Bản đồ ẩm thực: Ghé thành Nam nhớ thưởng thức món bún riêu ‘nâng cấp’
Trong bản đồ ẩm thực Việt Nam, bún riêu cua là món quen thuộc, gắn liền với hương vị đồng quê. Chỉ cần nhắc tới là người ta có thể tưởng tượng ra vị chua chua, thanh thanh, thơm thơm mùi gạch của riêu.
Nhưng nếu lúc nào đó bạn muốn đổi vị với một phiên bản bún riêu rất khác thì hãy về Nam Định cùng tôi, thưởng thức bún sung – món ăn chỉ có ở thành Nam.
Bún sung nghe có vẻ lạ tai nhưng lại là món ăn quen thuộc. Tên gọi xuất phát từ loại nguyên liệu ăn kèm là quả sung được muối chua. Sung muối xắt lát vốn không thể thiếu trong ốc luộc ở miền Bắc, hoặc giữa ngày nắng nóng, thêm ít thịt luộc thì còn gì đưa cơm bằng. Khi thử dùng chung với bún, người ta mới khám phá ra một hương vị rất lạ miệng.
Chọn những quả sung nếp, tức là sung còn xanh, đang độ ngon giòn nhất, không quá non và cũng không quá già. Muối xong, sung bắt đầu chua thì có thể lấy ra dùng. Sung muối hơi ngả vàng, không bị thâm, có vị chua nhè nhẹ, cay cay, hơi chát. Có người chỉ dùng mỗi sung, có người trộn thêm ít khế chua cho thêm phần đa dạng.
Đây thực ra là sự kết hợp giữa bún riêu và sung muối, lâu dần biến tấu thành món ăn đặc trưng của thành Nam. Từ bún riêu cua nguyên bản, có người cho tóp mỡ chiên giòn để tô bún thêm phần đầy đặn. Sau đó, thêm ít sung muối ăn kèm đổi vị. Ban đầu người ta còn gọi đây là bún riêu, bún tóp mỡ, dần dần chốt lại ở cái tên “bún sung” bởi sự khác biệt và độc đáo của nó.
Bắt nguồn từ bún riêu nên bún sung vẫn giữ lại hương vị thơm ngon, chua dịu, dễ ăn của món bún nguyên bản. Toàn bộ đều dùng cua đồng cùng nước hầm xương thanh ngọt. Sung muối đã được cắt lát mỏng, khi ăn thực khách có thể bỏ trực tiếp vào tô bún. Nếu thích đậm vị hơn thì tự trộn sung với ớt, dấm, đường, muối tùy thích.
Khi ăn, cô chủ sẽ múc một tô bún đầy ụ, nóng hổi, sóng sánh ánh vàng của riêu và sắc đỏ cà chua, thêm chút tóp mỡ đã được rim qua mắm vừa giòn vừa đậm đà kết hợp cùng miếng sung chua giòn, hơi chát nhẹ giúp cân bằng độ béo. Sau này thức ăn kèm còn có thêm mọc, chả cá, cá chiên để chiều lòng thực khách.
Ngoài hương vị dân dã và khác biệt, bún sung có giá bán rất bình dân, chỉ 10.000 đồng/tô. Nếu gọi thêm mọc, cá chiên, chả cá… các loại thì mới tính thêm tiền. Bún sung bán trong chợ Diên Hồng, có thể đi vào từ số 7 Hàng Cấp hoặc từ 216 Quang Trung. Ở đây có 2 quán gần nhau: quán cô Hiền bán trong nhà, trên bậc vỉa hè cao hơn; quán còn lại phía đối diện, nằm thấp hơn, ngay dưới những tấm bạt che giữa chợ.
Vì nằm trong chợ nên hơi bất tiện về đường đi nhưng các quán vẫn rất đông khách, nhất là buổi sáng giờ đi làm hoặc ngày cuối tuần. Bún sung bán từ 6:00 đến 19:00 nên bạn có thể đến lúc nào cũng được.
Tô bún sung chợ Diên Hồng đầy hấp dẫn này đã lớn lên cùng nhiều người Nam Định. Nếu có dịp ghé nơi đây, bạn hãy thử thưởng thức món ăn bình dân mà độc đáo này.
2 món bún giải ngán ngày Tết: Ăn đến đâu tỉnh người ra đến đấy!
Hôm nay tới ngày mùng 3 Tết hẳn nhiều người cũng ngán bánh chưng, thịt gà lắm rồi! Nấu nồi bún giải ngán ngay thôi!
"Mình nhớ những ngày Tết xưa, cứ độ mồng ba là chị em mình thèm bát bún ốc, bún riêu cua lắm. Nhưng thời đó đâu có mấy hàng quán bán Tết như bây giờ. Sau này, mẹ mình thường đi chợ mua sẵn ít cua ốc về sơ chế, để sẵn trong tủ lạnh. Sáng mồng ba, mồng bốn, mẹ bắt đầu nấu cho cả nhà ăn. Bát bún chua dịu đánh bay hết những dư vị thịt thà ngày Tết, ăn đến đâu thấy tỉnh người ra đến đấy. Những món nước chua dịu vẫn luôn dễ ăn hơn cả."
