Bàn giải pháp phục hồi kinh tế và duy trì chuỗi cung ứng khu vực ASEAN
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với vai trò là Chủ tịch các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi về phục hồi kinh tế và duy trì chuỗi cung ứng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khu vực và toàn cầu, sáng 6/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với vai trò là Chủ tịch các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi để trao đổi về kế hoạch phục hồi kinh tế và duy trì chuỗi cung ứng khu vực sau đại dịch COVID-19, triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 đặc biệt về ứng phó với dịch COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Uyên Hương/BNEWS/TTXVN
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam đang quan tâm rất sát sao đến việc kịp thời ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới chuỗi cung ứng và nền kinh tế khu vực.
Trên tinh thần đó, về nguyên tắc, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tạo điều kiện cho việc trao đổi trong khuôn khổ ASEAN 3 nhằm đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế, ngăn chặn tác động tiêu cực của dịch COVID-19 như chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo ASEAN 3.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Tổng Thư ký ASEAN cũng nhất trí sẽ theo dõi, thúc đẩy các nước ASEAN cùng 3 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sớm thống nhất nội dung và thông qua “Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng ASEAN 3 về ứng phó dịch COVID-19″ trong thời gian sắp tới.
Video đang HOT
Toàn cảnh buổi điện đàm giữa Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. Ảnh: Uyên Hương/BNEWS/TTXVN
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cảm ơn ông Lim Jock Hoi – Tổng Thư ký ASEAN trong thời gian qua đã luôn ủng hộ Việt Nam phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt là đã ủng hộ đề xuất của Việt Nam, để đưa ra được Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế ứng phó dịch COVID-19 tại Hội nghị AEM hẹp vào tháng 3 vừa qua, cũng như kết nối, thúc đẩy các nước ASEAN thông qua Tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng chia sẻ tại buổi điện đàm về quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép dỡ bỏ quy định tạm thời về hạn chế xuất khẩu sản phẩm y tế như khẩu trang, dỡ bỏ hạn ngạch để có thể xuất khẩu gạo trở lại bình thường kể từ ngày 1/5/2020, với tinh thần cam kết trách nhiệm tập thể trong việc đảm bảo cung ứng lương thực trong Cộng đồng ASEAN và phù hợp với các Tuyên bố đã được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác thông qua./.
Bộ Tài chính không tán thành đề xuất giảm thuế, ưu đãi tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ
Tại Dự thảo Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương nêu một số đề xuất về giảm thuế nhập khẩu với động cơ, hộp số, ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Nhưng theo Bộ Tài chính, những đề xuất đó là chưa phù hợp và tăng rủi ro phụ thuộc thị trường.
Theo Bộ Tài chính, các quy định về thuế đã khuyến khích sản xuất, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô. Ảnh: Internet
Một trong những nội dung đáng chú ý là phản hồi của Bộ Tài chính đối với đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2018 - 2022 theo hướng giảm thuế với động cơ, hộp số về 0% đến năm 2025, mức tương đương cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).
Bộ Tài chính cho biết, thuế suất ưu đãi đặc biệt của các dòng hàng động cơ và hộp số ô tô tại ATIGA là 0%, trong Hiệp định AKFTA không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), mức thuế suất ưu đãi lần lượt là 0%; 4,2%; 13,3%; 18%; 20% tại năm 2019. Các mức ưu đãi hiện nay bằng hoặc thấp hơn so với thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) năm 2018.
Do đó, nếu điều chỉnh thuế suất trong AKFTA và VKFTA đang ở mức bằng hoặc thấp hơn MFN về mức tương đương với cam kết ATIGA (0%) sẽ đẩy nhanh cam kết trong 2 hiệp định nói trên, đồng thời có thể gây ra chuyển hướng thương mại tới các nước được hưởng thuế suất ưu đãi của hiệp định.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu động cơ, hộp số ô tô chủ yếu đến từ Hàn Quốc (33,7%), Trung Quốc (gần 20%), ASEAN và Nhật Bản (trên 18%). Nếu doanh nghiệp muốn được hưởng thuế suất thấp có thể lựa chọn nhập khẩu từ các nước ASEAN, Nhật Bản...
Trong bối cảnh nhập khẩu động cơ, hộp số từ Hàn Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn, Bộ Tài chính cho rằng, nếu đẩy nhanh cam kết trong AKFTA, VKFTA có thể khiến tỷ trọng này tăng lên, tăng rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường cũng như không đa dạng hoá nguồn cung khác nhau cho doanh nghiệp và giảm thu từ thuế nhập khẩu.
Mặt khác, ngành sản xuất lắp ráp ô tô thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được miễn thuế nhập khẩu 5 năm từ ngày dự án bắt đầu sản xuất với nguyên, vật liệu, linh kiện trong nước chưa sản xuất được. Theo Bộ Tài chính, các quy định về thuế đã khuyến khích sản xuất, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, vì thế, đề nghị Bộ Công Thương bỏ quy định này ra khỏi Dự thảo Nghị quyết.
Một điểm đáng chú ý khác tại Dự thảo Nghị quyết, Bộ Công Thương đưa ra những đề xuất khá cụ thể, trình cấp thẩm quyền sửa đổi các luật thuế nhằm hoàn thiện và đơn giản hóa các chính sách, thủ tục về thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp cũng như công nghiệp hỗ trợ.
Thực tế, thời gian qua, Bộ Chính trị, Quốc hội đều đã có nghị quyết, trong đó chỉ đạo mở rộng cơ sở thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế. Triển khai các chỉ đạo này, Bộ Tài chính cũng đã có phương án. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương không nêu cụ thể việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập cá nhân trong dự thảo này mà chỉ nêu nguyên tắc chung là nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các luật thuế nhằm khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Bộ Tài chính cũng muốn bỏ quy định về ưu đãi tín dụng riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khỏi Dự thảo Nghị quyết. Thay vào đó sửa thành "việc vay vốn đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành".
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng không ủng hộ có giải pháp ưu tiên các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ, tạo nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Cũng theo Dự thảo Nghị quyết, Bộ Công Thương muốn bổ sung quy định Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp được dùng ngân sách từ nhiệm vụ không thường xuyên trong 5 năm. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề nghị bỏ nội dung này với lý do "không phù hợp".
Ngành dầu khủng hoảng về cầu và giá khiến Tập đoàn SCG sụt giảm tới 40% lợi nhuận trong Quý I/2020 Quý I/2020, kết quả kinh doanh chưa được kiểm toán của SCG cho thấy: doanh thu bán hàng của tập đoàn này đạt 3,379 tỷ USD - giảm 6%, lợi nhuận đạt 223 triệu USD - giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn SCG vừa công bố kết quả kinh doanh Quý I/2020 với những số liệu về doanh...