Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng

Theo dõi VGT trên

NASA sẽ có nguồn tài nguyên mới giúp họ trong việc lập kế hoạch cho các sứ mệnh lên Mặt trăng trong tương lai – sau khi các nhà địa chất tạo ra bản đồ đầu tiên về các loại đá trên bề mặt Mặt trăng.

Tấm bản đồ Mặt trăng này được gọi là Bản đồ Địa chất toàn diện của Mặt trăng, được lập bởi Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), NASA và Viện Nghiên cứu Mặt trăng.

Tấm bản đồ đầy màu sắc này được tạo ra với vai trò là một bản thiết kế chi tiết về địa chất bề mặt mặt trăng và có ý nghĩa “vô giá đối với cộng đồng làm khoa học, các nhà giáo dục và toàn thể nhân loại”.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng

Tấm bản đồ được tạo ra bằng cách kết hợp thông tin từ sáu bản đồ Mặt trăng từ thời Apollo và các thông tin mới thu được bởi những nhiệm vụ vệ tinh khám phá Mặt trăng gần đây.

Các vùng có màu sắc khác nhau thể hiện độ cao của lớp đá và các đặc điểm bề mặt cụ thể sẽ hỗ trợ các nhà thám hiểm và các công trình nghiên cứu Mặt trăng trong tương lai.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng - Hình 1

Tấm bản đồ chi tiết với độ phân giải cao này sẽ cho phép các cơ quan vũ trụ lập kế hoạch cho các nhiệm vụ khám phá trong tương lai và hiểu rõ hơn về nơi sẽ hạ cánh, nơi để tìm kiếm tài nguyên và thậm chí là nơi thiết lập căn cứ.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng - Hình 2

Theo USGS, tấm bản đồ đầy màu sắc này được tạo ra với vai trò là một bản thiết kế chi tiết về địa chất bề mặt Mặt trăng và có ý nghĩa “vô giá đối với cộng đồng làm khoa học, các nhà giáo dục và toàn thể nhân loại”

Bản đồ của USGS ở dạng kỹ thuật số và miễn phí trực tuyến, thể hiện đặc điểm địa chất của Mặt trăng một cách chi tiết đến mức kinh ngạc với tỷ lệ 1 : 5.000.000

Nhà địa chất Corey Fortezzo -tác giả chính của công trình này cho rằng bản đồ này là thành tựu đỉnh cao của một dự án kéo dài hàng thập kỷ. Nó cung cấp thông tin quan trọng cho các nghiên cứu khoa học mới bằng cách kết nối việc thăm dò các vị trí cụ thể trên mặt trăng với phần còn lại của bề mặt Mặt trăng.

Đây là lần đầu tiên toàn bộ bề mặt Mặt trăng được lập thành bản đồ hoàn chỉnh và phân loại một cách nhất quán – một điều hết sức cần thiết cho các sứ mệnh phiêu lưu lên mặt trăng của NASA và các cơ quan khác.

Theo ông Jim Reilly – giám đốc USGS đồng thời là một cựu phi hành gia của NASA, con người luôn bị cuốn hút bởi Mặt trăng, và thật tuyệt vời khi thấy USGS tạo ra một nguồn lực có thể giúp NASA trong việc lên kế hoạch cho các nhiệm vụ trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu của USGS đã sử dụng các bản đồ hiện có của Mặt trăng và vẽ lại chúng để phù hợp với các bộ dữ liệu hiệu đại do các vệ tinh quan sát gần đây thu được.

Họ cũng đã phát triển một bản mô tả thống nhất về các lớp đất đá của Mặt trăng, giải quyết được những vấn đề tồn tại trong các hệ thống bản đồ trước đây như tên, mô tả và xác định niên đại không nhất quán.

Thông tin về đường xích đạo của Mặt trăng được thu thập bởi hệ thống máy ảnh quan sát địa hình của cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), còn các dữ liệu về cực bắc và cực nam được lấy từ Tàu thám hiểm Mặt trăng đo độ cao bằng tia laze của NASA.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng - Hình 3

Các nhà nghiên cứu của USGS đã sử dụng những bản đồ hiện có về Mặt trăng và vẽ lại chúng để phù hợp với các bộ dữ liệu hiện đại thu được từ các vệ tinh quan sát gần đây. Các màu khác nhau thể hiện độ cao và đặc điểm bề mặt khác nhau, chẳng hạn như các miệng núi lửa và các loại đá.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng - Hình 4

USGS cho biết mục tiêu của họ là thể hiện tất cả các khu vực khác nhau trên Mặt trăng, trong đó có cả vùng tối hơn và sáng hơn nhằm giúp các nhà khoa học và NASA.