Trên đây là những dòng chia sẻ đến từ thành viên Nguyễn Quỳnh Hoa trong nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen Family) khi tham gia thử thách Đón Tết Biết Đủ của nhóm. Chuyên mục Ăn ngon xin được phép chia sẻ lại cách nấu 2 món bún giải ngán ngày Tết của chị Hoa để chị em có thêm những lựa chọn cho gia đình mình nhé!
Cách nấu bún riêu kiểu Hà Nội
1. Món bún riêu
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu bún riêu:
- 500g cua đồng/ rạm biển/ còng gió/ cua xanh...
- 4 quả cà chua, 10 quả cà chua bi
- 1 quả dọc xanh (hoặc sử dụng me xanh, tai chua, khế xanh... tạo chua)
Video đang HOT
- 120ml giấm bỗng
- 3 củ hành khô
- 4 bìa đậu mơ
- 1kg bún tươi
- Mắm tôm, gia vị (bột canh), muối, mì chính...
- Hành lá, rau muống chẻ, rau thơm, rau diếp xoăn, bắp chuối, giá đỗ, chanh, ớt...
- 2 thìa cơm ớt bột
- Dầu màu điều
- Chanh, ớt.
Cách nấu bún riêu
Cua mua về cho vào chậu nước lạnh, bỏ một ít muối, dùng đũa khuấy hết đất cát rồi rửa sạch. Xé bỏ mai, yếm, đem giã hoặc xay cùng 1/2 thìa cà phê muối. Sau đó, cho nước lạnh vào lọc lấy nước. Dùng tay bóp kỹ phần cua đọng lại trong rây để thịt cua được lọc hết. Hòa phần cua đọng lại này với 1 bát con nước, lọc thêm 2 lần nữa rồi bỏ phần xác cua đi, để lấy được nước cua ngon.
- Dùng tăm gảy lấy gạch vàng ở mai cua để riêng.
- Cà chua to rửa sạch, bổ múi cau, gạt bỏ hạt. 3 củ khô bóc vỏ, thái nhỏ.
- Sau khi đã lọc cua xong, bắc nồi nước lọc cua lên bếp, để lửa to, khuấy đều để gạch cua không bám ở đáy nồi. Khi nồi riêu cua bắt đầu sôi lăn tăn, không khuấy nữa, hạ lửa xuống mức lửa nhỏ. Nước sôi cua sẽ đông lại và kết thành miếng, lúc này gạch cua vẫn tiếp tục nổi, dùng muôi thủng gạt gạch cua lại một góc, múc phần gạch cua này ra bát riêng.
- Bắc chảo lên bếp, cho 1/2 thìa cơm dầu ăn vào làm nóng rồi cho hành khô vào phi thơm. Tiếp đến là cho cà chua bổ múi cau vào đảo qua, tiếp tục đổ gạch riêu cua đã vớt ra vào, thêm vào 1/2 thìa cà phê bột canh (gia vị) hoặc muối. Đảo đều rồi cuối cùng cho phần gạch vàng ở mai vào để phần riêu lên màu vàng đẹp. Trút tất cả vào nồi riêu cua.
- Quả dọc nướng chín, bóc bỏ vỏ bỏ vào nồi nước dùng cùng cà chua bi. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, có thể nêm nhạt nếu ăn mắm tôm. Nếu dùng me, sấu, tai chua thì rửa qua, cho vào nồi nước cua cho chín mềm, rồi vớt ra dầm nhuyễn, lọc bỏ hạt.
- Giấm bỗng lọc qua rây lấy bỗng trong, khi chuẩn bị ăn sẽ nêm vào để giấm bỗng không bị bay hơi, giữ được mùi thơm đặc trưng.
- Bắc chảo, cho dầu màu điều vào, phi thơm 1 phần hành khô, cho ớt bột vào chưng thơm.
- Rau sống rửa sạch, vớt ra để ráo, thái nhỏ.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, phần đầu hành chẻ sợi.
- Đậu phụ thấm khô, thái quân cờ, rán vàng, thả vào nồi riêu hoặc để ngoài khi ăn cho vào sau.
- Bún chần nóng, xếp ra bát, thêm đậu phụ, múc gạch cua, ít cà chua bi cho đẹp mắt, thêm hành chẻ lên trên rồi chan nước riêu cua vào, sau đó rắc hành lá thái nhỏ vào, thêm ớt chưng và thưởng thức.
