Bàn giao tàu kiểm ngư KN 782
Sáng 30.7, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long ( TP.Hạ Long, Quảng Ninh) đã bàn giao tàu kiểm ngư KN 782 (ảnh) cho lực lượng Kiểm ngư VN.
Tàu do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, thi công từ tháng 10.2012. Tàu có chiều dài 90,5 m, rộng 14 m, lượng giãn nước 2.500 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục 5.000 hải lý và chịu đựng được sóng cấp 12. KN 782 cũng được trang bị các phương tiện hiện đại để tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ y tế, trên tàu có sân đỗ cho máy bay trực thăng, 2 vòi rồng với khả năng phun nước xa 150 m… Đây là chiếc tàu thứ 2 trong cặp tàu kiểm ngư hiện đại nhất VN, được đóng cho lực lượng Kiểm ngư, chiếc thứ nhất là KN 781 đã bàn giao ngày 30.6. Trước đó, ngày 27.7, trong chuyến làm việc tại Quảng Ninh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới kiểm tra tàu KN 782 và công nhân viên Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long.
Theo TNO
Trung Quốc luôn bị động trước khi di chuyển giàn khoan
Ông Hà Lê, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm ngư cho rằng, Trung Quốc luôn phải đối phó trên thực địa và cả dư luận. Đã có những biểu hiện bị động của Trung Quốc trước khi nước này di chuyển giàn khoan...
Video đang HOT
"Cũng có một lý do khách quan là Trung Quốc di chuyển giàn khoan là do bão, nhưng theo đánh giá của lực lượng Kiểm ngư thì động thái này là do lực lượng của ta gây sức ép," ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) bình luận khi trao đổi với báo chí chiều 16/7.
Ông Hà Lê cũng giải thích thêm rằng, thời gian cuối trước khi rút gian khoan Trung Quốc luôn bị động trước lực lượng của ta. Trên thực tế phía lực lượng của ta luôn chủ động đưa ra phương án đấu tranh thực địa trong khi đó Trung Quốc luôn phải đối phó trên thực địa và cả dư luận nữa. Họ treo băng rôn khẩu hiệu bằng tiếng Việt với những dòng chữ hòa bình, hữu nghị, điều đó cũng thể hiện họ bị động. Khi tàu Kiểm ngư tiếp cận thì họ vẫn rất hung hăng, nhưng họ phải thay đổi phương thức cản phá lực lượng của Việt Nam cũng chứng tỏ sự bị động của họ. Ngoài ra, trên tất cả các mặt trận thì họ luôn bị cô lập.
Trung Quốc luôn bị cô lập trong thời gian hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển của Việt Nam
Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thì đường rút giàn khoan của Trung Quốc khá dài, khi họ qua cửa vịnh Bắc Bộ thì mới tạm thời ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tính đến 4h chiều 16/7, giàn khoan còn cách đảo Hải Nam khoảng hơn 100 hải lý.
Sau 75 ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ ngày 02/5, họ đã có nhiều hành động tấn công và gây hấn đối với tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Cụ thể có tổng số 27 tàu Kiểm ngư bị đâm trực tiếp và bị thiệt hại, chưa kể những thiệt hại nhỏ như bị kẹp, xước sơn,... thì không tính hết được. Trong thời gian này có 15 cán bộ Kiểm ngư bị thương và đến nay đã bình phục trở lại.
Đến nay, lực lượng Kiểm ngư cũng chưa tính toán tổng thiệt hại do Trung Quốc gây ra trong thời gian qua vì lực lượng kiểm ngư phải tiến hành khắc phục thiệt hại rất nhanh để phục vụ cho đấu tranh ngoài thực địa.
Theo thông tin của Cục Kiểm ngư, đến 21h05 ngày 15/7 Trung Quốc đã chính thức di chuyển giàn khoan theo hướng Bắc-Tây Bắc (theo hướng về phía đảo Hải Nam) với vận tốc 4-4,5 hải lý/giờ, đồng thời bố trí 3 lớp tàu bảo vệ quá trình di chuyển giàn khoan. Tính đến trưa 16/7 toàn bộ các tàu TQ đã di chuyển khỏi khu vực hạ đặt cũ.
Theo thông báo chính thức của Công ty TNHH Cổ phần Dịch vụ Mỏ dầu Trung Quốc (COSL), giàn khoan Hải Dương-981 sẽ di chuyển về để tác nghiệp tại vùng biển Lăng Thủy của đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Các lực lượng chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi quá trình di chuyển của giàn khoan Hải Dương-981.
Các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã triển khai các phương án phòng tránh đảm bảo cho người và phương tiện khi cơn bão Rammasun ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực.
Các tàu cá của ngư dân ta hoạt động trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa đã rời ngư trường về địa điểm tránh bão.
Thảo Nguyên
Theo dantri
Lo Việt Trung đối đầu, Indonesia đề xuất họp Ngoại trưởng ASEAN Ngoại trưởng Rosario cho biết, vẫn còn đó lo ngại về những gì đang xảy ra ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa với cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (trái) và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario. Kyodo News ngày 5/6 đưa tin, Indonesia đã đề xuất nhóm họp Ngoại trưởng các...