Bản đồ học sinh giỏi toán trải rộng khắp Việt Nam
Cùng với hệ thống trường chuyên đã hình thành rộng khắp cả nước và ở các trường ĐH lớn, bản đồ các đơn vị có đóng góp cho thành tích thi toán quốc tế cũng được trải đều rộng khắp Việt Nam.
Đoàn Việt Nam tại lễ khai mạc IOlympic Toán học quốc tế (IMO) năm 2014.
Trong số các trường đã đào tạo ra các huy chương Olympic Toán học quốc tế (IMO) của VN thì ngôi vô địch tuyệt đối thuộc về khối chuyên toán A0 thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (giờ là Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Cả nước có 228 lượt thí sinh dự thi IMO, riêng đơn vị này đóng góp 73 lượt.
Á quân thuộc về khối chuyên toán ĐH Sư phạm Hà Nội, nay là Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm HN, với 40 lượt. Các đơn vị đóng góp nhiều thành tích lần lượt là: Hà Nội (gồm hai trường Chu Văn An và Amsterdam) – 17 lượt; THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa – 14; Hải Phòng (gồm hai trường Trần Phú và Thái Phiên) – 11; Đà Nẵng (gồm hai trường Phan Chu Trinh và Lê Quý Đôn) – 10; Trường Phổ thông Năng khiếu thuộc ĐH Quốc gia TP HCM – 9.
Ở ba kỳ IMO đầu tiên mà VN tham gia (1974, 1975, 1976), các suất dự IMO hoàn toàn thuộc về ba trung tâm đào tạo chuyên toán tại Hà Nội là khối A0 ĐH Tổng hợp, khối chuyên toán trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường THPT Chu Văn An. Đến năm 1978, xuất hiện ba thí sinh đến từ các đơn vị ngoài Hà Nội: Hải Phòng, chuyên toán ĐH Vinh và Huế.
Hồ Đình Duẩn (Quốc học Huế) là thí sinh “miền Nam” đầu tiên được tham dự IMO. Anh cũng mở đầu cho loạt thành công của chuyên toán quốc học Huế nhiều năm sau đó.
Từ năm 1983 thì bản đồ IMO VN có thêm địa danh mới: khối chuyên của Bộ GD đặt tại trường THPT chuyên Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Năm 1984 xuất hiện chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa.
Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa không có những chuỗi thành tích ấn tượng như Huế và Đà Nẵng, nhưng như một vận động viên đường trường, họ vẫn luôn giữ được nhịp qua các năm.
Video đang HOT
Phan Bội Châu – Nghệ An và chuyên Thái Bình cũng thỉnh thoảng góp mặt. Năm 1985 là năm duy nhất mà số các thí sinh đến từ miền Nam chiếm quá bán trong thành phần đội tuyển IMO.
Thậm chí năm này riêng trường Nguyễn Văn Trỗi (sau thành trường chuyên Lê Quý Đôn) của Khánh Hòa có hai đại diện trong đội tuyển. IMO 1987, Trường THPT chuyên Amsterdam – Hà Nội bắt đầu vào “điểm danh” với hai huy chương đồng cùng một lúc.
Tất nhiên, xuyên suốt quá trình trên, hai trung tâm chính là khối A0 của Tổng hợp và khối chuyên của ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn đều đặn góp mặt với những “ngôi sao” như Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu, Đinh Tiến Cường…
Nhưng giai đoạn từ 1991 đến 2003 là thời kỳ bùng nổ của khối chuyên toán A0. Kỷ lục được xác lập vào năm 1994 khi khối A0 chiếm 5/6 suất dự thi IMO, suất còn lại thuộc về ĐH Sư phạm Hà Nội.
Các năm 1992, 1995, 1996, 2000 khối này chiếm 4/6 suất. Đây cũng là thời kỳ của những tên tuổi như Nguyễn Chu Gia Vượng, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Đỗ Quốc Anh, Lê Hùng Việt Bảo…
Trong giai đoạn này, các tỉnh thành phía Nam gần như vắng bóng, cho mãi đến năm 1999 mới có Quảng Ngãi với HCB của Trần Văn Nghĩa vào điểm danh trở lại.
Bước sang thế kỷ 21, bản đồ địa lý của IMO Viện Nam bắt đầu được mở rộng ra với xuất hiện của một số địa danh mới: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Giai đoạn này đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của một tên tuổi mới mà cũ: THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
Đặc biệt, có một tên tuổi mới toanh nhưng khá ấn tượng: Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐH Quốc gia TP HCM, với HCB đầu tiên năm 2003. Hai năm gần đây nhất đơn vị này thực sự tỏa sáng khi có ba HCV và một HCB.
Theo Trần Nam Dũng
Tiền Phong
Vụ "bom gas" Mỹ Đình: Kiên quyết không để tái diễn tình trạng hoạt động "chui"
Liên quan đến vụ trạm gas hoạt động trái phép giữa khu đô thị Mỹ Đình diễn ra trong nhiều năm, Chi cục QLTT Hà Nội vừa có văn bản báo cáo sai phạm của doanh nghiệp lên lãnh đạo Thành phố và cam kết giám sát không để trạm gas tái hoạt động "chui".
