giá trị điểm sàn cho bậc ĐH và một giá trị điểm sàn cho bậc CĐ ứng với mỗi khối thi. Điểm sàn này đã góp phần thực hiện chức năng phân luồng học sinh, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ. “Tuy nhiên, cách xác định điểm sàn như trước đây chưa đáp ứng được tính đa dạng của các ngành đào tạo, cũng như đặc thù của các cơ sở giáo dục đại học. Do vậy, để đổi mới tuyển sinh cần có cách xác định điểm sàn mới linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với các loại hình trường, ngành đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo của các trường ĐH, CĐ, giúp các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh nhưng vẫn bảo đảm chất lượng nguồn tuyển” – ông Mai Văn Trinh khẳng định.
Được biết, hiện nay Bộ GDĐT đã chủ động đề xuất, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các trường ĐH, CĐ để đưa ra dự thảo phương án cách xác định điểm sàn mới. Theo đó, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất về mặt vĩ mô, Bộ chỉ nên quy định “điều kiện cần” để được vào các trường ĐH, CĐ đó là người học có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Còn điều kiện đủ tùy theo từng trường quyết định, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề nghị Bộ GD-ĐT đảm bảo thật tốt chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT ngay từ năm học này về cả hai mặt: chất lượng đề thi và kỷ cương thi cử. Có làm được hai yêu cầu này thì kỳ thi mới thực sự mang tính chất quốc gia, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Chánh văn phòng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho biết, khả năng các trường tự đặt ra những tiêu chí đầu vào quá thấp cũng có thể xảy ra nhưng chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín lâu dài của các trường. “Đây là điều trường nào cũng phải cân nhắc, vì vậy không ai dại gì mà chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, hạ yêu cầu thật thấp để tuyển sinh” – ông Nguyễn Đăng Khoa khẳng định.
Theo ANTD
Thí sinh có thể được thi đại học 2 lần/năm
Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT ngày 12-3 cho thấy có tới 17 điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 được bổ sung vào quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Đáng chú ý là việc trao tự chủ tuyển sinh cho các trường và việc sẽ thay thế điểm sàn bằng các tiêu chí khác.
Thí sinh có thể tham gia tuyển sinh riêng với 64 trường đang chờ thông qua đề án
Đề xuất phương án thay thế điểm sàn
Trao đổi với phóng viên ANTĐ chiều 12-3, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ thay thế điểm sàn vốn là tiêu chí đơn nhất để quyết định đầu vào bằng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của các trường. "Chúng tôi đang trình lãnh đạo Bộ GD-ĐT các phương án thay thế, sau đó sẽ lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia để sớm đưa ra phương án tốt nhất cho các thí sinh trong kỳ tuyển sinh sắp tới" - ông Trần Văn Nghĩa khẳng định. Phương án thay thế này vừa đảm bảo linh hoạt hơn chất lượng đầu vào và đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phân luồng đối với các loại hình đào tạo.
Với thay đổi này, Bộ đã chính thức đưa vào Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 việc ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh của trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, thống kê điểm, quy định về khung điểm ưu tiên, các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để quyết định phương án điểm trúng tuyển. Bộ sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường CĐ, ĐH xét tuyển cho từng khối, ngành đào tạo dựa vào căn cứ kết quả thi. Năm nay, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường in 3 giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng cho thí sinh. Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp 1 lần và đóng dấu đỏ của trường. Trường hợp người dự thi để mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.
Trường tuyển sinh tối đa 2 lần/năm
Đây là điểm mới của quy chế tuyển sinh năm nay khi Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ. Theo đó, hằng năm, các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH- CĐ hệ chính quy tổ chức 1-2 lần. Thời gian tuyển sinh sẽ do Bộ GD-ĐT quy định cụ thể.
Bộ GD-ĐT quy định rõ, các trường tổ chức tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy định sau đây: xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh có nội dung quy định và đáp ứng các yêu cầu do Bộ GD-ĐT quy định; lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi (nếu có), xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh. Trách nhiệm của các trường tổ chức tuyển sinh riêng là không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Các trường ĐH, CĐ phải phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi (nếu có) diễn ra an toàn, nghiêm túc. Công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát.
Kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định. Theo ông Trần Văn Nghĩa, hiện tại đã có 64 trường ĐH, CĐ gửi đề án tự chủ tuyển sinh về Bộ. Ngay khi ban hành Thông tư sửa đổi quy chế tuyển sinh, Bộ sẽ công bố các đề án phù hợp với quy chế để các trường triển khai thực hiện.
Theo ANTD
Không thả nổi chất lượng đầu vào Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về quy định tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2014 - 2016 của Bộ GD-ĐT sắp được ban hành, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) khẳng định sẽ không thả nổi chất lượng đầu vào. Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Năm nay, Bộ GD-ĐT có chủ trương...