Bàn giao công trình trường học thứ 33 Childfund hỗ trợ tại Hòa Bình
Sáng 20/9, ChildFund Việt Nam và Ban Quản lý các dự án phi Chính phủ huyện Tân Lạc ( tỉnh Hòa Bình) đã tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng công trình tòa nhà lớp học tại trường Tiểu học xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc.
Trong năm học mới 2019 – 2020, hơn 460 học sinh trong xã giờ đây đã có thể học tập trong một môi trường an toàn và mang tính thúc đẩy việc học tập.cơ
Đoàn công tác cắt băng khánh thành, chính thức đưa vào sử dụng công trình trường Tiểu học xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc.
Được biết, công trình lớp học mới đã hoàn thành việc xây dựng vào giữa năm 2019 với sự hỗ trợ tài chính từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống và Cáp Bumhan, nhóm hỗ trợ văn phòng khu vực Gyeongnam của Hàn Quốc và các nhà tài trợ cá nhân của ChildFund Hàn Quốc thông qua ChildFund Việt Nam.
Với sân chơi được trang bị và nhà bếp, trẻ em tại Phú Vinh giờ đây đã có không gian vui chơi an toàn và những bữa ăn nóng sốt, bổ dưỡng được phục vụ tại trường trong ngày học của các em.
Trưởng nhóm hỗ trợ văn phòng khu vực Gyeongnam, ông Jung Youngsik cho biết: “Giáo dục ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em trong tương lai và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, điều quan trọng là đầu tư cho giáo dục. Thông qua dự án này, tôi hy vọng các học sinh của trường Tiểu học xã Phú Vinh có thể học hỏi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và nuôi dưỡng mơ ước cho tương lai của các em”.
Video đang HOT
Đoàn công tác thăm quan các lớp học.
Cũng nhân dịp này, đoàn công tác đã trao tặng 465 bộ dụng cụ học tập và 15 bộ máy tính cá nhân cho học sinh toàn trường. Với một phòng máy được trang bị hiện đại, trẻ em sẽ có những bài học đầu tiên với công nghệ thông tin, mở ra những cơ hội mới cho các em khi có thể truy cập và sử dụng internet để phục vụ các hoạt động học tập.
Bên cạnh việc hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất, với tầm nhìn của ChildFund, để trẻ em phát huy hết khả năng, tổ chức cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động phát triển nhận thức, hiểu biết xã hội, xây dựng cảm xúc tích cực và thể chất của trẻ em. Các lĩnh vực can thiệp chính bao gồm kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ, các môn học STEM (Khoa học, Công nghệ và Toán học), giáo dục nghệ thuật và thể chất.
Đoàn công tác giao lưu cùng các em nhỏ đang theo học tại trường và cùng lắp ráp một số bộ đồ chơi với các em.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên (Giám đốc Quốc gia ChildFund Việt Nam) chia sẻ: “Tôi rất vui và tự hào khi chứng kiến lễ bàn giao công trình trường tiểu học xã Phú Vinh và được biết rằng từ nay, nhiều trẻ em dân tộc thiểu số có thể tận hưởng một môi trường học tập an toàn và mang tính thúc đẩy. Trẻ em đang có cơ hội học tập tốt hơn để phát triển trong tương lai.
Bên cạnh việc cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đầy đủ tại trường, ChildFund cũng hỗ trợ đào tạo giáo viên để họ có thể áp dụng phương pháp đào tạo có sự tham gia và phương pháp học tập trải nghiệm trong quá trình giảng dạy. Về lâu dài, ChildFund cam kết thúc đẩy quyền trẻ em ở trường học bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục cho người dân tộc thiểu số ở bảy xã thuộc huyện Tân Lạc bao gồm xã Phú Vinh”.
Trường Tiểu học ở xã Phú Vinh hàng năm đón nhận tất cả trẻ em từ 6 tới 11 tuổi đang sống tại xã theo học.
Theo laodongthudo
Nuôi dê thả đồi, trai xứ Mường lãi hơn 100 triệu đồng/năm
Anh Đinh Công Hiếu, xóm Kè Ưng (xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) đầu tư vốn liếng nuôi dê thả đồi từ nhiều năm nay đã cho thu nhập khá cao. Sau khi trừ chi phí mỗi năm anh Hiếu lãi hơn 100 triệu đồng.
Tận dụng diện tích đất đồi rộng, nguồn thức ăn phong phú và dồi dào ở ngoài tự nhiên, nhiều năm trở lại đây người dân sinh sống ở xã Phú Vinh (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) phát triển chăn nuôi dê thả đồi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo ở địa phương. Anh Hà Công Hiếu, xóm Kè Ưng là người trẻ tuổi luôn ham học hỏi và đi đầu trong phát triển mô hình nuôi dê thả đồi, đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình.
