Bàn giao 200.000 liều vắc xin Covid-19 từ chuyến công tác châu Âu của Chủ tịch Quốc hội
200.000 liều vắc xin AstraZeneca được chính phủ Bỉ và Slovakia tặng nhân dịp chuyên thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới châu Âu đã được bàn giao cho Bộ Y tế ngay khi đoàn công tác xuống sân bay.
Lễ bàn giao vắc xin và thiết bị y tế phòng dịch Covid-19 được thực hiện ngay tại sân bay. Ảnh NGỌC THẮNG
Chiều 12.9, chuyên cơ chở Đoàn công tác cấp cao của Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu, khởi hành từ Thủ đô Helsinki, Phần Lan, đã đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc chuyến công tác tại châu Âu (từ ngày 5 – 11.9) tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại Cộng hoà Áo; kết hợp làm việc tại Bỉ, Liên minh châu Âu, và thăm chính thức Phần Lan.
Với hơn 70 hoạt động tại 3 nước và làm việc với 5 đối tác, trong đó có nhiều cuộc gặp cấp cao và chương trình nghị sự phong phú, chuyến công tác đã tạo đà phát triển cho đối ngoại Quốc hội trên bình diện song phương và đa phương, phát huy mạnh mẽ vai trò, vị thế của Quốc hội nước ta tại các cơ chế hợp tác nghị viện khu vực và thế giới; tăng cường tiếp xúc cấp cao với lãnh đạo nghị viện các nước, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động của nghị viện cũng như các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo Văn phòng quốc hội, một trong những điểm nhấn của chuyến công tác là những kết quả cụ thể của ngoại giao vắc xin, và hợp tác phòng chống đại dịch Covid-19.
Đến nay, trong khuôn khổ chuyến công tác, Bỉ và Slovakia đã hỗ trợ 200.000 liều vắc xin và cam kết hỗ trợ, nhượng lại nhiều triệu liều vắc xin.
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã hỗ trợ các trang thiết bị và vật tư y tế, nhất là các bộ kit xét nghiệm Covid-19, tổng trị giá đạt trên 1.028 tỉ đồng.
Chủ tịch Quốc hội nhận hoa chúc mừng sau chuyên công tác tại châu Âu. Ảnh NGỌC THẮNG
Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến thăm, một số hợp đồng liên quan đến sản xuất kit xét nghiệm, nghiên cứu và sản xuất vắc xin đã được ký kết.
Cụ thể, Tập đoàn T&T đã ký với đối tác Đức hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm PCR trị giá 80 triệu euro, tương đương 2,160 tỉ đồng; với đối tác Tây Ban Nha hợp đồng hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và sản xuất, đặt mua vắc xin số lượng 50 triệu liều, trị giá 375 triệu Euro, tương đương 10,125 tỉ đồng. Tổng giá trị các hợp đồng là 12,285 tỉ đồng.
Tập đoàn Vingroup và Công ty Xenothera SAS (Pháp) ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác, tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam phương pháp điều trị chống Covid-19 của Xenothera là XAV-19; cung cấp sản phẩm XAV-19 cho Việt Nam và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm XAV-19 tại Việt Nam.
Ngay sau khi chuyên cơ đáp xuống sân bay Nội Bài, Văn phòng Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ bàn giao vắc xin, thiết bị, vật tư y tế và kinh phí được ủng hộ trong chuyến công tác châu Âu của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.
Covid-19 sáng 12.9: Cả nước 601.349 ca nhiễm, 363.462 ca khỏi | TP.HCM triển khai VNEID
Các khoản hỗ trợ cho Đoàn công tác Quốc hội tại châu Âu
Về tài trợ công bố tại Áo:
1. Ông Trần Bá Dương và kiều bào tại Đức tặng 1,2 triệu bộ testkit xét nghiệm nhanh Covid 19 trị giá 4,8 triệu Euro (tương đương 130 tỉ VND), trao tượng trưng tại Áo, hàng chuyển thẳng máy bay thương mại.
2. Công ty ME Capital Bêtlligungen tại Áo tặng 300.000 bộ testkit xét nghiệm nhanh Covid-19 trị giá 1,2 triệu Euro (tương đương 32,4 tỉ đồng).
