Bản đồ ẩm thực: Về Ia Sol ăn bánh cuốn giá chỉ 1.000 đồng
Với những nguyên liệu đơn giản, dễ làm, quán bánh cuốn Ba Tho ở xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, Gia Lai dường như đã quen thuộc với người dân địa phương từ hơn mười năm qua.
Không bảng hiệu cụ thể, nhưng nhắc đến bánh cuốn giá 1.000 đồng, y như rằng người dân xã Ia Sol đều nghĩ đến quán bánh cuốn Ba Tho. Theo người dân địa phương, tên quán được đặt từ chính tên chủ quán.
Món bánh cuốn bao gồm các nguyên liệu cơ bản như bánh tráng, xà lách, rau thơm, susu xào và thịt mỡ, được gói gọn trong chiếc bánh phảng phất hương gạo thơm.
Chủ quán chia sẻ, quán chỉ mở cửa từ 14:00 đến 18:00, nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống cho bà con địa phương và các vùng lân cận có sở thích ăn bánh cuốn theo kiểu bình dân, đơn giản. Gắn bó với nghề hơn 15 năm qua, cô Ba Tho, chủ quán (người gốc Bình Định), cho biết bản thân từng đi buôn, đi bán nhiều nơi và cuối cùng chọn Gia Lai để thể hiện niềm đam mê ẩm thực.
Chủ quán bộc bạch, để bánh cuốn trọn vẹn vị ngon, nguyên liệu đầu vào phải tươi, ngon. Mỗi ngày, cô đều ra chợ, lựa chọn kỹ lưỡng những bó rau tươi, thịt mỡ… và bắt đầu công việc chế biến vào buổi trưa.
Khách ăn đến đâu, cô mới cuốn đến đó. Ảnh: Trần Đào
Quán ăn hầu hết phục vụ cho khách đến mua mang về. Vì chỉ có một mình lo liệu nên mỗi ngày, chủ quán bánh cuốn Ba Tho chỉ cuốn khoảng 200 cái. Bánh cuốn không lớn, vì thế trẻ em có thể ăn khoảng 2-3 cái. Điều đặc biệt ở đây là khách ăn tới đâu, chủ quán cuốn tới đó để tránh bánh bị mềm. Để tránh đợi lâu, thực khách có thể gọi nhiều cuốn cùng lúc.
Căn nhà nhỏ vừa là nơi ở vừa là quán ăn luôn có khách ra vào. Chủ quán cho biết thêm, nhiều khi khách đến một lượt, cô không kịp làm, khách tự lo, tự lấy món ăn. Quán bánh cuốn Ba Tho còn có thêm món bún chan nước lèo với giá bán từ 3.000 – 8.000 đồng/tô tùy phần ăn lớn hay nhỏ. Ngoài ra, cô còn kinh doanh thêm kem chuối, bánh ít tự làm.
Anh Kpă H’Mật, ngụ thôn Plei Amil, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện chia sẻ, anh là khách ruột của quán cô Ba Tho mấy năm trở lại đây. Thường sau đi nương về, anh hay ghé mua bánh cuốn và bún cho cháu ở nhà. Món này chủ yếu ăn lót dạ trước cơm tối và bánh cuốn đã vừa ăn nên không cần thêm nước chấm.
Chái bếp nhỏ, quen thuộc với người dân địa phương khi nhắc đến quán bánh cuốn Ba Tho. Ảnh: Trần Đào
Lần đầu ghé quán trong chuyến du lịch Gia Lai, Thu Hương (một bạn trẻ tại TPHCM) hớn hở “Nhờ người dân địa phương giới thiệu, mình mới biết đến quán cô Ba Tho. Bánh cuốn rất thích hợp cho những ai ưa ăn rau. Mình đến đây vào đúng ngày mưa, ngồi nhâm nhi chiếc bánh cuốn, nhìn vào chái bếp với nồi nước lèo còn sôi nhẹ, mộc mạc lại thấy nhớ quê nhà”.
4 món bánh thơm ngon, dân dã thích hợp thưởng thức vào bữa sáng
Thay thì ra hàng để mua, ngay tại nhà chị em cũng có thể làm những món bánh dân dã để thưởng thức vào bữa sáng.Thơm ngon nhé,
BÁNH GIẦY GIÒ
Nguyên liệu:
Video đang HOT
- 200g bột gạo nếp (cho 6-8 cặp)
- 20g bột gạo tẻ; 200g sữa tươi không đường; 1 chút xíu muối; 200g giò lụa, hoặc chả
- Lá chuối tươi
Cách làm:
Lá chuối rửa sạch cắt thành miếng vuông 88 cm rồi phết chút dầu chống dính lên lá. Giò, chả cắt thành những lát mỏng. Cho bột nếp và bột tẻ, muối vào tô rồi trộn đều. Đổ sữa vào hỗn hợp bột rồi trộn thành khối mịn, khi bột không dính tay là được.
Chia bột thành 12 hoặc 16 phần bằng nhau, vo tròn và sau đó ấn cho viên bột dẹt ra và đặt bột lên lá chuối.
Bật bếp nồi hấp cho nước trong nồi sôi rồi xếp bánh vào và hấp khoảng 8 phút là bánh đã chín. Sau khi bánh đã chín, lấy bánh ra để nguội bớt rồi kẹp giò, chả vào là chúng ta đã hoàn thành rồi. Món bánh giầy giò thích hợp để ăn vào bữa sáng.
