Bản đồ ẩm thực: Về Sóc Trăng nhớ tìm món bánh có từ thế kỷ 17
Nếu có dịp ghé thăm Sóc Trăng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ kính. Thế nhưng nơi đây còn có một món bánh mà theo tương truyền đã có mặt từ lâu đời.
Bánh pía Sóc Trăng nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.
Lần theo câu chuyện của người dân địa phương kể lại thì bánh pía là món bánh do người Trung Quốc di cư sang Việt Nam vào thể kỷ 17 mang theo. Theo cách đọc của người Triều Châu (Trung Quốc) thì pía là âm đọc từ bính, có nghĩa là bánh.
Theo thời gian, món bánh này được tinh chỉnh thành phần để phù hợp với khẩu vị người Việt. Nếu trước kia, bánh pía chỉ đơn giản là phần nhân làm bằng đậu xanh, mỡ heo; phần vỏ bằng bột mì thì hiện nay loại bánh này có đa dạng các loại nhân hơn. Có thể kể đến là nhân lòng đỏ trứng muối, sầu riêng, thịt heo xá xíu, hạt sen, trà xanh, bì, chà bông bò, khoai môn…
Tuy hiện nay, nhiều địa phương có sản xuất bánh pía nhưng với những người sành ăn thì bánh pía Sóc Trăng vẫn có vị đặc trưng riêng, thưởng thức qua rồi khó mà quên được. Tìm hiểu sâu về công đoạn chế biến mới thấy rằng vì sao khi nhắc tới bánh bía thì ai nấy cũng đều nghĩ đến Sóc Trăng.
Cụ thể, bột mì được người thợ nhồi cùng dung dịch bí truyền để tạo ra bột vỏ và bột ruột. Sau xử lý với các công đoạn đặc trưng như cán mỏng, gói kín, ấn dẹp thì tiếp tục đến phần nhân. Tùy nhân bánh mà người thợ xử lý có những cách xử lý khác nhau. Sau công đoạn bắt bánh để tạo hình, và định hình cỡ bánh thì người thợ làm bánh sẽ in mộc lên mặt bánh.
Công đoạn cuối cùng là nướng bánh cũng rất quan trọng ở phần nhiệt độ. Với những lần nướng, xâm lỗ mặt bánh, quét lớp lòng đỏ trứng và đặt tiếp vào lò để nướng thì cuối cùng cũng tạo ra thành phẩm là một chiếc bánh pía thơm ngon, hấp dẫn.
Được biết, vào mùa Trung thu, bánh pía sẽ được người dân Sóc Trăng dâng lên lễ cúng trăng. Đây là tục lệ có ý nghĩa thể hiện sự giao thoa văn hóa của những người anh em dân tộc cùng sống tại vùng đất được mệnh danh là xứ sở chùa vàng. Ngày nay, bánh pía là món bánh ngon không chỉ xuất hiện tại các tỉnh, thành trong cả nước mà nó còn được một số cơ sở sản xuất đem xuất khẩu sang nước ngoài.
Tự làm bánh pía đơn giản ngon như bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía với vị thơm đặc trưng của sầu riêng, các lớp vỏ thật mỏng chồng lên nhau thơm mịn. Đậu xanh, trứng muối hòa quyện, tạo nên một hương vị quyến rũ đặc trưng của người dân Nam Bộ.
Bánh Pía là loại bánh đặc sản của người dân Sóc Trăng. Một chiếc bánh pía ngon cần phải có các lớp vỏ thật mỏng xếp chồng lên nhau và bao bọc lấy phần nhân bánh. Nhân bánh là sự hòa quyện tuyệt vời của trứng muối, đậu xanh và sầu riêng.
Có thể bạn sẽ thấy để làm ra một chiếc bánh pía chuẩn Sóc Trăng thật vô cùng khó. Nhưng hôm nay, mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh pía Sóc Trăng đơn giản tại nhà nhé!
