Bán hàng tại khu vực cấm, xe của người khuyết tật bị thu giữ
Đỗ xe 3 bánh trên vỉa hè dành cho người đi bộ ở Đà Nẵng để đi bán vé số, ông Hoàng bị lực lượng quy tắc đô thị thu giữ phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính.
Ngày 19/9, UBND phường Mân Thái có báo cáo gửi quận Sơn Trà (Đà Nẵng) về việc lực lượng quy tắc đô thị phường này thu giữ xe 3 bánh của người khuyết tật.
Trước đó, đoạn clip lực lượng quy tắc đô thị thu giữ phương tiện của người đàn ông chống nạng đi bán vé số, kẹo dạo trước quán nhậu, được chia sẻ trên mạng xã hội, khiến nhiều người phê bình cách ứng xử của lực lượng này với người tàn tật.
Người khuyết tật (áo vàng) đứng nhìn lực lượng quy tắc đô thị thu giữ chiếc xe 3 bánh của mình đỗ trên vỉa hè. Ảnh: Cắt từ clip.
Theo báo cáo của UBND phường Mân Thái, tối 16/9, tổ kiểm tra quy tắc đô thị phường và quận đi tuần tra trên đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp đã phát hiện ông Hoàng (quê Quảng Nam) đỗ xe 3 bánh trên vỉa hè dành cho người đi bộ để vào quán nhậu bán hàng rong.
Quản lý đô thị đã yêu cầu ông Hoàng di chuyển xe máy về đỗ đúng nơi quy định và chấm dứt hành vi bán hàng rong tại tuyến đường cấm. Tuy nhiên, ông Hoàng được cho là đã không hợp tác, nên quản lý đô thị đưa phương tiện của ông Hoàng về trụ sở UBND phường Mân Thái.
Video đang HOT
Sau đó, tại trụ sở phường Mân Thái, ông Hoàng không xuất trình được giấy phép lái xe môtô 3 bánh, giấy đăng ký xe và giấy tờ tùy thân. Tổ quy tắc đô thị phường Mân Thái cho biết, ông Hoàng khi tham gia giao thông tại địa bàn thường không đội mũ bảo hiểm và bán vé số dạo trên đoạn đường cấm. Ông Hoàng đã nhiều lần bị nhắc nhở và ký cam kết không bán hàng rong tại khu vực cấm, nhưng vẫn tái phạm. Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Hoàng thừa nhận việc bán dạo tại tuyến đường du lịch là sai quy định nên đã chấp hành nộp phạt hành chính, nhận lại phương tiện.
* Tên người khuyết tật đã được thay đổi.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Vietcombank từ chối mở thẻ ATM cho người khuyết tật: Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Trước thông tin phản ánh chi nhánh của Vietcombank từ chối mở thẻ cho khách hàng bị câm điếc bẩm sinh tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định đây không phải là quy định của mình mà chỉ là ý kiến của cá nhân cán bộ Vietcombank trong quá trình tác nghiệp.
Ngày 14/9, anh Phạm Việt Hoài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kym Việt (đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội, có nhiều nhân viên là người khuyết tật), đến chi nhánh Vietcombank Thành Công (Hà Nội) đăng ký làm thẻ ATM cho 4 nhân viên của công ty.
Bốn nhân viên này bị câm điếc bẩm sinh và anh Hoài có mang đủ hồ sơ về tình trạng của những nhân viên này nhưng phía Vietcombank từ chối mở thẻ ATM vì cho rằng 4 khách hàng đăng ký không đủ năng lực hành vi dân sự.
Trước thông tin này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 6954/NHNN-TT gửi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) về năng lực hành vi dân sự của khách hàng khi thực hiện phát hành thẻ.
Tại văn bản này, NHNN khẳng định đây không phải là quy định của NHNN mà chỉ là ý kiến của cá nhân cán bộ Vietcombank trong quá trình tác nghiệp.
(ảnh minh họa).
Theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng và Bộ luật Dân sự năm 2005 thì những người khuyết tật (bị câm điếc) không nằm trong diện mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, do đó họ vẫn thuộc đối tượng được xem xét để phát hành và sử dụng thẻ.
Do vậy, NHNN yêu cầu Vietcombank khẩn trương kiểm tra lại thông tin báo chí đã phản ánh và thực hiện đúng theo quy định của NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Vietcombank cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Vietcombank đã chỉ đạo các bộ phận liên quan, xác minh sự việc. Theo đó, trong cùng ngày 14/9, Vietcombank đã chỉ đạo Phòng giao dịch 22 thuộc Vietcombank Sở giao dịch tiến hành tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ của 4 nhân viên bị câm điếc bẩm sinh của Công ty Kym Việt do ông Phạm Việt Hoài làm Chủ tịch HĐQT và triển khai thủ tục làm thẻ theo đúng yêu cầu của khách hàng như quy định hiện hành.
"Vietcombank khẳng định chủ trương chính sách của ngân hàng là không phân biệt đối xử đối với đối tượng khách hàng này", đại diện Vietcombank nhấn mạnh.
Ngoài ra, Vietcombank cũng đang giao Phòng giao dịch 22 thuộc Vietcombank Sở giao dịch (đơn vị đang quản lý tài khoản công ty Kym Việt) tiến hành phát hành thẻ cho tất cả các nhân viên (có nhu cầu) thuộc Công ty Kym Việt theo hướng sẽ cử cán bộ của ngân hàng đến tận công ty hoàn thiện các thủ tục cho các khách hàng bởi đây là các khách hàng cần có sự hỗ trợ.
"Sự việc đáng tiếc đã xảy ra là hy hữu bởi suy nghĩ chủ quan của một nhân viên của phòng giao dịch Tố Hữu thuộc Chi nhánh Thành Công đã hướng dẫn 4 khách hàng trên phát hành thẻ theo các thủ tục áp dụng đối với những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức là phải thông qua người đại diện hoặc người giám hộ theo pháp luật với suy nghĩ đơn giản là làm như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn cho giao dịch của khách hàng, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Nhân viên giao dịch đã nhầm đối tượng khi đồng nhất người hạn chế năng lực hành vi dân sự với người khuyết tật là không đúng với chính sách và quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước cũng như của Vietcombank", đại diện Vietcombank giải thích.
Thông tin từ Vietcombank cũng cho biết: Về phía Chi nhánh Thành Công, ngay khi nắm được thông tin sự việc, Giám đốc Chi nhánh Thành Công đã yêu cầu phòng giao dịch Tố Hữu báo cáo/đánh giá bản chất của sự việc; nghiêm túc nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm. Đồng thời ngay trong sáng 15/9, đại diện Ban giám đốc Chi nhánh đã đến Công ty Kym Việt gặp đại diện công ty xin lỗi và đại diện Công ty Kym Việt đã chia sẻ và đồng ý với lời xin lỗi của Chi nhánh Thành Công.
Qua đó, "Vietcombank miễn phí phát hành thẻ cho 4 khách hàng thuộc Công ty Kym Việt và sau khi hoàn thiện quy trình phát hành thẻ sẽ cử cán bộ trực tiếp mang thẻ tới Công ty Kym Việt trao cho 4 khách hàng nêu trên. Đối với lỗi tác nghiệp trong tư vấn giao dịch này, Vietcombank đã cho lưu ý rút kinh nghiệm ngay trong hôm nay trên toàn hệ thống", đại diện ngân hàng khẳng định.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Đừng ngụy biện cho phin cà phê Nhận thấy lập biên bản xử phạt sai đối tượng nên UBND phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM đã không ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, ông Phạm Lê Tuấn Nghĩa lại kiện ra tòa với yêu cầu phường phải ra quyết định xử phạt đối với mình để đạt mục đích xấu hơn về sau. Nghịch lý khi yêu cầu phường...