Ông Justin Hagerty, Giám đốc Trung tâm Địa chất học vũ trụ của USGS cho biết xây dựng được tấm bản đồ như thế này không hề đơn giản. Nhóm của ông đã phải cực kỳ nỗ lực để hoàn thiện bản đồ mới này và làm cho nó liền mạch. Phần lớn các bản đồ cũ trước đây được thực hiện bởi nhiều nhóm khác nhau với quy mô theo từng khu vực. Chỉ cần họ sử dụng các phương pháp hơi khác nhau một chút thôi thì những tấm bản đồ cùng đặc điểm nhưng được lập bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau cũng sẽ bị lệch nhau.

Thách thức của công trình kéo dài hàng thập kỷ này còn bao gồm cả thực tế là các tấm bản đồ Mặt trăng thời Apollo chỉ có ở dạng vẽ trên giấy, và các phiên bản số hóa thời kỳ đầu của những tấm bản đồ giấy này cũng không phù hợp với các hình ảnh được cập nhật và chính xác hơn sau này.

Sáu tấm bản đồ ban đầu thời Apollo đã được đổi mới bằng số hóa và tương thích với các bộ dữ liệu được cập nhật. Mặc dù được định dạng kỹ thuật số mới, nhưng vẫn còn một số vấn đề về như sự khác biệt về đơn vị địa chất, tên đơn vị, cách mô tả đơn vị, mối quan hệ niên đại, và các đặc điểm bề mặt còn chưa được nhất quán.

Điều này có nghĩa là các nhà địa chất phải tạo ra một hệ thống thống nhất để xác định từng loại đá và đặc điểm chung và đặt tên cho chúng một cách nhất quán.

Ngọc Anh

Nepal đo lại độ cao của Everest, thách thức con số 170 năm qua

Con số gần đúng và được công nhận rộng rãi cho độ cao của đỉnh Everest là 8.848 m, nhưng đây là dữ liệu đo được vào thập niên 1950.

Một số nhà khoa học tin rằng đỉnh núi cao nhất thế giới có thể đã bị thu lại sau một trận động đất lớn làm rung chuyển Nepal vào năm 2015.

Lần đầu tiên đo đạc bằng công nghệ tiên tiến nhất


Đến nay, lần đầu tiên, Nepal đã cử đi những chuyên gia của họ được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất để tiến hành đo đạc thông số của đỉnh núi. Theo các chuyên gia, trong vòng 2 năm, 1,3 triệu USD chi phí đã được tiêu tốn cho công việc này.

Nhà địa chất Roger Bilham, Đại học Colorado, cho rằng rìa phía nam của đỉnh Everest "thuộc về lãnh thổ Nepal, nhưng trong vòng 170 năm qua, (chỉ có) những nhà khoa học nước ngoài cố gắng đo lường độ cao địa điểm này".

Theo ông, dự án "nội địa" hiện tại có cơ hội đo được "độ cao chính xác nhất từ trước tới giờ".

Nepal đo lại độ cao của Everest, thách thức con số 170 năm qua - Hình 1

Nepal đang tiến hành đo đạc lại độ cao của đỉnh núi Everest bằng những thiết bị hiện đại nhất. Ảnh: AFP.


Khoảng đầu năm sau, thành tựu có thể sẽ đến, từ một văn phòng khiêm tốn nằm tại tầng trệt của một tòa nhà chính phủ tại Kathmandu. Susheel Dangol, quản lý của Trung tâm Khảo sát Địa chất, vừa mới cài đặt một hệ thống bảo mật số hóa dành cho cơ quan của mình để bảo vệ dữ liệu về đỉnh Everest.

Ông nở nụ cười rạng rỡ và chia sẻ: "Mọi người đều tò mò về dự án này". Giữa lúc trả lời phỏng vấn phóng viên, điện thoại của ông đổ chuông với cuộc gọi từ một quan chức cấp cao tại Bộ Đất đai để hỏi han về tiến độ công việc. Dangol đã chuẩn bị sẵn những câu trả lời "ăn liền" cho những người hỏi về con số đo đạc cuối cùng: "Tại lúc này, tôi không thể trả lời".

