“Bán giá rẻ, Trung Quốc mới câu được khách cho tên lửa BrahMos nhái”
Theo National Interest, khó có thể xác định khách hàng tiềm năng cho tên lửa CX-1 Trung Quốc. Có thể phần lớn các quốc gia sẽ lựa chọn loại tên lửa tương tự từ Nga và Ấn Độ.
Trung Quốc ra mắt tên lửa chống tàu mới
Tạp chí National Interest (Mỹ) đăng bài viết cho hay:
Gần như đã trở thành một thông lệ hàng năm, Trung Quốc tiếp tục thông qua triển lãm hàng không Chu Hải (tổ chức vào tháng trước) để ra mắt tên lửa chống hạm mới của mình.
Tên lửa hành trình chống tàu CX-1 do một chi nhánh của Tập đoàn công nghệ và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) sản xuất.
Theo CASC, CX-1 là tên lửa hành trình chống tàu 2 tầng, với tầm bắn lên tới 280km và có thể mang đầu đạn nặng 260kg.
Tên lửa có sai số vòng tròn (CEP) khoảng 20m, tốc độ có thể đạt tới Mach 2.8, thậm chí Mach 3.
Trong giai đoạn đầu, CASC sẽ sản xuất 2 phiên bản CX-1: Phiên bản phóng từ tàu chiến CX-1A và phiên bản di động trên mặt đất CX-1B.
Mặc dù các tên lửa hành trình chống tàu cơ bản được thiết kế để tấn công tàu chiến nhưng nó được cho là còn có chức năng tấn công mặt đất .
Sự xuất hiện của CX-1 tại triển lãm hàng không quốc tế cho thấy Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ xuất khẩu loại tên lửa này.
Thêm vào đó, do CX-1 có tầm bắn ngắn hơn 300km và trọng lượng dưới 500kg nên Trung Quốc sẽ có thể xuất khẩu nó mà không vi phạm quy chế kiểm soát và chuyển giao công nghệ tên lửa (MTCR).
Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc muốn xuất khẩu CX-1, họ vẫn phải tìm được những khách hàng tiềm năng cho loại tên lửa này.
Chỉ có thể cạnh tranh bằng giá rẻ
Pakistan từ lâu đã là một khách hàng chủ lực của vũ khí Trung Quốc. Trong giai đoạn 2008-2012, Islamabad đã chiếm 55% tổng sản lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong số các loại vũ khí mà Pakistan nhập khẩu có nhiều loại tên lửa Trung Quốc.
Tiêu biểu như, Pakistan là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc sử dụng tên lửa chống tàu siêu âm C-602/YJ-62. Đây là loại tên lửa được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm Chu Hải năm 2006.
Ngoài ra thì danh sách khách hàng tiềm năng cho CX-1 khá khó xác định.
Theo National Interest, sự thành công của CX-1 trên thị trường quốc tế nhiều khả năng sẽ là nhờ giá cả thấp.
Iran có khả năng quan tâm tới CX-1, bởi quốc gia này từng phụ thuộc vào các loại tên lửa chống tàu của Trung Quốc.
Đáng chú ý là Hải quân Iran từng sử dụng tên lửa Silkworm của Trung Quốc để tấn công các tàu chở dầu tại vịnh Ba Tư trong chiến tranh Iran – Iraq những năm 1980.
Tuy nhiên, công nghiệp quốc phòng nội địa của Iran cũng đã có những bước tiến lớn kể từ chính những năm 1980. Điều này có thể giới hạn nhu cầu của Tehran đối với CX-1.
Bên cạnh đó, một điều thú vị là sự phụ thuộc của Iran vào tên lửa Trung Quốc trong quá khứ cũng có thể hạn chế nhu cầu của họ đối với loại tên lửa này.
Đó là bởi tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110 mà Iran thử nghiệm lần đầu tiên năm 2002 được thiết kế dựa trên tên lửa DF-11A của Trung Quốc.
Tên lửa Khalij Fars của Iran
Sau đó, Fateh-110 lại trở thành nền tàng cho tên lửa đạn đạo chống tàu Khalij Fars của Iran. Theo Lầu Năm Góc, các đơn vị quân đội của Iran đã bắt đầu triển khai loại tên lửa Khalij Fars.
Khalij Fars được cho là có tầm bắn 300km và mang đầu đạn nặng 650kg.
Vì vậy, nếu xét tới khả năng của tên lửa Khalij Fars và năng lực chống tàu hiện nay của Iran thì rất ít khả năng Iran sẽ trở thành một khách hàng lớn của CX-1.
Ngoài Iran và Pakistan, không có nhiều quốc gia có thể liệt kê ngay vào danh sách khách hàng tiềm năng của CX-1.
Myanmar từng mua tên lửa chống tàu của Trung Quốc, tuy nhiên, quốc gia này đã giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh trong những năm gần đây.
Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc có thể tìm tới các quốc gia châu Phi hoặc Nam Mỹ để chào bán CX-1, tuy nhiên, những nguồn tin này cũng không liệt kê tên quốc gia nào cụ thể.
Có thể phần lớn các quốc gia sẽ lựa chọn tên lửa chống tàu tương tự từ những nhà cung cấp khác như Nga và Ấn Độ, nhất là khi Moscow đã có mối quan hệ hợp tác quốc phòng – chính trị lâu dài với nhiều quốc gia.
Sự thành công của CX-1 trên thị trường quốc tế nhiều khả năng sẽ là nhờ giá cả thấp.
Nếu Trung Quốc không thể chào bán loại tên lửa này với một mức giá thấp hơn những loại tên lửa hành trình chống tàu tương tự, họ sẽ khó mà tìm kiếm được thành công khi xuất khẩu CX-1.
