Bán gần 50 triệu cp HNG, một công ty con của HAGL thu về 580 tỷ đồng
Công ty con của HAGL đã thoái bớt vốn và không còn là cổ đông lớn tại HAGL Agrico kể từ ngày 23/9.
Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai vừa công bố thông tin đã bán hơn 49,5 triệu cổ phiếu HNG và không còn là cổ đông lớn của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) kể từ ngày 23/9. Ước tính, Hưng Thắng Lợi Gia Lai đã thu về khoảng 580 tỷ đồng từ thương vụ trên.
Sau giao dịch, Hưng Thắng Lợi Gia Lai chỉ còn nắm giữ xuống 43,6 triệu cổ phiếu HNG, tương đương 3,93% vốn điều lệ của HAGL Agrico, và không còn là cổ đông lớn tại đây.
Được biết, Hưng Thắng Lợi Gia Lai là công ty con của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG), hiện HAGL đang sở hữu 452,7 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng tỷ lệ 40,83%. Như vậy, HAGL và các công ty liên quan chỉ còn nắm 44,77% vốn HAGL Agrico.
Về tình hình kinh doanh, luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu HAGL Agrico vào mức 1.166 tỷ đồng, tăng 49%, chủ yếu là doanh thu cây ăn trái. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 10 tỷ, trong khi cùng kỳ 2019 lỗ ròng hơn 751 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2020, HAGL Agrico đặt kế hoạch doanh thu 4.307 tỷ đồng, gấp 2,3 lần doanh thu đạt được năm 2019, tương ứng lãi trước thuế 566 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm Công ty đã lần lượt thực hiện được 27% chỉ tiêu doanh thu và khoảng 2% chỉ tiêu lợi nhuận.
Sau thời gian tái cấu trúc quyết liệt với sự hỗ trợ của Thaco, HAGL Agrico bước đầu ghi nhận tín hiệu khả quan, những tín hiệu trên cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong mảng nông nghiệp của bầu Đức đã có những bước hồi phục đáng kể.
Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lỗ trước thuế 356 tỷ đồng trong năm 2020
Dù dự kiến doanh thu tăng, song Hoàng Anh Gia Lai vẫn đặt kế hoạch lỗ trước thuế lên tới 356 tỷ đồng trong năm 2020.
Mới đây, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; HAG) đã công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên 2020, dự kiến tổ chức chiều ngày 26/6.
Theo đó, năm 2020, HAGL đặt mục tiêu đạt mức doanh thu thuần 5.082 tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần so với 2019. Theo kế hoạch, mảng kinh doanh cây ăn trái vẫn sẽ tạo doanh thu chủ lực trong cơ cấu, khoảng 4.672 tỷ đồng, chiếm 92%.
Trong đó, doanh thu đến từ mặt hàng chuối dự kiến đạt 4.187 tỷ đồng (đóng góp 82,4%); doanh thu mít đạt 255 tỷ đồng (đóng góp 5%); và doanh thu thanh long đạt 231 tỷ đồng (đóng góp 4,5%). Mủ cao su và một số loại cây khác dự kiến đem về doanh thu 146 tỷ đồng, đóng góp 2,9%; doanh thu khác khoảng 264 tỷ đồng, đóng góp 5,2%.
Tuy nhiên, năm 2020, HAGL lại đặt kế hoạch lỗ trước thuế 356 tỷ đồng và không chia cổ tức. Năm ngoái, công ty của ông bầu Đoàn Nguyên Đức lỗ nặng trước thuế 1.905 tỷ đồng.
Mảng trái cây tiếp tục là mục tiêu đạt doanh thu của HAGL năm 2020
Còn về Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HAGL Agrico; HNG) công ty con hợp nhất kết quả kinh doanh vào HAGL, kế hoạch doanh thu thuần dự kiến 4.307 tỷ đồng; tuy nhiên kế hoạch lợi nhuận trước thuế lên tới 566 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 666,3 tỷ đồng, lợi nhuận 1,8 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ, doanh thu 339,9 tỷ đồng và lỗ 98,1 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán trái cây tăng từ 218,5 tỷ đồng lên 570,4 tỷ đồng, mủ cao su lại giảm từ 101,5 tỷ đồng về 68 tỷ đồng.
Dù mảng kinh doanh trái cây khởi sắc nhưng HAG vẫn không có quý kinh doanh có lãi khi phải chịu hàng trăm tỷ đồng chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Trong đó, chi phí lãi vay quý I/2020 lên tới 267 tỷ đồng. Do đó, kết thúc quý I/2020, HAG của bầu Đức báo lỗ ròng hơn 69 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi 36 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2020, HAG chỉ còn 61 tỷ đồng tiền mặt, giảm gần 76% so với đầu năm. Đây là số tiền nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô, tổng tài sản của doanh nghiệp. Lượng tiền "teo tóp" kể trên là do công ty đã chi đến 664 tỷ đồng đầu tư tài sản cố định trong kỳ, cùng với việc cho các đơn vị khác vay trên 403 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý I, nợ phải trả của HAGL là gần 23.000 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD), trong đó vay ngắn hạn hơn 3.000 tỷ đồng; vay dài hạn hơn 12.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu là 16.400 tỷ đồng và tổng tài sản là gần 39.400 tỷ đồng.
Ở diễn biến khác, mới đây, hai mã cổ phiếu công ty của bầu Đức tiếp tục bị đưa vào diện kiểm soát và cảnh báo. Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM quyết định tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với HAG và đưa cổ phiếu HNG của HAGL Agrico vào diện kiểm soát kể từ ngày 23/04/2020.
Sở dĩ cổ phiếu HAG bị cảnh báo là do ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của doanh nghiệp, liên quan đến các khoản phải thu ngắn, dài hạn (tồn tại từ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán các năm 2017, 2018 và báo cáo hợp nhất soát xét bán niên 2019) và ý kiến ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, trong báo cáo tài chính của HAG còn có ý kiến kiểm toán nhấn mạnh liên quan đến việc khoản nợ ngắn hạn của HAG tại ngày 31/12/2019 đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 1.016 tỷ đồng, cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn. Như vậy, căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 của công ty tồn tại ý kiến kiểm toán ngoại trừ trọng yếu, HAG chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo.
Đối với cổ phiếu HNG, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ HNG năm 2018 âm hơn 659 tỷ đồng và năm 2019 âm gần 2.426 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 ghi nhận âm 2.324 tỷ đồng. Do đó, cổ phiếu HNG bị đưa vào diện kiểm soát và sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận) kể từ ngày 23/04/2020
Bộ đôi công ty của bầu Đức đặt mục tiêu 2020 trái ngược: HAGL lỗ 356 tỷ, HAGL Agrico lãi 566 tỷ Trong khi HAGL Agrico đặt kế hoạch lãi 566 tỷ đồng thì HAGL lại đặt kế hoạch lỗ hợp nhất 356 tỷ đồng. Bộ đôi công ty của bầu Đức đặt mục tiêu 2020 trái ngược: HAGL lỗ 356 tỷ, HAGL Agrico lãi 566 tỷ HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) và Công ty Cổ phần Nông...