Dangol, 38 tuổ.i, quản lý một đội 80 người đã phải leo núi, lái xe và thậm chí cả lái trực thăng xuyên suốt đất nước Nepal để thu thập dữ liệu cần thiết cho dữ liệu đo đạc được cập nhật.

Trong quá trình đó, họ đã gặp phải thử thách thực sự: vận chuyển một thiết bị đo trọng lực đến từ Canada trị giá 200.000 USD, một thiết bị có thể đo đạc được trọng lực tại một điểm bất kỳ - dọc theo những con đường quanh co ở đỉnh Himalaya tại 300 địa điểm khác nhau.

Câu hỏi về độ cao của đỉnh Everest liên quan chặt chẽ với lịch sử hiện đại. Đỉnh núi này ở Nepal được biết tới cái tên Sagarmatha và tại Tây Tạng, nó mang tên Chomolungma.

Cuộc tìm kiếm cái tên tiếng Anh cho đỉnh núi bắt đầu khi nó được tuyên bố là đỉnh núi cao nhất thế giới bởi những nhà quan trắc tại Ấn Độ vào năm 1850. (Đỉnh núi được đặt tên bởi George Everest, trưởng đoàn khảo sát tại Ấn Độ, nhưng thực sự ông cũng không quá hào hứng khi đặt tên đỉnh núi theo tên mình).

Đội của Dangol xử lý nhiệm vụ của mình bằng hai phương pháp chính. Thứ nhất đó là cách đo đạc độ cao của đỉnh Everest theo cách cổ điển bằng phương pháp lượng giác. Những tính toán này vừa tạo ra những số liệu cơ bản đo lường độ cao của đỉnh Everest, và cũng tương tự những đo đạc đã được thực hiện vào thập niên 1950 bởi những nhà nghiên cứu Ấn Độ, cùng sử dụng những tiêu chuẩn nhất định.

Nhà nghiên cứu Christopher Pearson từ Đại học Otago, New Zealand, và là người tham vấn cho chính phủ Nepal, cho rằng kỹ thuật đó sẽ trở nên dư thừa. Điểm đột phá trong nỗ lực nghiên cứu sẽ tập trung vào phương pháp thứ hai, chủ yếu dựa vào sự kết hợp giữa việc quan sát dữ liệu định vị vệ tinh và một mô hình phức tạp của mực nước biển.

Gautam vốn là một chuyên gia với bề dày kinh nghiệm 15 năm làm việc cho trung tâm khảo sát. Người đàn ông 35 tuổ.i này đã leo tới đỉnh Everest một lần trước đó vào năm 2011. Lần này, đội 4 người của anh phải mang gần 40 kg trang thiết bị cần thiết cho việc leo núi. Họ đặt kế hoạch cho hành trình của mình tới đỉnh núi vào giữa đêm để đảm bảo việc nghiên cứu không bị gián đoạn bởi các đoàn leo núi khác.

Trong khi các nhóm leo núi thường hạn chế thời gian của họ tại nóc nhà thế giới trong lúc hạ dây qua khu vực "Tử địa", Gautam chia sẻ rằng anh và đội của anh lại "không có được vinh dự đó".

Họ phải ở lại đỉnh núi trong một giờ và 45 phút, theo dõi các thiết bị với hệ thống định vị toàn cầu và radar xuyên địa hình có thể xác định được sự khác biệt giữa đỉnh đá thực tế và tuyết bao phủ.

Mang những đôi găng tay cồng kềnh trước cái lạnh cực độ, Gautam và nhóm của anh chật vật ngay cả trong việc vặn những nút nhỏ trên các thiết bị của họ. Vì vậy, cả nhóm quyết định tháo găng tay chuyên dụng và làm việc với găng tay lông cừu thay thế. Hậu quả là trong nhiều tuần sau đó, Gautam đã gần như mất đi cảm giác ở các ngón tay của mình.

Nhiệt độ lạnh khắc nghiệt cũng đã gây tổn thương đến bàn chân của anh: anh đã bị mất đi đầu ngón chân trái do chứng bỏng lạnh và bây giờ chỉ đi được dép nhẹ, không thể mang được giày nữa.

