Bản đồ ẩm thực: Mát lòng ba món ăn từ cá ồ ở xứ Nẫu
Là vùng đất có những bãi biển hoang sơ, hải sản đa dạng, Phú Yên còn để lại ấn tượng trong lòng những thực khách sành ăn bởi món cá ồ bình dị, thanh mát.
Cá ồ thuộc họ cá ngừ, kích thước cỡ cổ tay hoặc con lớn hơn thì bằng bắp tay người. Do có giá bán thấp (một con cá ồ tươi ở chợ chỉ khoảng 10.000 đồng) nên nhiều quán ăn ở Phú Yên, nhất là khu vực bở kè thành phố Tuy Hòa, dùng nó để chế biến thành một số món ăn.
Theo đó, cá ồ thường được chế biến thành ba món ăn phổ biến là cá ồ nướng, cá ồ nấu mẳn và cá ồ kho dưa đẹt. Một chiều ngồi ở quán bờ kè cùng nhóm người gọi món cá ồ nấu mẳn. Lát sau, chủ quán bưng ra tô cá nghi ngút khói, ngửi thấy mùi thơm nên ai cũng gắp vội chén bún rồi “tát” tô nước cá ồ vào chén, hì hục mà thổi húp.
Nhìn lại tô nước cá ồ nấu mẳn “tát” đã khô, hỏi thì chủ quán “dạ thưa” một hồi rồi nói: Cá ồ nấu mẳn là mua cá ồ chớp nháy (cá ồ tươi, khi ghe đánh bắt cập bờ mắt còn trong, long lanh). Bắc nồi nước lên bếp, xắt miếng cá ồ còn chảy máu, gắp “thả liệng, thả liệng” vô nồi nước sôi. Đứng canh vớt bọt và hạ nhỏ lửa, nấu thêm 10 phút nữa thì nêm gia vị cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Ai thích ăn cay thì dầm thêm trái ớt xanh.
Video đang HOT
Ngồi cùng nhóm thưởng thức cá ồ nấu mẳn, chị Huỳnh Thị Út (người ở thị xã Đông Hòa, Phú Yên, nơi có nhiều chợ bán cá ồ) cho hay ngoài món này thì người dân ở đây rất thích món cá ồ kho dưa đẹt. Dưa đẹt là loại dưa hấu nhưng trái chỉ to bằng cổ tay. Để phù hợp cho món ăn nên chọn dưa già, trong ruột màu đỏ, để nguyên vỏ xắt kho với cá ồ. Sau khi ướp đầy đủ gia vị, hành tiêu, ớt tỏi với ít thịt ba chỉ (nếu không có thịt thì chớ chút dầu) kho cho thấm lửa, ăn cơm mùi thơm cứ “níu” mãi trên đầu lưỡi.
“Tôi có chị gái ở phường Hòa Hiệp Bắc (thị xã Đông Hòa), hai chị em rất thích món cá ồ kho dưa đẹt. Đối với cá ồ thì có thường xuyên, tuy nhiên, dưa đẹt hiếm có vì nông dân trồng theo mùa. Chị gái tôi đi chợ thấy người ta bán cá ồ, dưa đẹt mua đem về. Có bữa tôi đi làm về thấy bì cá ồ, dưa đẹt treo trên cửa cái. Mình ăn truyền miệng qua cho con, bây giờ cả nhà đều hảo món cá ồ kho với dưa đẹt”, chị Út chia sẻ.
Từ tháng Tư đến tháng Chín, mùa nắng đổ lửa tràn về vùng biển Phú Yên, ngư dân đi đánh bắt cá ồ.
Tham gia câu chuyện với món cá ồ nướng, anh Hoàng Nhân, nhà gần bờ kè, kể hồi còn ở Phú Yên, anh Năm (một người bạn mà giờ đang sống ở Khánh Hòa) ăn cá ồ mòn răng. Anh nói, cá ồ không ăn thì thôi, khi ăn thì ăn cho đã chớ ăn nửa chừng “tức rực” cái miệng. Bây giờ chỗ anh ở khó tìm ra món cá ồ nướng.
Theo đó, cá ồ trước khi đem nướng thì sơ chế qua, ướp hành tiêu, ớt tỏi rồi nhét vô bụng củ hành lá (hành tươi có củ có lá). Rồi nướng cá ồ qua hai công đoạn, lúc đầu quấn giấy bạc để giữ nước trong con cá cho ngọt, gọi là cá ồ trùm mềm. Khi chín tháo giấy bạc ra nướng trên lửa than gọi là cá ồ nằm lửa… thơm lừng.
