Bàn giao sân bãi thể thao cho CLB: Đôi bên cùng có lợi
Hà Nội đang trong quá trình chuyển giao sân vận động Hàng Đẫy cho CLB Bóng đá Hà Nội. Việc này, theo lãnh đạo thủ đô, sẽ đỡ tốn kém ngân sách và các CLB, đội bóng được tự chủ hoạt động.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) bàn giao sân vận động (SVĐ) Hàng Đẫy cho CLB Hà Nội để cải tạo, quản lý.
Xã hội hóa sân Hàng Đẫy
Ông Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở VH-TT kiểm tra hiện trạng tất cả cơ sở TDTT do đơn vị này quản lý để tiến tới bàn giao cho các CLB thể thao. Trước hết là thí điểm bàn giao SVĐ Hàng Đẫy cho CLB Bóng đá Hà Nội, Thường trực Thành ủy đã cho ý kiến cần tiến hành sớm. “Vừa qua, Sở Xây dựng vẫn đề xuất hơn 50 tỉ đồng để sửa chữa sân nhưng không cần nữa. Chúng ta sẽ thí điểm bàn giao SVĐ cho CLB Hà Nội quản lý,” ông Chung nêu rõ.
Bên cạnh đó, chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết CLB Hà Nội sẽ lập đề án xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong SVĐ và cải tạo lại sân. Đề án sẽ được Thường trực Thành ủy Hà Nội xem xét, cho ý kiến. “Quan điểm của chúng ta là nên tìm các CLB, tư nhân để bàn giao, khuyến khích họ sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác các sự kiện. Hằng năm, chúng ta đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng không hiệu quả, nhiều trung tâm bơi lội một năm chỉ tổ chức 1-2 sự kiện, như vậy là quá lãng phí,” ông Chung nhận xét.
Sân Cẩm Phả đã thành mô hình điểm cho cả V-League – từ mặt sân, phòng ốc đến ghế ngồi cho khán giả. Ảnh: Hải Anh.
Chủ tịch CLB Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hội, cho biết các bên đang trong quá trình làm những thủ tục cuối cùng về công tác bàn giao SVĐ Hàng Đẫy. “Khi được bàn giao, trước mắt, chúng tôi sẽ tu sửa SVĐ Hàng Đẫy khang trang, sạch đẹp hơn để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, sau khi bàn giao chính thức, chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế đề án xây mới SVĐ Hàng Đẫy để trình lên UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt,” ông Hội nói.
Xuống cấp nghiêm trọng
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 8-2, sau 59 năm đưa vào hoạt động, tình trạng hỏng hóc ở SVĐ Hàng Đẫy đã khá nghiêm trọng. Khu ghế ngồi VIP, một số khu của khán đài A và B đều có hiện tượng sụt lún. Khán đài A có nhiều đường nứt rộng đến 25 cm, ban quản lý phải dùng khung sắt để cố định. Năm ngoái, ban quản lý sân đã tiến hành đặt bảng cảnh báo “Khu vực nguy hiểm, cấm ngồi” và phối hợp với đội bóng không tổ chức bán vé những khu vực khán đài bị nứt và sụt lún. Nhiều phòng chức năng quanh sân bị bỏ hoang.
Một khu vực khán đài sân Hàng Đẫy đã xuống cấp. Ảnh: Nguyễn Hưởng.
SVĐ Hàng Đẫy cũng vừa bị đoàn kiểm tra LĐBĐ châu Á (AFC) đánh giá không đủ tiêu chuẩn tổ chức các trận đấu của vòng bảng AFC Cup 2017. Mặt sân, phòng chức năng và khán đài không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và việc sửa chữa mất rất nhiều thời gian.
Mô hình điểm
Trong khi đó, SVĐ Cẩm Phả của CLB Than Quảng Ninh được xã hội hóa từ năm 2014 đã mang đến sự đột phá về chất lượng phục vụ CĐV. Từ chỗ cơ sở hạ tầng còn kém, đến nay, SVĐ Cẩm Phả đã trở thành mô hình điểm cho cả V-League – từ mặt sân, phòng ốc đến ghế ngồi khán giả.
Ông Phạm Thanh Hùng, Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh, cho biết từ năm 2014, CLB được giao quyền quản lý SVĐ Cẩm Phả và đã chi rất nhiều tiền để tu sửa. “Ngoài tổ chức các trận bóng đá, chúng tôi còn mời gọi tổ chức các hoạt động sự kiện ở đây để thu tiền và dùng tiền đó đầu tư cho bóng đá,” ông Hùng nhấn mạnh. Năm 2016, SVĐ Cẩm Phả đã tổ chức được 128 sự kiện.
Hợp lý và cần thiết
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho hay cách đây vài năm, từ trước thời điểm đội bóng Quảng Nam lên hạng V-League năm 2013, tỉnh đã giao quyền quản lý SVĐ Tam Kỳ cho CLB Bóng đá QNK Quảng Nam (nay được đổi tên thành Quảng Nam FC).