Hành trình đa.u đớ.n


Trong quá trình rút xuống, tất cả thức ăn và nước uống của đoàn thám hiểm đã không còn, và lúc này người đồng đội của Gautam đã gần như mất hết dưỡng khí. Rất may mắn rằng người dẫn đoàn đã có thể mượn được bình nước dự trữ từ một thổ dân Sherpa đang đi trên núi và cứu nguy được mạng sống của người đồng đội.

Gautam nói: "Cho dù những dữ liệu họ mang về hầu như chẳng có chút sức nặng vật lý nào, nhưng giá trị và sự quý giá của chúng mang lại một trọng lượng ghê gớm".

Cho dù các thông số vệ tinh từ chuyến thám hiểm Everest không thể đầy đủ nhưng chúng cũng mang lại những dữ liệu về "độ cao ellipsoid" - độ cao của đỉnh núi so với bề mặt cầu giả định của Trái Đất. Đây không phải chiều cao chính xác của đỉnh so với mực nước biển.

Nepal đo lại độ cao của Everest, thách thức con số 170 năm qua - Hình 2

Nhà khảo sát địa chất Nepal Khim Lal Gautam (phải) tại đỉnh núi Everest rạng sáng 22/5. Phía trái của ông là thiết bị vệ tinh để đo đạc lại nóc nhà thế giới. Ảnh: Washington Post.


Xác định một cách chính xác vị trí so với mực nước biển của đỉnh Everest trở thành một câu hỏi chủ chốt. Dangol chia sẻ việc tạo ra mô hình mực nước biển yêu cầu một máy đo trọng lượng đến 297 địa điểm trên khắp Nepal là một công việc "đòi hỏi chúng tôi phải cực kỳ cẩn trọng và di chuyển chậm rãi".

Tại mỗi điểm đo đạc, thiết bị phải được hiệu chuẩn trước khi xử lý thông số trong 2 phiên, mỗi phiên kéo dài 3 phút.

Theo lời Dangol, dữ liệu đã thu thập sẽ được hoàn thiện trong tháng tới. Tiếp theo là quá trình xử lý: 6 người làm việc tại một căn phòng được trang bị máy tính tốc độ cao và các phần mềm chuyên dụng, trong thời gian từ 3 tới 4 tháng, kiểm tra và tái kiểm tra các thông số.

Dangol cũng chia sẻ rằng "Đây sẽ là một quá trình khép kín", thậm chí đến cả anh cũng không thể biết được kết quả.

Chuyên gia khảo sát Pearson đến từ New Zealand đán.h giá rằng những nỗ lực của phía Nepal: "Thật sự rất phi thường, đáng kinh ngạc, tất cả mọi thứ dường như trôi chảy và họ đã có đầy đủ thông tin cần thiết để đo đạc độ cao của ngọn núi".

Dangol đang rất mong đợi vào năm sau, khi Nepal công bố nghiên cứu của họ về độ cao thực sự của đỉnh Everest - cả độ cao núi đá và độ cao của tuyết - chính xác đến từng cm.

Dangol tự tin nói: "Đây sẽ là một bài bảo vệ khóa luận đáng nhớ".

Cả việc mất đi ngón chân không làm giảm đi sự tự hào của Gautam trong công việc của anh. "Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, tôi luôn sẵn sàng cống hiến cho đất nước mình", anh nói.

Theo news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Cây thần linh" nghìn năm tuổ.i ở cổng trời được theo dõi đặc biệt
16:43:16 17/10/2024

Tin đang nóng

Pha Lê cảnh báo nam nghệ sĩ hài đán.h v.ợ: "Nhìn vết thâm tím trên người con bé mà cơn giận lên tới đầu"
19:50:56 17/10/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Hoàng Thùy Linh - Đen Vâu?
20:46:36 17/10/2024
Mạc Văn Khoa bị nghi ngờ "thường xuyên đán.h v.ợ", bà xã anh phản ứng thế nào?
23:07:11 17/10/2024
Vừa hẹn hò với nhân tình ở nhà nghỉ xong, bước ra khỏi cửa đã thấy vợ đứng chờ, cô nói một câu khiến tôi 'cứng họng'
19:52:46 17/10/2024
Đón con tan học, bỗng thấy đứ.a tr.ẻ khuôn đúc vợ cũ, tôi lặng lẽ đi theo thì phát hiện bí mật sốc
20:31:35 17/10/2024
Sốc trước khoảnh khắc được cho là cảnh Liam Payne ngã từ khách sạn?
18:30:16 17/10/2024
Sao Việt 17/10: Võ Hoàng Yến mừng đầy tháng con gái
20:04:13 17/10/2024
Sự hết thời của 1 sao hạng A: Nhan sắc biến dạng không ai mời đóng phim, nợ nần chồng chất phải nhặt rác kiếm sống
22:37:14 17/10/2024