Nguyên liệu làm bánh pía Sóc Trăng (cho 12 cái)
1. Phần nguyên liệu làm bột nước
- 300 gram bột mì đa dụng, rây mịn
- 40 gram đường cát trắng
- 50 gram dầu ăn
- 50 gram mỡ nước (mỡ lợn)
- 120 ml nước sạch
- 2 gram baking powder (bột nở)
2. Phần nguyên liệu làm bột dầu
- 100 gram bột năng, rây mịn
Video đang HOT
- 100 gram bột mì đa dụng, rây mịn
- 35 gram dầu thực vật
- 35 gram mỡ nước (mỡ lợn)
3. Phần nguyên liệu làm nhân bán
- 250 gram đậu xanh, bỏ vỏ, ngâm mềm
- 180 - 200 gram đường cát trắng (có thể tăng giảm tùy sở thích)
- 60 ml dầu thực vật
-15 gram bột gạo nếp rang (có thể dùng bột bánh dẻo bán sẵn)
- 200 gram thịt sầu riêng, xay nhuyễn
-15 gram mạch nha
- 100 gram mỡ đường (mỡ phần đường, xem cách làm bên dưới)
- 12 lòng đỏ trứng muối
4. Trang trí bánh
- Phẩm màu thực phẩm màu đỏ
Cách làm bánh pía Sóc Trăng
1. Cách làm phần bột nước
Bước 1: Nhào bột
Cách 1: Trộn đều bột mì và bột nở vào một chiếc chậu nhỏ. Sau đó vun bột thành một cái núi nhỏ, khoét một lỗ ở giữa núi bột và cho đường cát trắng, nước sạch, dầu thực vật và mỡ nước vào đó. Dùng tay nhào đến khi các nguyên liệu tan ra tạo thành một hỗn hợp bột dẻo, quyện vào nhau.
Cách 2: Cho bột mì và bột nở vào bát của máy trộn đứng. Trộn đều 2 loại bột này với nhau rồi tạo một hình núi nhỏ, tạo một lỗ ở giữa rồi cho đường cát trắng, dầu thực vật và mỡ nước vào. Vun bột lại để che lấp các nguyên liệu trên. Gắn móc bẹt vào máy và nhào bột trong khoảng 5 phút đến khi được hỗn hợp bột dẻo, mịn, quyện vào nhau.
Bước 2: Để bột nghỉ khoảng 30 phút. Sau đó cân và chia bột thành 12 phần bằng nhau.
Lưu ý: - Có thể thay mỡ nước bằng dầu thực vật, nhưng nếu sử dụng tỉ lệ mỡ nước : dầu thực vật là 1:1 thì bánh sẽ thơm và xốp hơn. - Phần bột trộn xong sẽ tương đối ẩm, nhiều dầu nhưng không nhão.
2. Cách làm phần bột dầu
Bước 1: Cho bột mì, bột năng và bột nở vào bát của máy trộn và trộn đều lên. Tiếp tục cho đường cát trắng, mỡ nước, nước và dầu thực vật vào hỗn hợp bột khô vào trộn đều trong khoảng 5 phút đến khi hỗn hợp bột quyện đều vào nhau, dẻo và mịn.
Bước 2: Để bột nghỉ 30 phút. Sau đó cân và chia bột đều ra làm 12 phần.
Lưu ý: Phần bột này khá ẩm và hơi nhão.
3. Cách làm phần nhân bánh pía
Bước 1:
- Mỡ phần rửa sạch, cắt hạt lựu rồi đem luộc chín.
- Vớt mỡ ra để ráo rồi trộn với 2 thìa đường cát trắng. Để hỗn hợp mỡ đường ra chỗ gió cho mỡ trong lại
Bước 2: Lòng đỏ trứng muối xả sạch dưới vòi nước rồi đem ngâm với rươu trắng trong 15 phút. Sau đó lấy ra hấp chín.
Bước 3:
- Đậu xanh ngâm nước cho mềm (tốt nhất là bạn nên ngâm qua đêm). Sau đó cho vào nồi, đổ nước ngập trên mặt đậu 1 đốt ngón tay. Đun đến khi đậu chín mềm. Trong quá trình đun hớt bọt cho sạch.
- Cho đậu chín vào máy xay sinh tố và xay cho đậu nhuyễn mịn.
- Cho chảo chống dính lên bếp, để lửa to để chảo nóng đều. Sau đó chuyển sang lửa vừa, cho đậu xay nhuyễn vào chảo và xào với đường. Trong quá trình xào, cho dầu ăn vào hỗn hợp thành nhiều lần. Xào đến khi đậu trở nên trong, dẻo thì cho sầu riêng và mỡ đường vào xào cùng.
