Bạn gái muốn cưới sớm để làm tròn chữ hiếu
24 tuổi, em chưa sẵn sàng để lập gia đình còn cô ấy rất muốn cưới…
Em ở Sài Gòn và có một công việc ổn định dù lương không cao. Bạn gái rất giỏi và tháo vát. Ngoài công việc chính, cô ấy còn tự buôn bán nhỏ để kiếm thêm, thu nhập khá. Hai đứa đã quen nhau hơn một năm và tình cảm ngày càng tiến triển tốt. Cô ấy rất biết quan tâm lo lắng cho em. Trong mắt em, cô ấy sẽ là một người vợ tốt sau này.
Ảnh minh họa
Em và bạn gái đã quyết định cố gắng đi làm, dành dụm sau hai năm nữa ổn định sẽ làm đám cưới, thực ra ý định này là do em khởi xướng. Một người đàn ông trẻ như em mới đi làm vài năm, chưa dành dụm được nhiều để có thể lo cho vợ cho con và vẫn chưa đủ để phụ gia đình khi tổ chức cưới. Vì thế, em bây giờ chưa sẵn sàng cho việc lập gia đình, thấy còn rất sớm. Còn cô ấy, tuy không nói ra nhưng em hiểu là với tình cảm tốt của hai đứa bây giờ, cô ấy đã rất muốn đám cưới, lập gia đình như bất cứ người con gái nào ở tuổi này…
Đặc biệt, còn một lý do quan trọng nữa là chữ hiếu. Mẹ cô ấy hai năm trước được chẩn đoán bị ung thư, thời gian còn lại không ai biết được là bao lâu. Em hiểu cô ấy muốn mẹ mình nhìn thấy con gái lập gia đình ổn định, được bế cháu ngoại. Đôi lúc em vô tình thấy cô ấy coi những video lễ thành hôn trên mạng rồi lén khóc. Những khi ấy em lại thấy bứt rứt trong lòng vô cùng, có phải em đã quá ích kỷ hay không?
Video đang HOT
Trước giờ, làm bất cứ việc gì em đều có thói quen chuẩn bị thật kỹ mọi mặt. Chuyện đám cưới cũng không phải ngoại lệ, mặc dù tình cảm của em với cô ấy là thật. Từ nhỏ em đã luôn nghĩ là đàn ông phải có sự nghiệp mới lập gia đình. Em không cho phép mình đám cưới sớm rồi không đủ khả năng lo cho vợ con. Có điều, trong cuộc sống có những chuyện không phải chỉ tính riêng cho mình mà phải còn nghĩ tới người khác, nhất là với người mình yêu thương và trân trọng.
Em có nên gạt cái sự định hướng cứng nhắc của lý trí qua một bên và làm theo con tim mình mách bảo hay không? Hai năm nữa đối với em là khoảng thời gian có thể vừa đủ và sẵn sàng nhưng đối với cô ấy có lẽ là quá trễ để làm tròn chữ hiếu của một người con.
Theo Blogtamsu
Nhật Bản tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông
Hội thảo về Biển Đông với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình, ổn định của khu vực Biển châu Á" diễn ra từ 22-23/7 tại Tokyo, Nhật Bản.
Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu chính sách quốc tế trường Đại học Meiji tổ chức, với sự diễn giải của những chuyên gia hàng đầu thuộc các trường Đại học lớn của Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc... Đặc biệt có sự tham gia của Cựu Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản, Tướng Yoji Koda.
Cựu Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản, Tướng Yoji Koda tham gia Hội thảo Biển Đông.
Ngoài ra còn có hàng trăm người tham gia là những học giả, nhà nghiên cứu về Biển của Nhật Bản, các nước ASEAN...
Hội thảo chia làm hai phần: Phần 1 là những tham luận liên quan tới "Nhận thức của các nước lớn và các nước xung quanh khu vực châu Á về Biển Đông"; Phần 2 là những nghiên cứu, đánh giá về tình hình an ninh châu Á.
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ một số hình ảnh và hoạt động xây dựng, cải tạo, san lấp, bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại khu vực biển Đông. Các đại biểu chỉ ra rằng hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ trực tiếp nguy hại cho hệ sinh thái và môi trường tại Biển Đông; khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" chính là nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn ở Biển Đông trong suốt thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh việc Trung Quốc xây dựng đường băng trên các đảo nhân tạo có thể đặt Mỹ vào tình trạng nguy hiểm trong thời bình.
Vì vậy, vấn đề xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các nước trong khu vực được các học giả đánh giá có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình hòa bình và ổn định ở khu vực; đồng thời vấn đề các bên tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển năm 1982 được các đại biểu xem là điều kiện tiên quyết trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về chính sách của Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia đang có tranh chấp tại Biển Đông.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, tình hình ổn định tại khu vực Biển Đông đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng do những căng thẳng liên quan vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, đặc biệt là hành động đơn phương xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc thời gian qua.
Điều này khiến dư luận trong khu vực và cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý và tỏ rõ sự quan ngại sâu sắc, nhất là tại châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Các học giả cũng nhấn mạnh vai trò trung gian của ASEAN cũng như của các nước lớn khác trong và ngoài khu vực trong việc giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); đồng thời đề nghị các bên liên quan giữ nguyên hiện trạng, tránh các hành động khiêu khích và tìm cách mở rộng vùng kiểm soát bằng cách giải pháp quân sự để duy trì một vùng biển hòa bình, an toàn và ổn định./.
Bùi Hùng-Ngọc Huân
Theo_VOV
Nhật tăng nguồn ODA, "nhắm" dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam Hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 4/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng chia sẻ quan điểm đẩy mạnh hợp tác giữa 2 nước với nhiều kế hoạch tín dụng ODA tới đây. 2 Thủ tướng cũng đồng quan ngại về hành động bồi lấp, chạy đua quân sự trên Biển Đông. Đầu tư trước 1 đoạn đường sắt...