Tin mới nhất

Siêu trăng lớn nhất của năm sắp xuất hiện vào ngày rằm tháng 9 Âm lịch

19:40:27 15/10/2024
Trăng Thợ săn sẽ mọc vào ngày 17/10 và là siêu trăng ở gần Trái Đất nhất trong năm. Thời điểm nào để xem được siêu trăng này rõ nhất và sáng nhất?

Thế giới của những 'con rết' to cỡ ô tô

21:56:55 11/10/2024
Các nhà khoa học cuối cùng đã tái hiện thành công khuôn mặt của sinh vật giống con rết nhưng kích cỡ tương đương chiếc ô tô, thuộc loài chân đốt có kích thước lớn nhất trong lịch sử địa cầu.

Cận cảnh loài rắn mới, mang vẻ ngoài của rắn độc nhưng vô hại

12:53:27 11/10/2024
Một loài thuộc chi rắn khuyết được phân bố tại Việt Nam vừa được công nhận là loài rắn mới. Đây là loài rắn vô hại với con người, nhưng sở hữu vẻ bề ngoài giống rắn độc.

Vợ chồng U90 chi 3 tỷ đồng xây lăng mộ cho mình

09:48:56 11/10/2024
Dư luận xôn xao câu chuyện 2 vợ chồng lớn tuổ.i ở làng An Bằng (Thừa Thiên Huế) chi 3 tỷ đồng tự xây lăng mộ cho mình tại khu thành phố ma .

Bất ngờ trường hợp hai sinh vật 'ngoài hành tinh' kết hợp thành một

12:53:35 09/10/2024
Sứa lược, những loài động vật từ thời trái đất còn sơ khai và có hình dạng ngoài hành tinh , có thể kết hợp cơ thể và hệ thống thần kinh với nhau trong điều kiện bị chấn thương.

Tham vọng hồi sinh loài gấu cao hơn 4 m sống từ Kỷ băng hà

20:04:04 08/10/2024
Tại Công ty công nghệ sinh học và di truyền Colossal Biosciences ở Mỹ, các nhà khoa học đang tìm cách hồi sinhvoi ma mút, hổ Tasmania và chim dodo.

Khoa học tìm ra "thời gian âm" trong thí nghiệm kỳ lạ

13:32:06 07/10/2024
Các nhà vật lý đã chứng minh rằng photon dường như có thể thoát ra khỏi vật liệu trước khi đi vào vật liệu, tạo thành khái niệm thời gian âm.

Cô gái Việt cận kề sinh tử khi chinh phục đỉnh núi tuyết 6.250m ở Ấn Độ

19:53:54 04/10/2024
Từng chinh phục nhiều đỉnh núi, Thùy Dương quyết tâm chạm đỉnh cao 6.250m tại núi Mentok Kangri (Ấn Độ). Tuy nhiên, cô phải đối mặt với ranh giới sinh tử khi bị lạc ở độ cao 5.400m.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

TP.Thủ Đức: Đang bơi, tá hỏa phát hiện kỳ đà quý hiếm lặn dưới đáy hồ

11:07:03 29/09/2024
Một người đàn ông nước ngoài đang bơi thì tá hỏa phát hiện một con kỳ đà 8 kg lặn dưới đáy hồ bơi ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Những loài rắn hổ mang cực độc phân bố tại Việt Nam

10:27:57 28/09/2024
Hổ mang (danh pháp khoa học: naja) là một chi rắn độc thuộc họ rắn hổ, được phân bố khắp châu Á và châu Phi. Rắn hổ mang không được phân bố tại châu Úc, Mỹ và Âu, mặc dù những châu lục này cũng có những loài rắn độc khác nhau thuộc họ r...

Radar ghi lại vật thể kỳ lạ bay sượt qua Trái Đất

07:30:30 28/09/2024
Theo thông tin từ NASA, tiểu hành tinh có tên 2024 ON đã bay lướt qua Trái Đất vào ngày 17/9 với vận tốc 31.933 km/giờ, gấp khoảng 26 lần tốc độ âm thanh.