Thời gian qua, nhiều hộ sinh sống ở xã Phú Vinh đã phát triển mô hình nuôi dê thả đồi đem lại thu nhập lớn cho gia đình.
Chia sẻ với phóng viên, anh Đinh Công Hiếu, xóm Kè Ưng, xã Phú Vinh, cho hay: Trước kia gia đình tôi chủ yếu làm ruộng và trồng ngô trên nương trang trải cuộc sống, thu nhập rất bấp bênh. Nhận thấy mô hình nuôi dê thả đồi, có thể mạng lại kinh tế cao nên tôi vay tiền người thân mua giống về nuôi. Ban đầu tôi nuôi thử 3 con dê cái trưởng thành, thấy dê phát triển tốt tôi tiếp tục nhân đàn lên 6 con. Trong thời gian chăm sóc, tôi thấy dê là động vật ăn tạp rất dễ chăm sóc. Chi phí đầu tư ban đầu thấp, thu hồi vốn nhanh, sản phẩn ít cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Đinh Công Hiếu, xóm Kè Ưng, xã Phú Vinh là người trẻ tuổi đầu tiên trong xóm mạnh dạn phát triển mô hình nuôi dê thả đồi.
Theo kinh nghiệm của anh Hiếu: Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 - 12 tháng, thời điểm này dê sẽ đạt trọng lượng từ 30 - 35kg/con, trung bình 2 năm dê đẻ khoảng 3 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con. Chuồng trại nuôi dê không đòi hỏi diện tích lớn, nên cũng không tốn kém nhiều. Dê là loài động vật ăn tạp, hầu như tất cả các loại lá cây rừng đều có thể là thức ăn của chúng. Dê tự kiếm ăn nên phù hợp với chăn thả trong rừng trồng của mỗi gia đình, không cần thức ăn tinh bổ sung nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém. Nhu cầu tiêu thụ dê ở địa phương cũng tương đối cao nên tôi rất yên tâm về đầu ra.
Anh Hiếu cho biết: Dê ăn tạp nên rất dễ chăm sóc, không tốn nhiều chi phí chăm sóc.
Hiện nay, trên địa bàn xã Phú Vinh có hơn 30 hộ nuôi dê với tổng đàn 812 con. Hộ nhiều nhất nuôi hơn 40 con, hộ ít nuôi từ 10 - 15 con. Dê giống được bà con lựa chọn là giống dê cỏ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, thời tiết của địa phương, ít bị dịch bệnh. Chất lượng thịt dê thơm ngon, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, do đó nhiều thương lái từ các tỉnh lân cận cũng tới tìm mua dê ở xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc. Nghề nuôi dê được xã đưa vào Nghị quyết về phát triển kinh tế, ưu tiên nhân rộng mô hình, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi; hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, qua đó góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), cho biết: Nghề nuôi dê phát triển mạnh tại các xóm Bò, xóm Kè Ưng, vì trên xóm này có diện tích chăn thả rộng, địa hình núi đá, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào rất thích hợp cho dê phát triển. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi từ vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê. Xã đã mở các lớp tập huấn cho các hộ, hướng dẫn xây dựng chuồng trại kiên cố, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, làm mát cho vật nuôi mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chủ động nguồn thức ăn dự trữ. Nhờ vậy đàn dê của các hộ đều sinh trưởng và phát triển tốt, sản phẩm thịt dê đạt chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có gia đình anh Đinh Công Hiếu.
Diện tích đồi núi rộng, nguồn thức ăn dồi dào, đàn dê của gia đình anh Hiếu luôn phát triển và béo tốt.
"Hiện gia đình tôi đang nuôi hơn 20 con dê, ban ngày tôi thả dê lên núi tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chiều tối về nhốt chuồng. Khi dê trưởng thành không chỉ thương lái ngoài huyện, thành phố Hòa Bình về mua, mà còn nhiều thương lái ở tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nội về tận nhà tôi thu mua, với giá trung bình từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Từ lúc chuyển sang nuôi dê thả đồi, cuộc sống của gia đình tôi đã sung túc hơn, mỗi năm thu lãi 100 triệu đồng" - anh Hiếu khẳng định.
Theo Danviet
Hành trình tình nguyện mang tên Bác Trong hai ngày 11 và 12/8, tại huyện Tân Lạc (Hòa Bình), tuổi trẻ Bộ Công an phối hợp với Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức chương trình "Hành trình tình nguyện mang tên Bác". Ảnh: PV Theo đó, tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, đoàn công tác đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến luật an toàn giao...