Ban hành luật, đừng hỏi ý dân “cho có lệ”
Làm cách nào để lấy ý kiến người dân thực chất hơn, chống lãng phí, làm qua loa là vấn đề trọng tâm thảo luận tại Tọa đàm về “Hoạt động tham vấn công chúng trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” do Văn phòng Quốc hội tổ chức vào sáng 8/8.
Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động tham vấn công chúng khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn hình thức, làm qua loa cho “xong chuyện”, làm cho “có lệ”. Việc lấy ý kiến người dân phần nhiều áp dụng đối với các văn bản pháp quy do trung ương ban hành, còn văn bản pháp quy của địa phương ít được đưa ra tham vấn công chúng.
Nhiều ý kiến cũng nhìn nhận việc góp ý bằng văn bản, góp ý tại cuộc họp cơ quan, tại cộng đồng khu vực dân cư ít nhiều “có áp lực” cho những ý kiến trái chiều. Do đó nên mở rộng mô hình góp ý điện tử mà không nhất thiết phải khai báo những thông tin có thể nhận dạng người có ý kiến (tên tuổi, email…).
Mặt khác, bước tổng hợp thông tin góp ý cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tham vấn, dễ rơi vào “bệnh hình thức” – tổng hợp số lượng ý kiến mà không sàng lọc được những ý kiến độc đáo, mới, hay cần tiếp thu, bởi ý kiến độc đáo thì thuộc nhóm thiểu số còn ý kiến số đông lại chưa hẳn đã đúng.
Video đang HOT
Nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, ĐBQH Phạm Phương Thảo nhấn mạnh chính cách thức tham vấn, thời điểm và thời gian tham vấn mới là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tham vấn công chúng chứ không phải vấn đề tiền bạc, kinh phí.
“Kinh phí tham vấn công chúng nhiều ít không quan trọng, mà cốt lõi phải sử dụng hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí. Phải đầu tư sâu vào lấy ý kiến nhóm đối tượng bị tác động và nên có bộ quy chuẩn về quy trình tham vấn” – đại diện Bộ Tư pháp góp ý.
Theo Bình Minh
Pháp luật TPHCM
Hà Nội: Dân sẽ đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ, công chức
UBND TP Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch điều tra, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với các cơ quan hành chính. Từ đó, thành phố sẽ rút ra nguyên nhân yếu kém, nâng cao thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Mục đích chính của kế hoạch là lấy ý kiến đánh giá của tổ chức, cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính và chất lượng cung ứng một số dịch vụ hành chính công của các cơ quan đơn vị, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức phát huy vai trò giám sát.
Từng tổ chức, cá nhân ở các quận, huyện sẽ được lấy ý kiến mức độ hài lòng đối với các dịch vụ hành chính công
Thông qua đó Hà Nội cũng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, thiếu sót, bất cập trong việc cung ứng một số dịch vụ hành chính công. Hà Nội cũng sẽ có các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công và nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân, tổ chức của đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó, Hà Nội phấn đấu đạt được mục tiêu 80% tổ chức, cá nhân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính thành phố vào năm 2015.
Để đạt được mục tiêu trên, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phải khảo sát, đánh giá đảm bảo tính khoa học, khách quan, dân chủ, minh bạch. Đặc biệt, theo UBND TP Hà Nội kế hoạch này phải phản án đúng thực tế hoạt động, làm rõ ưu điểm, hạn chế của hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công và đề xuất biện pháp khắc phục.
Kế hoạch trên được thành phố triển khai ở tất cả các quận, huyện, thị xã với các dịch vụ được khảo sát như cấp giấy chứng nhận xây dựng nhà ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng minh nhân dân... Đối tượng được lấy ý kiến là các tổ chức, cá nhân đã có giao dịch dịch vụ hành chính công (đã hoàn thành và nhận kết quả của các dịch vụ hành chính công) và được xác định trong phạm vi khảo sát năm 2014.
Hà Nội bắt đầu tổ chức điều tra, lấy ý kiến tổ chức, cá nhân ở các quận, huyện, thị xã từ tháng 8 đến cuối năm 2014. Dự kiến đến quý I năm 2015 sẽ có kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính thành phố.
Quang Phong
Theo Dantri
Nhiều văn bản pháp luật cứ ra đời lại bị phản ứng, vì sao? Sự bất cập của nhiều Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) khi mới ban hành được cho có một nguyên nhân từ việc người dân ít tham gia góp ý khi soạn thảo. Rõ chính sách trước khi soạn thảo Trong quy trình lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay, việc đánh giá chính sách mới chỉ...