Có thể bạn quan tâm

Tình trẻ Lệ Quyên kho.e bod.y vạm vỡ, bất ngờ với ngón đàn lả lướt của Ngọc Sơn

Sao việt

23:55:09 17/10/2024
Diễn viên Lâm Bảo Châu - bạn trai ca sĩ Lệ Quyên - kho.e bod.y vạm vỡ. Lần hiếm hoi danh ca Ngọc Sơn thể hiện ngón đàn.

3 diễn viên và MC nổi tiếng bị bắt giữ

Sao châu á

23:49:52 17/10/2024
Theo truyền thông Thái Lan, diễn viên Min Pechaya, MC Kan Kantathavorn và Sam Yuranunt Pamornmontri bị bắt giữ vì liên quan đến vụ lừ.a đả.o nghiêm trọng.

Hé lộ gâ.y số.c về cách Diddy dùng dầu em bé trong tiệc thá.c loạ.n

Sao âu mỹ

23:41:10 17/10/2024
Sau vụ cơ quan chức năng phát hiện khoảng 1.000 chai dầu em bé tại nhà riêng của Diddy, dân tình tiếp tục sốc trước cách rapper tai tiếng sử dụng sản phẩm này trong các bữa tiệc thá.c loạ.n.

Ngô Cẩn Ngôn tái xuất màn ảnh sau khi lấy chồng

Phim châu á

23:33:04 17/10/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm đán.h dấu sự trở lại của Ngô Cẩn Ngôn trên màn ảnh nhỏ sau khi thông báo kết hôn với Hồng Nghiêu.

NSND Thanh Điền xó.t x.a cặp vợ chồng 2 lần chịu biến cố 'thập tử nhất sinh'

Tv show

23:20:37 17/10/2024
Câu chuyện 2 lần vượt qua biến cố sức khỏe của cô Mỹ An và chú Nguyễn Văn Mối trong chương trình Thuận vợ thuận chồng khiến NSND Thanh Điền ngưỡng mộ.

Ông trùm trong phim 'Độc đạo' chế.t thật hay giả?

Phim việt

23:18:47 17/10/2024
Trên các diễn đàn phim cũng đang có nhiều tranh cãi: Hồng và Hưng khẹc tạo ra một kế hoạch hoàn hảo để đưa Quân vào bẫy và các con bài tẩy của Quân dần lộ diện.

Giữa lúc Lisa bị ghẻ lạnh tại show nộ.i y, thái độ của "rapper mỏ hỗn" gây chú ý

Nhạc quốc tế

22:55:25 17/10/2024
Theo góc máy cận cảnh được ghi lại, Cardi B không giấu được sự thích thú, cô cười tươi và thậm chí ngạc nhiên vì pha vũ đạo đầy nón.g bỏn.g của Lisa cùng dàn vũ công.

Màn thay da đổi thịt gâ.y số.c nhất 2024

Phim âu mỹ

22:51:08 17/10/2024
The Substance là một siêu phẩm đẫm má.u về những áp lực vô hình chúng ta phải đối mặt ngoài xã hội, nơi bị ám ảnh bởi tuổ.i trẻ, sắc đẹp và sự ghi nhận.

Đề nghị táo bạo cho Sir Alex Ferguson sau khi bị MU loại bỏ

Sao thể thao

22:49:43 17/10/2024
Cựu ngôi sao của Man City và đội tuyển Anh Stuart Pearce đề xuất các cầu thủ hiện tại của Manchester United nên trả lương cho Sir Alex Ferguson sau khi CLB quyết định chấm dứt hợp đồng đại sứ béo bở của ông.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng bị nghi dao kéo vì quá gợi cảm, visual thăng hạng ngỡ ngàng sau 4 năm

Hậu trường phim

22:48:15 17/10/2024
Việt Hoa mới đây đã có phản hồi chính thức trên Facebook cá nhân. Cô khẳng định mình thỉnh thoảng đổi khác chỉ vì béo hơn, gầy hơn và già đi chứ chưa có nhu cầu phẫu thuật.

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiề.n vàng

Pháp luật

22:15:19 17/10/2024
Trước đó, vào ngày 14/7, Công an quận Ngô Quyền tiếp nhận đơn của chị N.T.D.T (SN 1988, cùng trú phường Gia Viên), trình báo về việc bị kẻ gian trộm cắp 343,8 triệu đồng và một số vàng trang sức trong két sắt của gia đình.