Xem thêm cách làm bánh giầy giò tại video dưới đây:
BÁNH CUỐN
Nguyên liệu:
- 150gr bột gạo;
100 gr bột năn;
850 ml nước;
3 muỗng canh dầu ăn;
1 muỗng cafe muối;
300g thịt bă;
3 miếng mộc nhĩ lớn;
1 quả chan;
1 nhánh tỏi;
1 quả ớt
- Nước lọc
- Hạt tiêu, muối, hạt nêm, mắm
Cách làm
Ướp thịt với hành khô, 3 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm cho vừa. Mộc nhĩ ngâm với nước ấm trong khoảng 5-10 phút cho nở, sau đó rửa sạch, bỏ cuống rồi băm nhỏ.
Sau đó phi hành cho đến khi có mùi thơm rồi cho thịt và mộc nhĩ vào xào cùng. Nêm lại gia vị một lần nữa để thịt được săn và đậm đà. Rồi tắt bếp và để thịt ra ngoài cho nguội.
Pha bột làm bánh cuốn theo công thức được ghi trên bao bì của bột bánh cuốn. Tuy nhiên, bạn có thể tự điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Dùng một cái chảo không dính để tráng bánh. Bạn có thể dùng giấy ăn để thấm một chút dầu, sau đó tráng quanh chảo để lúc tráng được dễ hơn.
Để một thìa canh bột vào chảo rồi lắc đều quanh chảo, sau đó đậy vung trong 15 giây để bột chín. Các bạn tráng bột càng mỏng thì bánh càng ngon. Cho nhân vào giữa bánh rồi cuốn lại.
Pha nước chấm bạn pha theo công thức: 1 thìa giấm gạo, 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 6-7 thìa nước.
BÁNH GIÒ
Nguyên liệu:
- 50g mộc nhĩ cắt nhỏ
- 500g thịt lợn (hoặc thịt gà) băm nhỏ
- 1 muỗng dầu thực vật
- 14 miếng lá chuối 2525 cm (1010 inch); 1 thìa nước mắm; 1 chén bột gạo trắng; 2 chén bột năng/ bột bắp; 6 chén nước xương (để nguội)
Cách làm:
Băm nhỏ mộc nhĩ. Sau đó trong một chảo lớn, cho thịt vào và đảo liên tục cho đến khi thịt chín. Tiếp đó cho thêm mộc nhĩ vừa băm vào, đảo đều rồi để nguội. Ở bước này các bạn nhớ nêm nếm đầy đủ gia vị cho ngon và thơm nhé.
Trong một chiếc chảo chống dính khác, cho bột gạo, bột bắp và nước xương vào, quấy đều cho đến khi nhận được hỗn hợp bột đặc, dẻo và quánh.
Chuẩn bị lá: Các bạn hãy đun một nồi nước sôi rồi thả lá chuối vào để luộc. Công đoạn này giúp lá chuối mềm hơn, lúc gói bánh sẽ không bị gãy.
Nếu lá chuối già thì các bạn luộc lâu hơn một chút nhé .
Gấp lá chuối 2 lần thành miếng tam giác, mở ra thành cái phễu. Cầm trong lòng bàn tay trái, góc gấp thừa ra để gần ngón cái. Múc 1 muỗng bột vào, trét ra 1 bên thành phễu tạo lỗ ở giữa. Cho vào 2-3 muỗng nhân, thêm 2 muỗng bột lên trên, trét đều che nhân lại. Gấp cạnh ở ngón tay cái vào trước, rồi gấp 2 bên. Cuối cùng gấp phần còn lại và nhét vào 2 mí gấp trước. Cẩn thận hơn các bạn hãy dùng dây nilon buộc bánh lại nhé.
Bước cuối cùng sẽ cho bánh vào nồi, để lửa nhỏ và hấp bánh trong 20 phút nhé.
BÁNH CUỐN HẤP NHÂN TÔM
Nguyên liệu:
- 70 gr bột gạo
- 25 gr bột bắp
- 2 nhánh hành lá thái nhỏ; 1 muỗng canh dầu; 1/2 muỗng cà phê muối; 260 ml nước lạnh; 300 gr tôm tươi luộc chín
- Pha nước tương (xì dầu): 2 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê dấm; 2 muỗng canh nước lạnh; muỗng cà phê dầu mè quậy đều cho tan đường.
Cách làm:
Cho bột gạo và bột bắp vào tô hoà tan, để 2 tiếng cho bột lắng xuống, chắt bỏ phần nước trong. Sau đó, đổ vào một lượng nước tương ứng với lượng nước đã đổ đi. Bây giờ bạn cho muối, dầu và hành lá vào hòa chung.
Bắc xửng lên bếp, đun sôi nước sau đó cho dĩa có đáy bằng hay khuôn lên xửng, đậy nắp lại.
Hấp 2 phút cho khuôn hay dĩa nóng, thoa chút dầu vào khuôn.
Múc 1 muỗng bột đổ vào khuôn tráng đều, nếu bạn thích bánh cuốn có vỏ mỏng thì chỉ tráng một lớp bột mỏng thôi. Đậy nắp lại, hấp vài phút là bánh chín.
Lấy khuôn/ dĩa bánh ra, xếp tôm vào chờ bánh hơi nguội thì cuốn bánh lại.
Cứ tiếp tục làm như thế cho hết phần bột còn lại.
Trình bày: Cho bánh cuốn hấp nhân tôm ra dĩa kèm với chén nước chấm xì dầu. Bánh này ăn nóng rất ngon. Nếu bạn thích ăn cay thì dùng tương ớt hoặc ớt trái thái lát.
4 sản phẩm của Nam Định lọt Top 100 món ăn, quà tặng đặc sản Việt Nam Trong số rất nhiều sản phẩm người dân Nam Định làm ra, có 4 sản phẩm gồm nem nắm, nước mắm, bánh cuốn, gạo tám xoan vừa lọt Top những món ăn, quà tặng đặc sản danh giá. Ngày 26/8, thông tin tới Đại Đoàn Kết Online, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng xác nhận UBND tỉnh...