Bản đồ ga đường sắt Cát Linh – Hà Đông được “nhặt” trên mạng?
Liên quan tới thông tin phản ảnh bản đồ vị trí các ga tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông không phải của Tổng thầu Trung Quốc vẽ ra mà được lấy trên mạng, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã lên tiếng thừa nhận việc này.
Bản đồ tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được lấy trên mạng internet để mô tả cho người dân dễ hiểu khi tham quan dự án tại ga La Khê.
Ngày 20/5, Ban Quản lý dự án Đường sắt mở cửa nhà ga La Khê – Hà Đông đón người dân đến tham quan, tìm hiểu thêm về dự án và nhận các ý kiến đóng góp của nhân dân.
Vấn đề nảy sinh khi có phản ánh của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân tên là Đào Mạnh Sơn. Sinh viên này cho biết, bản đồ vị trí các ga tàu do chính mình vẽ và tải lên mạng xã hội nhằm mục đích minh họa cho bài viết “Dự án đường sắt đô thị Hà Nội” trên trang bách khoa mở Wikipedia.org. Các đơn vị thực hiện Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã lấy bản vẽ của sinh viên này về sử dụng.
Theo sinh viên Đào Mạnh Sơn, sau khi nhà ga La Khê mở cửa cho khách tham quan, anh trực tiếp đến nhà ga và bất ngờ phát hiện có đến 7 vị trí trong nhà ga sử dụng hình ảnh tấm bản đồ do chính tay anh vẽ, trong đó có một số sai sót vẫn chưa được chỉnh sửa lại.
Trả lời về việc này, đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết: Để mô tả trực quan cho người dân dễ hiểu, trong số các pano tuyên truyền, hướng dẫn đặt tại nhà ga có sử dụng hình ảnh bản đồ duỗi thẳng 8 tuyến đường sắt đô thị mô phỏng theo bản đồ quy hoạch giao thông đường sắt đô thị được duyệt cho TP Hà Nội.
“Hình ảnh này rất rõ ràng, trực quan được chúng tôi khai thác từ mạng internet, chỉ duy nhất với mong muốn để người dân có cái nhìn tổng quan nhất về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông trong mạng giao thông đường sắt đô thị tổng thể của thành phố và không sử dụng vào bất cứ một mục đích thương mại nào” – đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt khẳng định.
Ban Quản lý dự án Đường sắt mong muốn và sẵn sàng trao đổi, làm việc trực tiếp với tác giả bản đồ. Trong trường hợp tác giả không đồng ý thì Ban sẽ dỡ bỏ và thay thế bằng bản đồ minh họa khác để phục vụ người dân.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư trên 18.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, tháng 10/2017 dự án sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống và dự kiến quý II/2018 dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bên trong đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông
Đoàn tàu có 4 toa, mỗi toa rộng khoảng 2,8 m, bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong về phía giữa dọc theo lối đi giúp hành khách đứng bám ổn định.
Trung tuần tháng 2, toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông được cẩu lên đường ray tại nhà ga La Khê. Ngày 19/5, Ban quản lý mở cửa để người dân tham quan đoàn tàu và nhà ga. Toa đầu máy nặng khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng 2,8 m.
Toa khách nặng 32 tấn, rộng khoảng 2,8 m, bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong về phía giữa toa, dọc theo lối đi giúp hành khách đứng bám ổn định.
Đoàn tàu có 4 toa, ký hiệu từ HN01 đến HN04. So với đầu tàu mẫu, đoàn tàu chính thức có lớp sơn bên ngoài bắt mắt hơn.
Cabin hệ thống điều khiển tàu đường sắt trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h, vận tốc bình quân khai thác 35 km/h, dự kiến khai thác với tần suất 2 phút một chuyến.
Tay nắm dành cho hành khách đứng bám giữ cân bằng khi tàu di chuyển.
Hai đầu của toa xe bố trí khu vực dành cho xe lăn, ghế ngồi ưu tiên (màu vàng).
Sơ đồ mô tả hành trình và các ga dọc chặng đường nằm phía trên cửa. Với mỗi ga đến, hành khách sẽ được nghe loa thông báo.
Mỗi toa có 8 cửa lên xuống rộng 1,3 m nằm ở cả 2 phía thân tàu.
Hệ thống điều khiển cửa dễ sử dụng.
Mỗi bên cửa ra vào đều có đèn báo để người dân có thể quan sát khi lên xuống tàu.
Hệ thống cấp cứu trên tàu dễ quan sát và sử dụng khi có trường hợp khẩn cấp.
Chỗ dành riêng cho người sử dụng xe lăn. Theo kế hoạch, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành năm 2016, nhưng bị chậm tiến độ nên chỉ chạy thử nghiệm vào cuối năm nay và khai trương vào quý II/2018.
Giang Huy
Theo VNE
Khe hở đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đảm bảo an toàn? Nhiều ý kiến cho rằng khe hở giữa tàu và ke ga rộng không đảm bảo an toàn cho hành khách lên/xuống tàu Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, việc bố trí hiện tại đã tính toán tới quá trình đoàn tàu di chuyển sẽ có lắc ngang, tránh đoàn tàu va chạm...