Như thông tin đã đưa, sau 2 năm báo Dân trí liên tục phản ánh vi phạm của Công ty gas Sông Hồng diễn ra tại khu đô thị Mỹ Đình 2, UBND quận Nam Từ Liêm đã ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp vì hành vi kinh doanh, cung cấp khí gas cho các tòa nhà chung cư cao tầng khi chưa được cơ quan chức năng cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh khí gas. Vì lỗi trên, Đội Quản lý Thị trường ( QLTT) số 6 đã lập biên bản, đề xuất mức phạt 110 triệu đồng và được Chi cục QLTT Hà Nội phê duyệt.
Công ty gas Sông Hồng hoạt động không có giấy phép trong nhiều năm trước (ảnh chụp tháng 12/2012)
Thực hiện chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, ngày 9/9/2014, Chi cục QLTT Hà Nội đã có văn bản báo cáo tình trạng vi phạm, trình tự xử lý vi phạm của doanh nghiệp tại khu đô thị Mỹ Đình 2. Văn bản của Chi cục QLTT xác nhận việc doanh nghiệp đã di dời bồn gas có sức chứa 15 tấn ra khỏi khuôn viên trong thời gian các đơn vị chức năng thanh kiểm tra, trước khi đưa ra kết luận.
Chi cục QLTT cam kết tiếp tục chỉ đạo Đội QLTT số 6 phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giám sát chặt hoạt động kinh doanh của Công ty gas Sông Hồng, kiên quyết không để Công ty tái hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí gas theo quy định của pháp luật.
Từ tháng 12/2012, báo Dân trí đã thực hiện loạt bài điều tra phản ánh tình trạng kinh doanh, sang chiết khí gas của Công ty gas Sông Hồng diễn ra ngay giữa khu chung cư cao tầng, nằm xen kẽ với 3 trường học với hàng ngàn học sinh là Lomonoxop, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn. Trong quá trình đoàn công tác liên ngành kiểm tra, Công ty gas Sông Hồng không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí gas hóa lỏng theo quy định của Bộ Công thương và các đơn vị liên quan.
Vì lỗi trên, bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm ký Quyết định xử phạt hành chính số 9216/QĐ - XPHC ngày 21/12/2012, về những sai phạm của Công ty gas Sông Hồng. Tổng số tiền Công ty gas Sông Hồng bị xử phạt là 25 triệu đồng, Công ty bị UBND huyện Từ Liêm đình chỉ hoạt động cho đến xin được đủ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp, phân phối, kinh doanh khí gas mới được tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Trước sức ép của dư luận Công ty gas Sông Hồng buộc phải di dời bồn gas khổng lồ
Điều kiện để Công ty gas Sông Hồng được hoạt động kinh doanh trở lại đã được nêu rõ tại Quyết định xử phạt hành chính số 9216/QĐ - XPHC, nhưng chỉ một thời gian sau đó Công ty gas Sông Hồng vẫn công khai cung cấp gas trở lại cho các tòa chung cư khu đô thị Mỹ Đình 2, sau khi dỡ bỏ đi 1 bồn chứa trong khuôn viên Công ty, đẩy hàng ngàn cư dân và các phụ huỳnh có con đang theo học các trường xung quanh rơi vào cảnh hoang mang. Khi Công ty hoạt động trở lại, các đơn vị chức năng không công bố thông tin việc doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gas theo từng được nêu tại Quyết định xử phạt số 9216/QĐ - XPHC mà UBND huyện Từ Liêm ban hành trước đây.
Sau khi tiếp nhận ý kiến công dân phản ánh trạm gas tiếp tục hoạt động trở lại, báo Dân trí đã đề nghị Đội QLTT số 6 tiến hành kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của Công ty gas Sông Hồng. Ngày 7/8/2014, ông Nguyễn Thế Cường - Đội trưởng Đội QLTT số 6 ký Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty gas Sông Hồng tại khu đô thị Mỹ Đình 2.
Công ty gas Sông Hồng cung cấp được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống PCCC năm 2004; Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC cấp năm 2007. Tuy nhiên, thêm một lần nữa Công ty gas Sông Hồng không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas giống như lỗi vi phạm mà đơn vị này từng bị cơ quan chức năng xử lý và đình chỉ hoạt động tháng 12/2012.
Dựa trên kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, ngày 11/8/2014, ông Nguyễn Thế Cường - Đội trưởng Đội QLTT số 6 đã có văn bản gửi lãnh đạo Chi cục QLTT đề xuất xử phạt 110 triệu đồng đối với Công ty gas Sông Hồng về việc không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas. Vi phạm điểm c, khoản 2, Điều 43 Nghị định số 97/2013/NĐ - CP ngày 27/8/2013 của Chính phủ.
Ngày 15/8/2014, ông Nguyễn Trọng Lượng - Phó chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm ký Quyết định số 1655/QĐ -UBND, đình chỉ hoạt động trạm gas trung tâm, khu đô thị Mỹ Đình 2 thuộc Công ty cổ phần dầu khí Sông Hồng có địa chỉ tại Khu đô thị Mỹ Đình 2.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo Dantri
Di dời quả "bom gas" khổng lồ ra khỏi khu đô thị Mỹ Đình Sau gần 2 năm báo Dân trí liên tục phản ánh việc trạm gas của Công ty gas Sông Hồng hoạt động ở khu Mỹ Đình vi phạm quy định về kinh doanh khí gas, quận Nam Từ Liêm đã ra quyết định đình chỉ hoạt động, phía doanh nghiệp chấp nhận tháo bồn gas. Thông tin về việc Công ty gas Sông...