Bàn giải pháp để không còn ngư dân bị bắn chết ở vùng biển nước ngoài
Trước thực trạng nhiều tàu cá ở Phú Yên liên tục bị bắt giữ ở vùng biển nước ngoài, trong đó có trường hợp bị bắn chết. Để chấn chỉnh việc làm trên, tránh mất mát cho ngư dân ngày 27/3, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp ngăn chặn tàu cá và ngư dân Phú Yên khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, đến nay tỉnh này hiện có trên 1.170 tàu cá có công suất 90CV trở lên. Các tàu này thường xuyên hoạt động trên các vùng biển xa, chủ yếu là câu cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Từ năm 2010 đến nay có 10 vụ với 11 tàu cá và 111 lao động có tình trạng vi phạm vùng biển nước ngoài. Trong đó, từ năm 2010 đến 2013 có 4 vụ, 4 tàu cá, 55 ngư dân. Giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, không xảy tra trường hợp nào. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay có tới 6 vụ, 7 tàu cá, 56 ngư dân bị bắt giữ.
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Phú Yên có 10 vụ với 11 tàu cá và 111 lao động bị bắt giữ ở vùng biển nước ngoài.
Để chấn chỉnh việc làm trên, tại hội nghị, nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Phú Yên xâm phạm vùng biển nước ngoài đã được đưa ra. Trong đó xác định cả vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước lẫn chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân trực tiếp khai thác trên biển.
Là người sở hữu 05 tàu cá công suất lớn, thường xuyên khai thác cá ngừ đại dương phục vụ chế biến xuất khẩu, ngư dân Trần Kim Hoa, phường 6, TP. Tuy Hòa cho rằng: việc các thuyền trưởng xâm lấn vùng biển nước ngoài không chỉ ảnh hưởng đến chủ tàu mà còn gây hại đến ngư dân cả tỉnh Phú Yên, cả nước. Nếu cứ vi phạm mà bị các tổ chức quốc tế cấm bán thủy sản thì thiệt hại vô cùng lớn. Vì vậy, tuyên truyền nâng cao ý thức cho thuyền trưởng là rất quan trọng.
Còn theo ngư dân Trần Văn Xê, chủ 02 tàu cá thuộc phường 6, TP. Tuy Hòa đề nghị: cần cương quyết xử lý những tàu cá vi phạm bằng những hình thức mạnh như: cấm khai thác, không thực hiện hỗ trợ các chế độ của Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần ban hành các quyết định về phạm vi được phép khai thác để thuận lợi cho ngư dân. Việc lắp đặt máy định vị cho tàu cá cũng cần được thống nhất để kiểm soát dễ dàng hơn từ lúc xuất bến cho đến khi khai thác rồi bán hải sản.
Video đang HOT
Ngay sau khi có một số tàu cá của ngư dân trên địa bàn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, tỉnh Phú Yên đã liên tục tổ chức tuyên truyền cho ngư dân về những quy định của pháp luật liên quan đến biên giới quốc gia trên biển; các hiệp định, hiệp ước về chủ quyền vùng biển; ranh giới các vùng biển Việt Nam với các nước tiếp giáp… Thời gian tới, việc này sẽ được thực hiện một cách quyết liệt hơn.
Tỉnh Phú Yên sẽ cương quyết chấn chỉnh tình trạng ngư dân đánh bắt vi phạm vùng biển của nước ngoài.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: “thông qua nghiệp đoàn nghề cá, chúng tôi đã cố gắng tổ chức nhiều hội nghị để nâng cao nhận thức cho ngư dân. Tuy nhiên điều này là chưa đủ, sắp tới tỉnh Phú Yên sẽ quyết liệt hơn nữa trong ngăn chặn tàu cá và ngư dân xâm phạm vùng biển nước ngoài. Trong việc quản lý tàu cá sẽ được giám sát hành trình một cách đồng bộ hơn.
Việc thứ hai là đối với các tàu cá vi phạm sẽ xem xét lại các chính sách bảo hiểm tàu cá cũng như vay vốn ngân hàng. Thứ ba là, chúng tôi sẽ cương quyết không hỗ trợ các chính sách của Nhà nước cho những con tàu đánh bắt không hợp pháp. Đặc biệt, chúng tôi sẽ cấm hoàn toàn việc chuyển nhượng, mua bán đối với những tàu đã vi phạm vùng biển của nước khác…” ông Thế nói.