~~~~~~~~~~
Cách nấu bún quậy Kiến Xây
2. Bún quậy Kiến Xây
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu bún quậy Kiến Xây:
- 300g tôm tươi (tôm sú, tôm càng xanh)
- 300g chả cá thác lác (ở Nhật mình dùng cá basa đông lạnh)
- 300g mực ống
- 500g xương cục/ xương hom hoặc tận dụng nước dùng gà (chân, cổ, cánh) ngày Tết. Mình dùng luôn nước dùng dashi.
- 5 củ hành tím, 1 củ tỏi, 3 củ sả, 1 củ hành tây
- 50g hành lá, 50g mùi/ ngò rí
- Ớt hiểm, quất (tắc)
- Mắm, muối, đường, hạt tiêu, bột nêm, bột ngọt.
Cách nấu bún quậy Kiến Xây
- Chọn mua tôm có độ bóng, thân hơi cong và đầu còn dính chặt, không bị chảy nhớt. Với mực ống dùng tay ấn vào phần thịt nếu sau khi bỏ tay ra mà con mực trở về trạng thái ban đầu là mực tươi. Và chú ý phần mắt sáng, trong là những con tươi ngon nên mua.
- 2 củ hành tím, 1 củ tỏi, 3 củ sả băm nhuyễn để riêng. Phần hành, tỏi chia làm 3 phần.
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ và đầu, bỏ phần chỉ đen ở lưng, thấm thật khô. Cho phần thịt tôm vào máy xay nhuyễn, cho ra tô ướp với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt hoặc đường, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu và 1 phần hành tỏi băm nhỏ. Ướp 20 phút.
- Chả cá thác lác nếu mua sẵn về cũng ướp với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 phần hành tỏi băm nhỏ. Ướp 20 phút. Nếu không có chả cá thác lác, các bạn có thể dùng chả cá basa.
- Mực làm sạch sau đó rửa qua nước chanh và muối để khử tanh. Nếu mực lớn thì cắt khúc còn nhỏ thì để nguyên con, cho vào rổ cho ráo.
- Xương cục rửa cùng nước muối pha loãng, sau đó luộc qua rồi rửa sạch lại và để ráo. Các bạn có thể tận dụng chân, cổ, cánh gà để ninh nước dùng hoặc dùng luôn 2 lít nước luộc gà.
- Hành lá, mùi/ ngò rí rửa sạch, thái nhỏ.
- Quất/tắc rửa sạch, cắt đôi vắt lấy nước cốt. Ớt rửa sạch, băm nhỏ hoặc thái lát. Cho vào chén 1,5 thìa canh nước cốt quất/ tắc, thìa canh muối, 3 thìa canh đường và 2 thìa cà phê hạt tiêu. Khuấy đều đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn thì thêm chỗ ớt băm nhỏ vào. Pha thêm một chén nước mắm cốt với đường và ớt cắt lát.
- Phần sả và hành tỏi còn lại phi thơm, cho phần vỏ và đầu tôm vào đảo cho dậy mùi thơm thì tắt bếp.
- Bắc nồi to, cho xương cục/ xương hom vào cùng 3 lít nước. Đợi nước sôi thì cho phần vỏ tôm đã rang thơm vào. Sau đó nêm gia vị gồm 1 thìa cơm muối, 3 cục đường phèn, 2 thìa cà phê bột nêm cho vừa miệng. Khi nước sôi lại, cho phần mực vào chần khoảng 5 phút rồi vớt ra, ngâm nước đá lạnh cho trắng giòn. Nướng thơm 3 củ hành tím và 1 củ hành tây, cạo vỏ rửa sạch, thả vào nước dùng ninh thêm trong 1 tiếng thì vớt bỏ vỏ tôm, sả và hành tây. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
- Chuẩn bị tô, dùng thìa cơm quét một lớp mỏng chả cá và chả tôm vào xung quanh thành tô, cùng ít hành lá và ngò rí thái nhỏ.
Nhanh tay đổ nước dùng đang sôi vào đủ ngập quanh miếng chả rồi lấy đĩa đậy tô lại đợi chín.
- Bún tươi chần nóng, cho bún và mực vào bát có chả cá và chả tôm đã chín, múc thêm nước dùng nóng vào đầy bát rồi dùng đũa khuấy nhẹ để chả cá và tôm dưới đáy nổi lên. Dùng đũa cuốn bún thành nhiều vòng, rưới nước mắm lên trên. Rắc ít hạt tiêu, chanh, ớt thưởng thức nóng.
Khi ăn chấm chả cá và mực vào nước chấm quất chua ngọt.
Những quán bún ngon nổi tiếng ở Sài Gòn Những quán bún ngon như: Bún vịt ở đường Lê Văn Sỹ, bún riêu bên hông chợ Bến Thành, bún mọc ở góc đường Trương Định là những quán ruột của thực khách sành ăn Sài Thành. Những quán bún ngon nổi tiếng ở Sài Gòn Bún vịt có thâm niên 60 năm, muốn ăn phải đợi: Với thực khách sành ăn Sài...