3. Tổ chức IAEA tài trợ 5 máy thiết bị xét nghiệm PCR và vật tư trị giá 470.000 Euro (tương đương 12,6 tỉ đồng).
4. Cộng đồng người Việt tại Séc ủng hộ TP.HCM chống dịch Covid-19 trị giá 230 triệu đồng.
5. Cộng đồng người Việt tại Áo ủng hộ Quỹ Phòng chống Covid-19 trị giá 5.000 euro, tương đương 135 triệu đồng.
6. Tập đoàn WeforYou tặng 30.000 khẩu trang y tế N95 và 10.000 bộ kit xét nghiệm nhanh.
7. Hội người Việt ở Hungary ủng hộ 850 triệu đồng; và ông Vũ Quý Dương, doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary, ủng hộ 12 tấn trang thiết bị y tế trị giá 300.000 USD, sẽ được Hội chuyển về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Về tài trợ công bố tại Bỉ:
1. Chính phủ Bỉ tặng 100.000 liều vắc xin Astra Zenneca ngừa Covid-19.
2. Gia đình bà Nguyễn Thị Minh Hồng, Việt Kiều Đức, trao tặng 500.000 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trị giá 2 triệu Euro (tương đương 54 tỉ đồng), trao tượng trưng tại Bỉ và hàng chuyển thẳng máy bay thương mại.
3. EuroCham trao tặng thiết bị vật tư y tế trị giá 962.000 Euro (tương đương 26 tỉ đồng).
4. Tập đoàn Vingroup tặng 645 máy thở trị giá 15,2 triệu Euro (tương đương 410,5 tỉ đồng), chuyển một số theo chuyên cơ, còn lại theo máy bay thương mại.
5. Tập đoàn Vingroup tặng 500 máy Monitor theo dõi bệnh nhân trị giá 2,4 triệu Euro (tương đương 64,8 tỉ đồng), một số chuyển theo chuyên cơ, số còn lại theo máy bay thương mại.
6. Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt – Đức tặng khẩu trang và kit xét nghiệm trị giá 53.000 Euro (tương đương 1,4 tỉ đồng).
Về tài trợ công bố tại Phần Lan:
1. Tập đoàn T&T tặng 1 triệu bộ testkit xét nghiệm PCR trị giá 6 triệu Euro (tương đương 162 tỉ đồng), trao tượng trưng tại Phần Lan, hàng chuyển thẳng máy bay thương mại.
2. Tập đoàn NG Biotech (Pháp) tặng 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh trị giá 5 triệu Euro (tương đương 135 tỉ đồng), trao tượng trưng tại Bỉ, hàng chuyển thẳng máy bay thương mại.
3. Chính phủ Slovakia tặng 100.000 liều vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19.
4. Vùng Nam Ostrobothnia, Phần Lan gửi tặng TP.Hà Nội 260 kg các thiết bị bảo hộ sử dụng trong phòng chống Covid-19, gồm: 2.000 khẩu trang, 3.000 đôi găng tay y tế, 2.600 áo choàng plastic dày và 800 áo choàng vải chống thấm, gửi qua máy bay thương mại.
Việt Nam không được ưu tiên vắc xin COVID-19 vì chống dịch tốt
Chúng ta đã đặt 170 triệu liều vắc xin COVID-19 nhưng phải lường trước khả năng giao hàng không đúng tiến độ và không đầy đủ do tiến độ cung ứng phụ thuộc nhà sản xuất.
Việc xét nghiệm nhanh và ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân các khu công nghiệp đang được Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng - Ảnh: TRẦN NAM
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thông báo tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 3-6.
Chỉ mua vắc xin trực tiếp từ nhà sản xuất, không mua qua trung gian
Tại đây, về vấn đề khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu có thể huy động tiền đóng góp quỹ vắc xin hoặc trực tiếp nhập khẩu từ nguồn tin cậy, vậy sẽ kiểm soát chất lượng như thế nào, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết: Vắc xin nhập khẩu trong điều kiện khẩn cấp, chất lượng được nhà sản xuất đảm bảo trong điều kiện khẩn cấp, nên phản ứng và hiệu quả cần tiếp tục theo dõi.
Một số vắc xin được bảo quản ở điều kiện ngặt nghèo, như có loại phải bảo quản điều kiện -75 độ, về Việt Nam cũng cấp phép trong điều kiện khẩn cấp, nên việc kiểm soát chất lượng không phải kiểm soát thông thường, kiểm định chất lượng mà chúng ta chấp nhận tiêu chí quản lý theo WHO đã cấp, chấp nhận vắc xin mà Mỹ, Nga, châu Âu sản xuất.