- Khi hỗn hợp đã trong, dẻo và không còn dính chảo nữa thì cho mạch nha vào và trộn đều. Để hỗn hợp nhân thật nguội rồi chia thành 12 phần bằng nhau.
- Lấy mỗi phần nhân bọc lấy 1 lòng đỏ trứng muối rồi vo tròn lại.
Lưu ý:
- Khi xào nhân bánh, bạn có thể gia giảm gia vị cho vừa khẩu vị.
- Nếu nhân bánh còn hơi nhão thì bạn cho thêm bột nếp rang vào và trộn đều. Đun thêm 1 chút cho nhân dẻo lại thì tắt tếp.
- Nên làm nhân hơi ướt 1 chút, khi vo viên bọc trứng muối tuy hơi khó nhưng bánh sẽ mềm hơn.
4. Cách cán và gói bánh pía
Bước 1: Đặt 1 viên bột nước ra một mặt phẳng sạch rồi cán mỏng. Đặt 1 viên bột dầu vào trong rồi bọc kín và vo tròn lại.
Bước 2: Cán viên bột trên thành một hình thoi dài, độ dày khoảng 0,3 cm rồi cuộn chặt lại theo chiều dọc.
Bước 3: Tiếp tục cán cuộn bột trên thành một hình tròn mỏng, độ lớn đủ để bọc lấy viên nhân bánh và thừa được ra một chút. Bạn phải cán sao cho phần giữa miếng bột thì dày, mép ngoài mỏng dần để dễ gói.
Bước 4: Đặt viên nhân bánh vào giữa miếng bột vỏ, gói lại cho kín nhân và dùng tay nắn nhẹ để được khối cầu đều. Bạn cần gói cho lớp vỏ bám sát viên nhân bánh, dính mép bột chặt tay để nhân không bị hở ra ngoài khi nướng bánh. Phần bột thừa ra bạn dùng tay túm chặt lại giống như túi gói quà.
Bước 5: Quay phần túm bột xuống dưới thành đế bánh. Đặt bánh đã nặn xong lên khay nướng có lót giấy nến chống dình. Dùng tay đè cho bánh hơi dẹt xuống, bề mặt bánh bằng phẳng.
Bước 1: Dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt bánh để mặt bánh phẳng ra.
Bước 2: Lấy 2 - 3 miếng bông tẩy trang đặt lên đĩa sạch.
Hòa tan 3 - 4 giọt màu thực phẩm màu đỏ với một chút nước rồi đổ lên miếng bông.
Bước 3: Ấn nhẹ miếng in hình lên mặt bông rồi in lên bánh.
Lưu ý: - Không nên thấm quá nhiều màu và không để mực quá ướt. Nếu không các lớp vỏ bánh sẽ dính vào nhau, không tách thành các lớp mỏng được.
- Sau khi thấm mực lên tấm in, bạn có thể in trước lên 1 tờ giấy trắng cho mực bớt ướt rồi mới in lên mặt bánh.
6. Cách nướng bánh pía
Bước 1: Bật sẵn lò nướng ở 220C. Cho khay bánh vào nướng trong vòng 5 - 7 phút đến khi vỏ bánh hơi đục và bắt đầu nở xốp.
Bước 2: Lấy bánh ra, dùng tăm xăm vài lỗ trên mặt bánh để thoát khí. Đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà với 1 chút nước rồi dùng chổi quét đều lên bánh. Cho khay bánh vào lò và nướng thêm 15 phút nữa đến khi bánh vàng đều là được
Lưu ý: Bạn chỉ nên quét trứng 1 lượt, không để chổi quá ướt sẽ làm tróc da bánh.
Tuy cách làm có nhiều bước nhưng không hề khó phải không nào.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh pía Sóc Trăng đơn giản tại nhà!
Đậm đà đặc sản bánh pía ở Sóc Trăng Bánh pía là một trong những đặc sản phổ biến của tỉnh Sóc Trăng, thuộc top món ăn, quà bánh nổi tiếng của Việt Nam. Những phong bánh pía từ lâu đã trở thành món quà không thể thiếu của nhiều du khách khi tới Sóc Trăng, hay các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Món bánh này vốn có nguồn gốc từ Trung...