Khi thưởng thức, phải ăn hăng say vì để nguội thì thịt cũng mất đi mùi thơm. Cách ăn cá ồ nướng đúng điệu là bẻ bánh tráng làm bốn, nhúng nước, lấy từng miếng trải ra lòng bàn tay, gắp rau, giá, dừa nạo, cà dĩa rải đều rồi gắp ít thịt cá ồ nướng xếp chồng lên cuốn lại. Khi chấm mắm ruột ăn đầy đủ hương thơm, nuốt đến đâu ngon đến đó. Vậy nên, có dịp về thăm Phú Yên, ghé qua khu bờ kè thành phố Tuy Hòa thì mọi người chớ nên bỏ qua cá ồ chế biến thành ba món như trên.
Bản đồ ẩm thực: Chả mực Hạ Long, đậm đà hương vị vùng biển vịnh Bắc bộ
Tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có một món ăn mà hầu như khách du lịch nào ghé thăm cũng đều được giới thiệu. Đó chính là chả mực, một món ăn thơm giòn, phảng phất hương vị của biển cả.
Theo đó, chả mực Hạ Long có nhiều sự khác biệt so với chả mực của một số địa phương ven biển. Đầu tiên, mực để làm chả nhất định phải là mực mai sinh sống trong vùng biển Hạ Long. Loài mực này có kích thước to (khoảng 1,5-2kg/con), thịt dày, giòn giòn và hương thơm đặc trưng khó lẫn. Đặc biệt, chỉ ở loài mực này khi làm chả mới có độ kết dính cao, nếu dùng mực khác, miếng chả mực dễ bị bở.
Tiếp đến, công đoạn giã mực cũng phải thực hiện thủ công, đó là dùng tay giã từng miếng mực trong cối đá lớn. Rồi trong khi giã thịt cũng không được quá nhuyễn, sao cho thịt còn giữ được độ kết dính, phần thịt nào giã ít sẽ tạo độ giòn cho miếng chả. Còn phần vây mực cắt ngắn, giã nhuyễn cùng thịt mực chứ không bỏ đi.
Đây là công đoạn quan trọng quyết định đến độ ngon của miếng chả. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, thịt mực từ nguyên miếng bắt đầu tơi sợi rồi kẹo sệt lại và tạo thành một hỗn hợp thịt. Không phải quá khi yếu tố tay nghề lâu năm sẽ quyết định ai làm tốt công đoạn này hơn.
Sau đó, thịt mực sẽ đem ướp với một số gia vị riêng tùy thuộc vào các cơ sở sản xuất định lượng rồi nắn thành miếng, chiên trong chảo ngập dầu. Cứ thế, từng miếng chả mực trở nên căng phồng, vàng ươm khiến thực khách đứng quan sát không ngừng trầm trồ.
Đối với người dân Hạ Long, chả mực thường dùng kèm với bánh cuốn hoặc xôi nếp. Ví von cho vui như là bánh cuốn Hà Nội không thể thiếu chả quế hay bánh cuốn Sài Gòn nhất định phải có vài miếng chả lụa. Còn xôi ăn kèm chả mực phải được đồ từ nếp ngỗng với hạt nếp mềm dẻo, to tròn, gắp đũa rồi cứ muốn gắp mãi. Với những người thích sự gọn nhẹ hơn thì chỉ cần chiên giòn chả mực, chấm cùng tương ớt, ít dưa leo, sau sống ăn kèm.
Tuy ngày nay, chả mực đã được công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất chả mực Hạ Long còn đem chúng bán trên các trang thương mại điện tử phục vụ cho bà con cả nước. Thế nhưng, chỉ có thưởng thức tại Hạ Long, dùng kèm với bánh cuốn và xôi nơi đây thì mọi người mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị của biển cả nơi đây.
Bản đồ ẩm thực: Thịt cừu Ninh Thuận, nét Tây phương giữa vùng đất biển Từ là loại động vật nước ngoài du nhập vào Việt Nam, cừu được chăn nuôi nhiều ở một số vùng của Ninh Thuận. Và rồi, thịt của chúng dần trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Sườn cừu là phần thịt có giá trị cao, thường được ứng dụng trong các món ăn mang phong...