Theo ông Hài, từ khi SVĐ được giao cho đội bóng tiếp quản, việc duy tu, bảo dưỡng, quản lý và tổ chức các sự kiện thực hiện khá bài bản. Nhiều hoat đông văn hoa, TDTT lơn cũng thường xuyên được tổ chức. Với kinh phí duy tu, bảo dưỡng, ông Hài cho biết tùy theo mức độ mà nhà nước có thể hỗ trợ CLB với tiêu chí tạo điều kiện tốt cho đội bóng.
Trong khi đó, ông Bùi Xuân Lý, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, cho rằng việc lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu cơ quan chức năng bàn giao SVĐ Hàng Đẫy cho CLB Bóng đá Hà Nội vận hành, quản lý và sử sụng là cần thiết trong tình hình hiện nay, nhằm tiết kiệm ngân sách và khai thác hiệu quả sân bóng.
“Tại Bình Định, lãnh đạo địa phương cũng từng có chủ trương như thế. Tuy nhiên, do đội bóng của tỉnh hiện chơi ở Giải Hạng nhì, chưa đủ điều kiện tham gia Giải Hạng nhất nên trước mắt chưa thể triển khai như Hà Nội được,” ông Lý giải thích.
Tr.Thường – A.Tú
Sân phải do CLB đầu tư và vận hành
Cuối năm 2016, TP Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng SVĐ Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) để thay SVĐ Chi Lăng, với kinh phí xây dựng hơn 300 tỉ đồng. Ông Nguyễn Phúc Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT TP Đà Nẵng, cho biết SVĐ Hòa Xuân hiện giao cho đội SHB Đà Nẵng sử dụng miễn phí, còn công tác quản lý do Trung tâm Thể thao trực thuộc Sở VH-TT TP Đà Nẵng đảm nhận.
Theo ông Linh, với bóng đá chuyên nghiệp thì sân phải do CLB đầu tư và vận hành toàn bộ. “CLB đang trên đường tiến lên bóng đá chuyên nghiệp nên phải dựa một phần vào sự hỗ trợ của nhà nước để vượt qua khó khăn ban đầu, chứ đã là bóng đá chuyên nghiệp thì không thể dùng ngân sách của nhà nước được,” ông Linh nhìn nhận.
B.Vân
Theo NLĐ
HN dừng lấy ý kiến loa phường vì "dấu hiệu bất thường"
Theo Sở Thông tin - Truyền thông, số lượng tham gia bình chọn bất ngờ tăng vọt, hệ thống phải tạm khóa để kiểm tra
Hệ thống khảo sát ý kiến người dân về loa phường của Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội bất ngờ tạm dừng vì số lượng người bình chọn tăng vọt
Ngày 7.2, thông tin từ Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội (TT&TT), Sở đã tạm dừng khảo sát lấy ý kiến nhân dân đối với hệ thống thông tin cơ sở. Lý do Sở phát hiện hiện có "dấu hiệu bất thường" về số lượng người tham gia bình chọn từ ngày 5.2.
Lãnh đạo Sở TT&TT Hà Nội cho hay, số liệu về người cho ý kiến về loa phường trên cổng thông tin điện tử Hà Nội thay đổi từ mấy nghìn người bình chọn tăng đột biến lên mấy chục nghìn.
Hệ thống sẽ tạm dừng để để bảo trì và bổ sung biểu mẫu. Hộp thư điện tử pbcxbtt_sotttt@hanoi.gov.vn vẫn tiếp tục ghi nhận ý kiến của người dân.
Trước khi gặp sự cố, phần lấy ý kiến này thể hiện số liệu lượt tham gia bình chọn gần 100.000. Tính đến sáng ngày 6.2, có 73% ý kiến cho rằng hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở là cần thiết, nên duy trì như hiện nay. Trong khi đó, 26% ý kiến thống nhất không cần thiết duy trì hoạt động của loa phường. Còn 1% ý kiến cho rằng loa phường cần thiết nhưng phải đổi mới.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng hệ thống loa phường tốn kém, chất lượng thông tin quá thấp (ảnh minh họa: Hồng Phú)
Trước đó, sáng 6.2, tại cuộc họp giao ban lãnh đạo TP, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành nhanh chóng đánh giá về sự cần thiết của hệ thống loa phường.
Theo người đứng đầu TP, việc duy trì hệ thống truyền thanh cơ sở rất tốn kém. Trong khi chất lượng thông tin phát hành quá thấp.
Việc lấy ý kiến về loa phường được thực hiện từ ngày 25.1 sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung xem xét loa phường còn phù hợp để duy trì hay không.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Hà Nội lấy ý kiến người dân về "số phận" loa phường Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến người dân về loa phường tại chuyên mục "Lấy ý kiến về hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Hà Nội" trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố và Facebook. Nội dung thăm dò, lấy ý kiến đóng góp sẽ tập trung vào hoạt động của...