Sở dĩ có tình trạng này là do tình hình biển Đông và các khu vực lân cận của nước ta ngày càng phức tạp gây bất ổn cho hoạt động khai thác trên biển; một số ngư dân khai thác trên vùng biển chồng lấn vì nguồn lợi cá nổi dồi dào; một số ít trường hợp thuyền trưởng cố tình vi phạm vùng biển nước khác do ý thức chấp hành pháp luật chưa cao.
Trung Thi
Theo Dantri
Dừng dự án tỉ đô, người dân vùng giải tỏa hoang mang
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô với mức đầu tư gần 3,2 tỉ USD đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư sau 10 năm để 134 hecta đất trống. Dự án bị thu hồi cũng là lúc người dân trong vùng giải tỏa không biết phải sống thế nào.
Cách đây 10 năm, dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đầu tư và UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư với quy mô nhà máy có công suất 8 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 3,179 tỷ USD và dự kiến đi vào hoạt động trong quý 1/2019.
Tuy nhiên, dự án dường như không triển khai thực hiện, buộc tỉnh Phú Yên vào đầu tháng 3/2018 phải thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Sau 10 năm dự án lọc dầu gần 3,2 tỷ đô vẫn là mảnh đất trắng
Trước đó, để có đất giao cho dự án UBND tỉnh Phú Yên đã di dời hơn 200 hộ dân và bàn giao 134 ha đất giai đoạn 1 tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa cho chủ đầu tư.
Đối với những hộ đã di dời trong giai đoạn 1, nơi ở đã ổn định thì công việc của họ hiện tại rất bấp bênh. Còn đối với những hộ thuộc diện di dời giai đoạn 2, đây thật sự là khoảng thời gian không mấy dễ dàng. Ba thôn nằm trong diện dự án trong nhiều năm qua không có trường mẫu giáo. Nhà cửa hư hỏng không được sửa chữa vì nằm trong diện di dời.
Ngoài ra, cả một vùng lúa sản xuất 2 vụ/năm lẫn các hồ nuôi tôm đều phải nhường cho dự án. Đã nhiều năm qua, dự án chậm triển khai nên đất ruộng, hồ nuôi tôm của người dân sau khi đền bù cũng bỏ hoang.
Nhà cửa người dân trong vùng dự án xuống cấp nặng nề nhưng không thể sửa chữa vì chẳng biết có di dời hay không.
Là một hộ dân trong vùng dự án, nhưng chưa được di dời, bà Đỗ Thị Kim Uyên, thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa nói: "Dự án chưa thấy triển khai nhưng đường sá trước nhà tôi bị đào lên hết, đào xong họ chả làm gì cứ để đường ngổn ngang không chịu trải nhựa gì cả, xe chạy cả ngày, bụi bặm bay vào nhà ảnh hưởng đến sức khỏe cả gia đình. Nhà cửa xuống cấp dột nát cũng không cho sửa sang, xây mới lại...".
Chung cảnh nhà cửa xuống cấp nhưng không được sửa chữa, ông Châu Đức Lợi, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa nói: "Giờ dân chúng tôi cũng bơ vơ không biết có di dời hay là không. Sắp đến đây chúng tôi sẽ làm đơn kiến nghị lên UBND huyện Đông Hòa để có câu trả lời chính xác cho dân. Nếu không đi nữa thì để tôi sửa lại nhà, làm chuồng, trại để chăn nuôi, chứ cứ sống thế này chúng tôi biết lấy gì ăn....".
Đường sá bị đào bới
Ông Võ Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, cho biết đến thời điểm hiện tại đã có trên 500 ha mặt đất lẫn mặt nước của người dân và các đơn vị được thu hồi để giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Vẫn còn một số diện tích nằm trong phạm vi dự án nhưng chưa thu hồi được.
Những diện tích đã được thu hồi sẽ không thể trả lại cho dân vì đã được đền bù và người dân đã nhận tiền. Những diện tích chưa thu hồi tạm thời dừng lại, chờ ý kiến của UBND tỉnh. Diện tích đã thu hồi sẽ được triển khai dự án khác, còn đó là dự án gì thì hiện một số nhà đầu tư vẫn đang vào tiếp cận, nghiên cứu.
Trung Thi
Theo Dantri
Ngành Thủy sản khẩn trương khắc phục "thẻ vàng" của Liên minh Châu Âu Nguồn tin từ Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là hết thời hạn 6 tháng ngành thủy sản Việt Nam phải chứng minh với Ủy ban châu Âu đã triệt để khắc phục tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp. Kê tư khi Liên minh Châu Âu rut the vang canh bao đôi...