"Do đó, ta kiểm soát chất lượng bằng việc mua trực tiếp với nhà sản xuất, không mua qua các công ty trung gian, vì khi về không kiểm định được 100%, nên đang đề nghị phải mua trực tiếp nhà sản xuất, hoặc nhà sản xuất ủy quyền trực tiếp bằng văn bản, mua trực tiếp" - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Về tiến độ tiêm vắc xin, ông Cường cho biết: Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin, tiêm được 70% người trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
"Hiện cơ bản đã tiếp cận được nguồn này, nhưng khi nhập khẩu ta phải ký cam kết, đó là thỏa thuận miễn trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Các công ty cũng yêu cầu khi giao hàng không đúng tiến độ cũng phải chịu, vì đặc thù nước ta kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt, nên có trường hợp họ đã chuyển về cho chúng ta, nhưng một vài hôm trước khi hàng về lại điều sang nước khác, nên tiến độ cung ứng hoàn toàn phụ thuộc cung ứng nhà sản xuất do nguồn cung chưa đủ cầu và tình hình dịch bệnh một số nước" - ông Cường nói - "Nước ta là một trong những nước tiếp cận sớm nhưng lại không được ưu tiên. Chúng ta đã đặt 170 triệu nhưng cũng phải lường trước khả năng giao hàng không đúng tiến độ và không đầy đủ".
Ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong các khu công nghiệp
Về tình hình khu công nghiệp (KCN), ông Trương Quốc Cường cho rằng đây là nơi lây lan nhanh vì đông người. Chủng cũ trước đây lây qua nước bọt, chỉ bắn khoảng 2 mét, thì chủng mới lây qua không khí rất nhanh, nên việc đeo khẩu trang là rất quan trọng và phải liên tục đeo khẩu trang.
Với điều kiện khu công nghiệp thì lây rất nhanh, nên Chính phủ, Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt là trước mắt tập trung ưu tiên tiêm cho công nhân KCN, cũng như chỉ đạo các địa phương, hướng dẫn CDC các tỉnh hướng dẫn công tác phòng chống dịch về giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, hạn chế tối đa tiếp xúc, chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, tránh lây nhiễm chéo.
Tại TP.HCM, ông Cường cho biết đã cùng đoàn công tác thăm các KCN. Đây là nơi luôn tiềm tàng xảy ra lây nhiễm và thành phố chủ động, quyết liệt. Thành phố chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, phương tiện phòng chống trong KCN và quan tâm tiêm vắc xin. Với tình hình và kết quả như vậy, ông Cường hy vọng việc lây lan COVID-19 trong KCN và các địa phương sẽ hiệu quả, thực hiện mục tiêu kép KCN và đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Chính phủ sẽ có các chính sách hỗ trợ người dân
Chủ trì cuộc họp báo, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết các nội dung Chính phủ thảo luận gồm công tác phòng, chống dịch COVID-19, tình hình thực hiện kinh tế - xã hội, báo cáo về đầu tư công trung hạn, thực hiện ngân sách nhà nước...
Thông tin về các nội dung cụ thể, ông Sơn cho biết với công tác phòng chống dịch, Chính phủ thống nhất nhận định với sự lãnh đạo các cấp, sự vào cuộc hệ thống chính trị, nỗ lực của tuyến đầu và tham gia tích cực của nhân dân... nên tổng thể bước đầu dịch bệnh được kiểm soát, mặc dù cục bộ còn tình hình phức tạp.
Tuy vậy chủng mới mức độ lây nhiễm nhanh, khả năng còn nhiều ca nhiễm mới, nên Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan, lơ là, không bi quan, hốt hoảng, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch và dập dịch.
Theo đó, Chính phủ sẽ có các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, khắc phục khó khăn, kịp thời khen thưởng, biểu dương những lực lượng làm tốt, nghiêm khắc phê bình, kỷ luật các hành vi vi phạm.
Với tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đánh giá tình hình khả quan, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nên phải nỗ lực hơn, siết chặt kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định giá cả, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, THPT 2021, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm...
Nga lên tiếng vụ Belarus chặn máy bay chở khách để bắt nhân vật đối lập Nga lần đầu tiên lên tiếng sau khi Mỹ và một số nước châu Âu đồng loạt chỉ trích vụ máy bay chiến đấu Belarus ép máy bay chở khách hạ cánh để bắt giữ một nhà hoạt động đối lập. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Sputnik). "Chúng tôi muốn mọi việc được đánh giá cẩn trọng, không vội vàng, mà dựa...