Bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo
Theo Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, trong thời gian vừa có một số doanh nghiệp lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội và đã bị các cơ quan pháp luật xử lý hình sự như vụ việc MB 24, Colony Invest, Tâm mặt trời….
Cũng theo Cục quản lý cạnh tranh, vừa qua, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam một số lãnh đạo của Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Việt Phát để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là những vụ việc gây hậu quả lớn đối với cộng đồng xã hội.
Do đó, để giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người dân cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của doanh nghiệp, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp. Thông tin về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh (www.vca.gov.vn).
Ảnh minh họa
Cùng với đó, người muốn tham gia bán hàng đa cấp cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp, thì phải ký hợp đồng đúng với mẫu hợp đồng Công ty đã đăng ký với Cục Quản lý cạnh tranh.
Video đang HOT
Ngoài ra, cần phải rất cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối. Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo cảnh báo của Cục quản lý cạnh tranh, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật.
Cục quản lý cạnh tranh cũng cho rằng, lưu ý sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Nhà phân phối có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối, đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó. Ngoài thời hạn này, doanh nghiệp không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránhx mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Bộ Công Thương nói gì sau khi lãnh đạo Liên kết Việt bị bắt?
Công ty Cổ phần Liên kết Sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) từng bị Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phạt 570 triệu đồng vì vi phạm quy định kinh doanh đa cấp.
Ngày 19-2, Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố và tạm giam một số lãnh đạo và nhân viên Công ty Đa cấp Liên kết Việt để điều tra về những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó có ông Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế Bộ Quốc phòng, Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt).
Đặc biệt, từ tháng 6-2014 đến tháng 7-2015, ban lãnh đạo Liên kết Việt đã phát triển hệ thống đa cấp với hơn 60.000 người tham gia, tổng số tiền thu trên 1.900 tỉ đồng.
Dư luận đặt câu hỏi suốt một thời gian dài như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) ở đâu khi để xảy ra hàng loạt sai phạm như trên. Chiều 28-2, Bộ Công Thương đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Liên kết Việt cung cấp các thông tin gian dối và gây nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng, công dụng của sản phẩm.
Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết Công ty Liên kết Việt được Sở Công Thương TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp vào ngày 10-12-2014. Sau khi Nghị định 42/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực 1-7-2014, việc đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được chuyển từ các Sở Công Thương về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh).
Nghị định 42 đã nâng cao các điều kiện đăng ký hoạt động so với trước đây để thanh lọc các doanh nghiệp yếu kèm. Tuy nhiên, Nghị định 42 không giới hạn số lượng doanh nghiệp được đăng ký hoạt động. Đồng thời cũng quy định rất rõ ràng, minh bạch các điều kiện để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký. Theo đó, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các điều kiện đều được đăng ký hoạt động.
Ngày 21-10-2014, Công ty Liên kết Việt nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại Cục Quản lý cạnh tranh theo quy định. Sau khi thẩm định hồ sơ, Công ty Liên kết Việt đáp ứng được các quy định tại Nghị định 42, Cục Quản lý cạnh tranh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho Công ty Liên kết Việt vào ngày 22-12-2014.
Theo ông Mừng, sau khi Công ty Liên kết Việt được cấp đăng ký hoạt động, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành hậu kiểm hoạt động bán hàng đa cấp của công ty vào 15-7-2015. Căn cứ kết quả kiểm tra, cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt với số tiền 570 triệu đồng về các hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Cụ thể, công ty này đã vi phạm các nghĩa vụ liên quan đến thông báo hoạt động bán hàng đa cấp ở một số tỉnh/TP; nghĩa vụ liên quan đến thông báo hoạt động hội nghị, hội thảo, nghĩa vụ liên quan đến đào tạo người tham gia và cấp thẻ cho người tham gia; cung cấp các thông tin gian dối và gây nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng, công dụng của sản phẩm.
Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để đảm bảo người tham gia thực hiện đúng quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của doanh nghiệp. Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp.
TRÀ PHƯƠNG
Theo_PLO
Miếng dán đồ chơi TQ có nguy cơ gây vô sinh bán đầy rẫy ở HN Loại miếng dán đồ chơi này được cảnh báo có chứa các chất hóa học gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, thậm chí dẫn đến ung thư. Hệ thống cảnh báo RAPEX của Liên minh Châu Âu (EU) vừa đưa những miếng dán đồ chơi hoạt hình Trung Quốc vào danh sách nguy hiểm. Theo đó, các sản phẩm miếng dán...