Giống tên lửa BrahMos một cách kỳ lạ
Ngay khi xuất hiện tại triển lãm Chu Hải, CX-1 đã gây chú ý bởi thiết kế của nó rất giống với tên lửa BrahMos Ấn Độ.
Theo tờ Want China Times (Đài Loan), CX-1 thậm chí còn bị gán cho biệt danh Cahoxi 1 (nghĩa là “Copy 1) vì sự tương đồng kỳ lạ với tên lửa BrahMos.
Tuy nhiên, Wang Hongpo, kiến trúc sư trưởng của loại tên lửa này, khẳng định rằng CX-1 là thiết kế hoàn toàn mới.
Ông Wang chỉ ra rằng CX-1 có một số điểm hoàn toàn khác so với Brahmos như thiết kế cánh, hệ thống điều khiển khí động học…
Bên cạnh đó, theo trang mạng Sina Military Network (Trung Quốc), tên lửa CX-1 bay nhanh hơn Brahmos và có thể đạt được tốc độ lên đến Mach 3 ở độ cao 17.000m, trong khi tên lửa Brahmos chỉ đạt được tốc độ Mach 2,6 ở độ cao 14.000m.
Khi bay ở độ cao thấp để tiêu diệt mục tiêu, tốc độ của CX-1 đạt đến Mach 2,3, trong khi tên lửa P-800 của Nga mà BrahMos được thiết kế dựa theo cũng chỉ có thể đạt tốc độ Mach 2.
Sina Military Network cho biết động cơ ramjet của CX-1 có thể tốt hơn động cơ nhiên liệu rắn của P-800.
Theo Tri Thức
Ấn Độ giúp Việt Nam huấn luyện sĩ quan tàu ngầm, phi công Sukhoi
Trong bài viết India - Vietnam relations: Navigating choppy water, tạm dịch: Quan hệ Ấn - Việt: len lỏi trên sóng biển, nhật báo Hindustan Times nhận định bằng việc hỗ trợ quân sự cho Việt Nam, Ấn Độ đã chia sẻ sự quan ngại về Bắc Kinh.
Hỏa tiễn Brahmos - sát thủ nguy hiểm trên biển đối với các chiến hạm Trung Quốc.
Châu Á đang diễn ra cuộc cạnh tranh âm thầm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Giới quân sự nhận định, trong tương lai 20 năm nữa, châu Á chỉ còn duy nhất đủ sức lực kiềm chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.
Hiện tại, Ấn - Trung đang chơi một ván cờ vây. Trung Quốc đang nỗ lực lôi kéo các quốc gia vây quanh Ấn Độ về phía mình, bao gồm Pakistan, Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh. Trong khi đó, Ấn Độ tăng cường hữu hảo với Singapore, Việt Nam và Nhật Bản. Hai quốc gia đang cố dùng ảnh hưởng của mình để tạo một hàng rào vây kín đối thủ.
Hindustan Times nhận định: "Quan hệ Ấn - Việt đang đi đúng hướng. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ấn Độ đã siết chặt thêm quan hệ mang tính chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như chia sẻ những quan ngại về tham vọng của Bắc Kinh".
"Việt Nam có những điểm tương đồng với Ấn Độ và Nhật Bản, tức cùng có những tranh cãi về chủ quyền với Trung Quốc. Việt Nam tìm đến New Dehli như một đối tác có thể cung cấp cho Hà Nội vũ khí, công nghệ và huấn luyện. Đổi lại, Ấn Độ có được cơ hội tìm kiếm, khai thác năng lượng trên biển Đông".
"Ấn Độ đáp lại thịnh tình của VN bằng cách gia tăng cấp độ đối thoại lên cấp cao và hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa quân đội. Ấn Độ huấn luyện sĩ quan hải quân VN nhằm đủ năng lực điều khiển các tàu ngầm của Nga và hiện đang xem xét khả năng huấn luyện phi công bay chiến đấu cơ Sukhoi"
Bất chấp những "suy nghĩ mang tính nhạy cảm có thể từ Bắc Kinh", Ấn Độ đã đồng ý chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc tàu tuần tra để giám sát bờ biển như một phần của khoản tín dụng 100 triệu USD New Dehli dành cho VN.
Dự kiến, Ấn Độ sẽ tiếp tục chuyển giao hỏa tiễn chống hạm tầm ngắn Brahmos cho Việt Nam phòng thủ trên biển. Brahmos với tầm bắn 290 km và có tốc độ siêu thanh Mach3, có thể linh động sử dụng cho bệ phóng trên mặt đất, trên tàu nổi hay từ chiến đấu cơ và được xem là khắc tinh của các chiến hạm Trung Quốc.
Một nguồn tin cho biết Ấn Độ đã đưa Việt Nam vào danh sách "15 quốc gia bạn hữu". Với vị thế này, Việt Nam đáp ứng được điều kiện quan trọng nhất trong thỏa thuận song phương giữa Ấn Độ và Nga để có thể sở hữu hỏa tiễn Brahmos.
Theo Một Thế Giới
Báo Trung Quốc lớn tiếng dọa Ấn Độ vì bán vũ khí cho Việt Nam Tờ Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc hôm 29/10 đăng bài viết đe dọa Ấn Độ vì đã đồng ý bán nhiều vũ khí cho Việt Nam. Tờ Hoàn Cầu thời báo trích dẫn trang mạng ndtv của Ấn Độ hôm 28/10 đưa tin, New Delhi đồng ý cung cấp tàu tuần tra và tên lửa hành trình Brahmos cho Việt Nam trong...